Xem mẫu

Chạy theo giải thưởng? Huy chương vàng Hasselblad Austrian Super Circuit - Áo Tôi đọc một số bài báo viết về nhiếp ảnh nghệ thuật VN, thấy các tác giả lặp đi lặp lại câu có tính phê phán: "một số người thường chỉ lo chạy theo giải thưởng". Tôi rất ngạc nhiên với nhận xét thiếu chính xác này nên xin được trình bày lại cho rõ. Chuyện thi cử: Xưa nay chuyện thi cử là chuyện phổ biến như cơm bữa, chuyện của muôn nơi, muôn ngành nghề khác nhau. Các cuộc thi được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Tôi thấy chẳng ai phàn nàn chuyện thi cử, tranh tài. Nếu không muốn nói là người ta luôn theo dõi, cổ vũ đầy phấn khích và hào hứng đối với các cuộc tranh tài về sắc đẹp (thi hoa hậu), về sức mạnh (thi một số môn thể thao), về trí tuệ (Đấu trường 100. Đường lên đỉnh Olympia…), về năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật (Robocom), về tài năng văn học, nghệ thuật (thi thơ, thi truyện, thi tranh, tượng, nhạc, ảnh…)… Xã hội càng phát triển, giao lưu càng rộng lớn, dân trí càng cao, các cuộc thi càng nhiều. Đó là một biểu hiện của xã hội phát triển. Đặc biệt khi các cuộc thi càng lúc càng mở rộng phạm vi, quy mô, tính chất thì giá trị, ý nghĩa của nó càng được khẳng định, tác động xã hội cũng càng lớn hơn. Trước đây chúng ta chỉ tổ chức một số cuộc thi trong phạm vi địa phương, quốc gia, nay có thể tổ chức cuộc thi mang tầm quốc tế. Trước đây chúng ta chưa có điều kiện ra với thế giới thì nay nhiều người đã vươn ra thế giới để thi thố tài năng trên nhiều lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, thể thao… Dù trong hay ngoài nước, khi đã có cuộc thi thì có người dự thi, đã có dự thi thì tất có giải thưởng, giành được giải thưởng cũng không đơn giản, dễ dàng như ai đó tưởng tượng. Ngành TDTT phải nêu ra chỉ tiêu huy chương và mức thưởng để vận động viên phấn đấu giành giải mỗi lần ra đấu trường quốc tế. Sao không thấy nhà báo nào nói "chạy theo giải thưởng" ? Nhiếp ảnh VN cũng đã vươn xa thi tài với năm châu bốn bể và kết quả mang về không phải là ít. Tôi không muốn nêu con số cụ thể bao nhiêu huy chương vì sợ ai đó bị “dị ứng”. Chỉ xin hỏi rằng giới nhiếp ảnh nghệ thuật VN tham gia các cuộc thi như vậy có gì là xấu? Có ngược quy luật phát triển chung của xã hội - đất nước không? Nhận được giải thưởng là vinh hay nhục? Sao các nhà báo lại nỡ nặng lời “chạy theo giải thưởng” với giới nhiếp ảnh nghệ thuật như thế? Sao họ hướng dư luận nghĩ xấu về giới nhiếp ảnh như thế? Ở góc độ người tổ chức cuộc thi và người dự thi: Bất kỳ ai tổ chức cuộc thi – dù là thi ở lĩnh vực nào – cũng đều mong muốn có nhiều người dự thi. Người tổ chức bằng mọi cách vận động, tuyên truyền để thu hút và luôn trân trọng người dự thi. Có được những người dự thi giỏi, có tài từ khắp nơi thì cuộc thi càng "danh giá" và "đẳng cấp”. Người tổ chức cuộc thi không bao giờ có thái độ coi thường người dự thi. Đáp lại người dự thi tôn trọng cuộc thi nên đã bỏ thời gian để tập luyện, để sáng tạo tác phẩm, bỏ tiền túi để hoàn thành sản phẩm và gửi dự thi hoặc chính bản thân họ tham gia vào cuộc thi nào đó. Cả người tổ chức và người dự thi luôn có thái độ trân trọng nhau vì mục đích chung là chọn được người tài hoa và vinh danh tài năng. Cuộc thi còn là nơi giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp, tăng thêm động lực và niềm hứng khởi sáng tạo trong một sân chơi chung. Các cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật trong nước và quốc tế cũng cùng mục đích ấy. Sao một số nhà báo lại hạ thấp giá trị của các cuộc thi và người dự thi ảnh bằng một thứ ngôn từ mang tính miệt thị gán cho những người tham dự các cuộc thi: "chạy theo giải thưởng". Giải thưởng xét ở khía cạnh nào cũng nên hiểu là phần thưởng vừa có giá trị vật chất (có thể rất ít) vừa có giá trị tinh thần, vừa có ý nghĩa văn hóa vừa có ý nghĩa nhân văn dành tặng cho những ai có một biệt tài hơn người khác ở một lĩnh vực nào đó. Cũng xin nói rõ rằng không phải dễ gì để được dự thi, không phải ai cũng có thể tham dự các cuộc thi. Có người muốn thi mà không đủ tư cách, điều kiện, tác phẩm để dự thi và cũng có thể có người không muốn thi thố tài năng của mình. Người tổ chức cuộc thi không bao giờ áp đặt cho một ai. Cuộc thi bao giờ cũng có những điều kiện quy định để người dự thi biết mình phải thi cái gì và luôn mở rộng cho mọi người tham dự. Ai muốn thi thì dự thi, ai không muốn thì thôi. Đấy là quyền tự do cá nhân, là sở thích riêng biệt của từng người. Cũng là nỗ lực phấn đấu vươn lên của từng người. Người tổ chức các cuộc thi và người dự thi đều chính đáng, họ có quyền tự do tham gia. Vậy thì hà cớ gì người không thích dự thi lại miệt thị người thích dự thi như thế? Ban mai, ảnh Ngọc Thái (Hà Nội). Bằng danh dự FIAP (trong bộ ảnh đoạt cúp FIAP 2008) Vấn đề còn lại cần xem xét chính là ở góc độ tác giả của các bài báo. Tôi xin nêu những giả định về các tình huống và biểu hiện tâm lý thường tình để một ai đó dễ dàng đi đến nhận xét quy chụp cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh – những người có thành tích là "chỉ lo chạy theo giải thưởng". + Có thể tác giả là nhà báo chưa bao giờ gửi ảnh dự thi, kể cả các cuộc thi ảnh báo chí, chỉ gửi ảnh đăng báo và có tiền nhuận bút. Anh ta xem đó là nhiệm vụ có ý nghĩa cao cả suốt đời mà anh ta nhận thức được. Do vậy khi anh ta thấy có người cứ sáng tác, tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc rồi gửi dự thi nơi này, nơi nọ, đem về hết giải thưởng này đến giải thưởng kia, rồi các đồng nghiệp ở báo khác viết bài ngợi ca. Tâm lý ganh ghét, so đo hơn thua, không kìm nén nổi lại xui khiến anh ta viết. Cái xấu nó nằm trong mạch ngầm của câu chữ "chỉ lo chạy theo giải thưởng". + Có thể vài tác giả nào đó có sáng tác ảnh, có gửi ảnh dự thi mà không đạt được giải thưởng gì. Cũng khó đoạt giải thưởng ảnh nghệ thuật khi anh không thoát ra khỏi phương thức thể hiện mang tính ghi chép, ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn