Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
12. Juan Tian., Guohua Yang et al
(2011). Molecular diagnosis of two families

with classic congenital adrenal hyperplasia,.
Gene, 05.019, 368 - 389.

Summary
MUTATION AND CARRIER DETECTION OF CONGENITAL ADRENAL
HYPERPLASIA CAUSED BY 21 - HYDROXYLASE DEFICIENCY
Congenital adrenal hyperplasia causes by 21- hydroxylase deficiency (CAH - 21OH) is an
autosomal recessive genetic disorder due to mutation in the CYP21A2 gene. The aim of this study
was to identify mutations of CYP21A2 gene in patients with CAH - 21OH and detect the carrier in
family members of CAH - 21OH patients. 33 CAH - 21OH patients and 78 family members were
selected for this study; direct DNA sequencing and MLPA were used to identify the mutation and
carriers in CYP21A2. The result showed that, in the patient group, 33/33 (100%) patients were
found to have mutation in CYP21A2 gene with 7 different types of mutation and 656 A/C > G
(IVS2 - 13A/C > G) was the most common mutation with 13/33 (39.5%) and following is the
deletion mutation with 7/33 (21.2%). In the carrier group, 32/33 fathers, 33/33 mother and 5/12
siblings were identified as carrier. Our results are important for prenatal diagnosis and genetic
counseling to reduce the ratio of disease and have suitable treatment for mother in initial weeks of
gestation.
Keywords: congenital adrenal hyperplasia, CYP21A2 mutation, carrier

CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN
BẨM SINH THỂ THIẾU 21 - HYDROXYLASE
Ngô Thị Thu Hương1, Trần Vân Khánh1, Nguyễn Phú Đạt1,
Nguyễn Viết Tiến2, Tạ Thành Văn1
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tăng sản thượng thận bẩm sinh (TSTTBS) là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, khoảng
trên 90% gây nên do thiếu hụt enzym 21- hydroxylase. Việc đưa ra một phác đồ điều trị thích hợp với các bà
mẹ mang thai sẽ là giải pháp hiệu quả để để tránh được hiện tượng nam hóa đối với trẻ gái bị bệnh. Nghiên
cứu này được tiến hành với mục tiêu chẩn đoán trước sinh cho các thai phụ mang gen đột biến dị hợp tử
bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu 21 - OH. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen và MLPA để xác
định đột biến gen ở thai nhi tuần thứ 16 của 04 thai phụ thuộc 04 gia đình bệnh nhân tăng sản thượng thận
bẩm sinh. Kết quả cho thấy, 1 thai nhi mang đột biến dị hợp tử 656A/C > G/1763insT, 1 thai nhi mang đột
biến đồng hợp tử 2110C > T (R356W) và 2 thai nhi không mang gen đột biến gen.
Từ khóa: tăng sản thượng thận bẩm sinh, chẩn đoán trước sinh, đột biến gen CYP21A2

194

TCNCYH 82 (2) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng sản thượng thận bẩm sinh (congenital
adrenal hyperplasia - TSTTBS) thể thiếu
enzym 21 - hydroxylase (21 - OH) là bệnh di
truyền lặn trên nhiễm sắc thể số 6. Bệnh do
đột biến gen CYP21A2 gây rối loạn quá trình
sinh tổng hợp hormon vỏ thượng thận, bệnh
cảnh lâm sàng là cơn suy thượng thận cấp
hoặc nam hóa ở trẻ gái, dậy thì sớm giả ở trẻ
trai [1, 2].
Bệnh có thể dự phòng bằng phương pháp
tư vấn di truyền dựa trên kết quả phát hiện
người lành mang gen bệnh và chẩn đoán
trước sinh. Theo nghiên cứu của Lee và cộng
sự, ước tính tỷ lệ người lành mang gen bệnh
tăng sản thượng thận bẩm sinh là 1/83 đối với
quần thể người Trung Quốc [3]. Theo các báo
cáo khác trên thế giới, tỷ lệ chung người lành
mang gen bệnh là 1/55 [4, 5]. Ở Việt Nam,
khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, bệnh
viện Nhi Trung ương là một trong những nơi
quản lý số lượng lớn khoảng trên 600 bệnh
nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh. Tuy
nhiên, việc phát hiện, quản lý chưa được thực
hiện thường quy, mặc dù công việc này là cần
thiết nhằm: 1. Chẩn đoán và điều trị trước sinh
cho thai nhi gái mắc bệnh để phòng và làm
giảm nam hóa gây mơ hồ giới tính sau sinh và
điều trị sớm ngay sau sinh cho thai nhi trai. 2.
Tư vấn tiền hôn nhân nhằm giảm trẻ sinh ra bị
mắc bệnh. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên,
đề tài được thực hiện với mục tiêu chẩn đoán
trước sinh cho các thai phụ mang gen đột biến
dị hợp tử bệnh tăng sản thượng thận bẩm
sinh thể thiếu 21 - OH.

Địa chỉ liên hệ: Tạ Thành Văn - Trường Đại học Y Hà Nội
Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Email: tathanhvan@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 04/03/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

TCNCYH 82 (2) - 2013

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
4 thai phụ của 4 gia đình có con bị bệnh
tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu
enzym 21 - hydroxylase đã xác định được đột
biến, đang mang thai ở tuần thứ 16.
2. Phương pháp
2.1. Quy trình lấy mẫu
Các thai phụ mang gen dị hợp tử đã có
con bị bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
thể thiếu 21 - OH được kiểm tra bằng siêu âm
và đo nồng độ HCG trong huyết thanh. Lấy
mẫu bằng phương pháp chọc hút dịch ối dưới
sự hướng dẫn của siêu âm tại bệnh viện Phụ
Sản trung ương. Dịch ối được bảo quản và
vận chuyển về trung tâm Nghiên cứu Gen Protein, trường Đại học Y Hà Nội.
2.2. Kỹ thuật tách chiết DNA
DNA được tách chiết từ tế bào ối theo quy
trình phenol/chloroform. Tất cả các mẫu DNA
được tiến hành đo nồng độ và độ tinh sạch,
những mẫu có OD 260 - 280 đạt từ 1,8 - 2
được sử dụng để phân tích gen.
2.2. Kỹ thuật giải trình tự gen
Các cặp mồi đặc hiệu được sử dụng để
khuyếch đại gen CYP21A2. Chu trình nhiệt
phản ứng PCR: 900C - 10 giây, [960 C - 10
giây, 550C - 15 giây, 720C - 2 phút] x 30 chu kỳ.
Sản phẩm PCR được tinh sạch và giải
trình tự trên máy ABI - 3100 tại trung tâm
nghiên cứu Gen - Protein, trường Đại học Y
Hà Nội. Kết quả được phân tích bằng phần
mềm CLC và so sánh với kết quả của bệnh
nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh trong gia
đình đã xác định được đột biến.
2.3. Kỹ thuật MLPA (Multiplex ligation
dependent probe amplification)
Sử dụng kit MLPA P050B2 (MRC - Holland)
195

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
để phát hiện đột biến xóa đoạn trên bệnh
nhân và người lành mang gen bệnh. Thành
phần của kit gồm các probe để khuyếch đại
gen CYP21A2, mỗi probe tương ứng với một
vùng gen, ngoài ra còn có các probe đặc
trưng cho gen của người cũng được sử dụng
để làm đối chứng và 2 probe cho nhiễm sắc
thể X và Y để xác định giới tính. Sản phẩm
khuếch đại được điện di mao quản trên máy

giải trình tự. Số lượng sản phẩm khuếch đại
của mỗi probe tỷ lệ thuận với số bản copy của
đoạn DNA đích đặc hiệu với probe đó.

III. KẾT QUẢ
Bằng kỹ thuật giải trình tự gen và MLPA,
đã phát hiện được 2/4 thai nhi không có đột
biến gen CYP21A2, 2/4 thai nhi có đột biến
gen giống anh trai của thai nhi (bảng 1).

Bảng 1. Kết quả phân tích gen của thai nhi và gia đình
Gia đình

Bệnh nhân

Bố bệnh nhân

Mẹ bệnh nhân

Thai nhi

Gia đình 1

656A/C > G/656A/C >
G** (anh trai)

656A/C > G*

656A/C > G*

Gia đình 2

656A/C > G
* /1763insT* (anh trai)

656A/C > G*

1763insT*

656A/C >
G/1763insT*/*

Gia đình 3

2110C > T/2110C >
T** (anh trai)

2110C > T*

2110C > T*

2110C >
T/2110C>T**

Gia đình 4

exon 1 - 3 del/exon 1 3 del** (chị gái)

exon 1 - 3 del*

exon 1 - 3 del*

Bình thường

Bình thường

** Đột biến đồng hợp tử; * Đột biến di hợp tử
Kết quả ở bảng 1 cho thấy bố và mẹ đều mang gen ở trạng thái dị hợp tử, bệnh nhân và 2 thai
nhi có đột biến gen đều nhận 2 allele đột biến từ bố và mẹ.
Kết quả đột biến gen của phả hệ gia đình 3
Gia đình này có người con trai bị bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh được phân tích xác
định đột biến gen CYP21A2. Kết quả cho thấy bệnh nhân có đột biến 2110C > T ở trạng thái
đồng hợp tử. Kết quả phân tích gen trên bố, mẹ bệnh nhân cho thấy đều mang gen dị hợp tử
2110C > T (người lành mang gen bệnh). Bà mẹ mang thai được chẩn đoán trước sinh ở tuần thứ
16. Kết quả cho thấy thai nhi bị đột biến gen giống như người anh trai (hình 1).

196

TCNCYH 82 (2) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

I

II

III
Nữ bình thường

Nam bình thường

Nữ mang gen

Nam mang gen

Thai nhi bị bệnh
2110C

Người bình thường
2110C>T
R 356 W

Bố bệnh nhân

Nam bị bệnh
2110C>T
R 356 W

Bệnh nhân
2110C>T
R 356 W

Mẹ bệnh nhân

2110C>T
R 356 W

Thai nhi

Hình 1. Kết quả chẩn đoán trước sinh gia đình 3
A) Phả hệ gia đình bệnh nhân; B) Kết quả phân tích gen CYP21A2. Mũi tên thẳng đứng chỉ vị
trí đột biến, các chữ số trên mũi tên chỉ vị trí nucleotid.
Kết quả đột biến gen của phả hệ gia đình 4
Gia đình này có con gái bị bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh được phân tích xác định đột
biến gen CYP21A2. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có đột biến đồng hợp tử mất đoạn exon 1 - 3.
Kết quả phân tích gen trên bố, mẹ bệnh nhân cho thấy họ đều mang gen dị hợp tử mất đoạn
exon 1 - 3 (người lành mang gen bệnh). Bà mẹ mang thai được chẩn đoán trước sinh ở tuần thứ
16. Kết quả cho thấy thai nhi không có đột biến gen giống như người chị gái (hình 2).

TCNCYH 82 (2) - 2013

197

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

I

II

III
Nữ bình thường

Nam bình thường

Nữ mang gen

Nam mang gen

Thai nhi bình
thường

ex3

Nam bị bệnh

ex1
Y
Người bình thường

ex3

ex1

ex3

ex1

ex3

ex1

Y
Bệnh nhân

Y

Y
ex3

Bố bệnh nhân

Mẹ bệnh nhân

ex1
Y

Thai nhi

Hình 2. Kết quả chẩn đoán trước sinh gia đình 4

A) Phả hệ gia đình bệnh nhân; B) Kết quả phân tích gen CYP21A2. Mũi tên thẳng đứng chỉ vị
trí đột biến, ex1, ex3, là các đỉnh tương ứng với vị trí exon 1, 3 của gen CYP21A2; Y là đỉnh
tương ứng với nhiễm sắc thể Y dùng để xác định giới tính.

198

TCNCYH 82 (2) - 2013

nguon tai.lieu . vn