Xem mẫu

  1. Chân dung sếp tồi
  2. Có hàng ngàn lý do dẫn đến những rắc rối, mệt mỏi và sự thiếu hiệu quả hoạt động tại văn phòng. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua vai trò của nhà lãnh đạo. Cụ thể, một vị sếp tồi sẽ dẫn đến những hệ luỵ tồi tệ cho hoạt động và sự tồn vong của công ty. Chân dung sếp tồi Thực tế trên thậm chí đã thu hút được sự chú ý của nhiều chuyên gia về quản trị. Trong cuốn sách mới nhất của mình "Good Boss, Bad Boss" (tạm dịch: Sếp tốt, Sếp tồi), giáo sư Robert Sutton từ trường đại học danh tiếng Stanford liệt kê loại tính cách điển hình của một ông sếp tồi nơi công sở. 1. "Nỗi ám ảnh" mang tên kiểm soát
  3. Những ông sếp loại này o bế nhân viên quá mức cần thiết. Suy nghĩ thường trực trong đầu họ là: "Nếu tôi không cầm tay chỉ việc cho nhân viên thì họ chẳng thể làm gì nên hồn". Bên cạnh đó, ông ta muốn biết về mọi khía cạnh trong công việc của nhân viên và không bao giờ muốn bỏ lỡ bất kỳ một chi tiết nào cho dù nhỏ nhất. Lời khuyên của Sutton cho những ông sếp loại này: "Công việc quản lý giống như giữ một con chim bồ câu trong bàn tay. Nếu tôi giữ nó quá chặt, nó sẽ ngạt thở. Nếu tôi giữ nó không đủ chắc, nó sẽ bay khỏi tầm kiểm soát của tôi". 2. "Tất cả là của sếp" Sếp phân công công việc cho cấp dưới, theo dõi quá trình thực hiện để rồi nhận lấy tất cả công trạng khi công việc hoàn thành. Sếp mang toàn bộ dự án đi trình bày với cấp trên của chính ông ta... Đó hẳn là tình trạng không mấy lạ lẫm tại mọi văn phòng, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Theo Sutton: "Những ông sếp loại này không sớm thì muộn cũng sẽ thất bại. Nếu có tầm nhìn xa một chút, ông ta sẽ thấy rằng bản thân việc đứng mũi chịu sào đã là một công lao lớn. Thay vì nhận hết công trạng, ông ta nên báo cáo một cách công bằng lên cấp trên. Cấp trên sẽ vẫn ghi nhận đóng góp của ông,
  4. trong khi ông ta lại có thể tạo dựng hình ảnh và uy tín đối với nhân viên cấp dưới". 3. "Sếp không bao giờ mắc lỗi" Tương tự và gần như luôn đi kèm với những ông sếp thích tranh công, các ông sếp thích đổ lỗi là những người luôn muốn mình là người hoàn thiện nhất trong cuộc chơi. Ngay khi rắc rối nảy sinh, ông ta sẽ tìm hiểu xem đó là lỗi của nhân viên nào mà không bao giờ nghĩ chính ông ta cũng cần phải nhận một phần trách nhiệm. Lẽ dĩ nhiên, những ông sếp loại này không được nhân viên tôn trọng. Quan trọng hơn, sẽ chẳng có bài học nào được rút ra, những thiếu sót tương tự sẽ lại tiếp diễn. Một ông sếp tốt, theo Sutton, là người dám gánh vác trách nhiệm trong những thời kỳ đen tối. Bằng cách đó, ông ta gây dựng lòng tin tuyệt đối ở cả cấp trên và cấp dưới của mình. 4. Lắng nghe nhưng lâu thấu hiểu Ý kiến và ý tưởng của nhân viên không được những ông sếp loại này thực sự tiếp thu. Từ kinh nghiệm của mình, Sutton cho biết một số quản lý thường tỏ
  5. vẻ họ đang lắng nghe chăm chú, nhưng sự thực thì họ đang nghĩ đến một vấn đề khác, có thể là đang chuẩn bị cho những gì sắp nói. Theo Sutton, bởi không thực sự lắng nghe, những ông sếp loại này không phải là những người ứng xử và giao tiếp tốt. Theo thời gian, khi các nhân viên nhận ra sếp không thực sự lắng nghe mình, họ nghĩ sếp thuộc túyp người ngạo mạn và ngại đến gần ông ta. 5. Sếp thiếu can đảm Không mấy ai thích một người quá nhút nhát, nhất là khi người đó là sếp của mình. Sếp phải là người dám nghĩ dám làm, dám lên tiếng bảo vệ chính kiến của bản thân và của cấp dưới nếu đó là ý tưởng đúng đắn. Nhiều khi liều lĩnh và táo bạo lại là một đức tính tốt. Tuy nhiên, có những ông sếp quá cẩn thận tới mức luôn chờ cấp trên phê duyệt chính thức rồi mới dám triển khai. Khi làm việc với những ông sếp loại này, công việc trì trệ không tiến triển là điều dễ hiểu. 6. Sếp là kẻ "độc tài"
  6. Theo Sutton, sếp có thể chia thành hai loại: loại thăng tiến trên công sức của nhân viên, và loại thăng tiến bằng cách đưa nhân viên cùng tiến. Một ông sếp tốt và có tầm nhìn tìm cách giúp nhân viên cùng thăng tiến với mình. Một trong những lợi ích của việc đó là ông ta luôn có một đội ngũ làm việc tốt ở bên cạnh. Những ông sếp tồi, ngược lại, khai thác nhân viên nhưng không ghi nhận công sức của họ. Phong cách làm việc đó mang lại điều tiếng xấu và gây ra thái độ bất mãn từ phía nhân viên. Hệ quả sâu xa hơn là, một khi sếp vấp phải chướng ngại trên con đường hoạn lộ, sẽ chẳng có ai sẵn lòng ở bên và giúp đỡ ông ta.
nguon tai.lieu . vn