Xem mẫu

  1. Chất lượng phim Việt : “Thượng vàng hạ cám” Chúng ta là người Việt, yêu tiếng nói Việt… nên xem phim Việt luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Khi bật tivi vào giờ nào cũng có phim Việt đang công chiếu, đó là một tín hiệu mừng cho sự phát triển phim ảnh nước ta. Nhưng chất lượng lại làm ngán ngẩm, không đủ kiên nhẫn để ngồi xem một bộ phim từ đầu đến cuối. Tại sao chúng ta phải vừa xem vừa càm ràm, bực dọc với cái ti vi ? Tại sao phải mất thời gian để coi một sản phẩm kém chất lượng đến vậy? Trong khi đó, chỉ cần nhấn một nút trên cái remote control là có vô vàn nh ững chương trình hấp dẫn khác. Một quyển truyện hay khi người đọc thấy có phần đời mình trong đó. Một bộ phim hấp dẫn cũng rất cần phải để người xem thấy mình trong số phận nhân vật. Phim việt thì không! Nhân vật có lối sống hoàn toàn khác với những người xung quanh mà ta gặp trong đời thực. Với tiêu chí xem phim Việt để giải trí nên tôi không xem theo kiểu “ vạch lá tìm sâu” và cũng không hi vọng lắm phim phải mang tính giáo dục sâu sắc… nh ưng những cuộc đời không thực, những tính cách nhân vật đạo đức giả tạo đến ngột ngạt, quá nhiều tình huống không logic, lời thoại thiếu văn hóa …cứ lồ lộ lên trong phim nên chẳng thể nào đồng cảm, hay cảm xúc với nó được. Coi phim Việt không cần phải coi kết thúc, vì kết thúc phim bao giờ cũng theo một lối cực kỳ có hậu, theo ước vọng của mọi người… Người nghèo có đạo đức sẽ cực kỳ hạnh phúc – Người giàu không có đạo đức (nếu chịu sửa sai lầm ) sẽ hạnh phúc….Cần có những bộ phim có phần kết khác đi, xa cái qui luật tr ên đời một chút … thì có lẽ bộ phim đó sẽ mãi được nhớ tên.
  2. Tôi nhớ có xem một cảnh, hai nhân vật đang ngồi nói chuyện với nhau, bỗng sấm sét kéo tới, mưa gió ầm ầm (nên thể là ngày tận thế)…thế là hai nhân vật đi vào nhà, rồi phim lại chuyển sang một cảnh khác. Đấy là một cách đánh đố người xem, vì cứ tưởng sau cảnh giông tố kia sẽ xuất hiện một tình huống nào đó. Hay đôi tình nhân đang ngồi truớc sảnh một quán café , rồi hai người bước vào trong căn phòng…thì lại thấy chàng mặc áo sơ mi màu khác. Hình như trong phim Việt luôn gửi thông điệp rằng, người xem tự đi quan sát và tự tìm câu trả lời. Nói về cách diễn của một số diễn viên, chỉ có thể nói “Tệ, tệ quá !”. Một bộ phim hay phụ thuộc rất nhiều vào khả năng diễn xuất của các diễn viên. Diễn viên của ta khi diễn “cười” nhiều quá, kiểu cười ngờ nghệch kèm theo sau lời thoại (mặc dù tình huống không cần phải cười), khi khóc thì cứ nhăn trán, nhíu mày nhưng đôi mắt cứ vô hồn. Mặc dù biết rằng phim Việt không có điều kiện, thời gian, đầy đủ kỹ thuật cao để quay như các phim nuớc ngoài nên sẽ không bao giờ hay bằng, đó không phải là yếu tố quyết định một bộ phim hay, mà cái chính phim Việt phải hiểu khán giả cần gì, và muốn nhắn nhủ điều gì đến khán giả. Phim Mỹ làm được điều này, phim Mỹ đôi khi hư cấu quá đà và đầy cảnh bạo lực nhưng phim bao giờ cũng có một thông điệp rõ ràng được gửi đến người xem, những bài học về thái độ lạc quan, tinh thần tích cực với cuộc sống, những câu nói đơn giản, thông minh, dí dỏm làm bạn bật cười… Đó điều mà bất kỳ khán giả nào cũng cần. Tôi cũng chẳng thích phim Hàn Quốc. Nó cường điệu, ướt át. Nhưng phim Hàn thành công vì nó tuyên truyền được những cư xử đẹp trong văn hóa truyền thống
  3. gia đình, tình yêu (mặc dù trong đời thực Hàn Quốc không có được những điều đẹp như vậy). Khán giả bây giờ rất thông minh, biết lựa chọn cho mình “món ăn” bổ ích. Mong rằng trong thời gian tới các nhà làm phim không phải để khán giả “thưởng thức” những bộ phim như một đống “xà bần”.
nguon tai.lieu . vn