Xem mẫu

  1. Chăm sóc trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi Khi trẻ 5 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh. Chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.
  2. 1. Chăm sóc giấc ngủ cho bé Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 5 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.
  3. 2. Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương. Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn. Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé. 3. Bé học cách cầm nắm đồ vật Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông. Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái. 4. Bé học cách lật Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.
  4. Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.  Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.  Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.  Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách đặt bé nằm sấp rồi đặt các món đồ chơi ưa thích ngoài tầm với của bé. Khi cố gắng với đến món đồ, có thể bé sẽ lật lại được lần nữa. Bé của bạn đã được 4 tháng tuổi và đang dần thích nghi với chế độ dinh dưỡng và cuộc sống hàng ngày. Vào giai đoạn này, trẻ đã dần hình thành được thói quen trong việc dinh dưỡng và ngủ nghỉ hàng ngày. Chăm sóc trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi, bạn cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của bé, để sau 6 tháng đầu đời bú sữa mẹ hoàn toàn bé bé có thể quen với việc ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
  5. 1. Chế độ ăn hợp lý cho bé 5-6 tháng tuổi Nếu bạn có ý định cho bé ăn thêm bột bằng thìa, thì bạn nên chọn loại thìa phù hợp cho bé. Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng. Giai đoạn này, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn. 2. Chế độ sữa dành cho bé.
  6. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong 6 tháng đầu đời của bé, bạn nên nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu muốn bổ sung thêm sữa ngoài, bạn nên chọn sữa công thức. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thụ và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa. Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức khác không phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, bạn nên lưu ý cách pha sữa cho bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé. Việc bạn pha sữa quá đặc hoặc quá loãng đều có ảnh hưởng không tốt tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.  Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé tăng khả năng bị thừa cân.  Nó cũng “ép” thận của bé làm việc quá mức hoặc khiến bé dễ mắc phải chứng táo bón.  Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ cân do không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa sữa mỗi lần đong sữa cho bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt. Bạn không nên pha sữa của bé chung cùng các thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn. Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.
  7. Bạn vẫn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: khoảng 2-3 giờ một cữ bú (tương đương 500-800ml sữa/ngày,chưa kể sữa ngoài). Một vài lưu ý nhỏ khi bạn cho bé ăn dặm  Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2-3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh,đạm, chất béo, vitamin… Bạn nhớ nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Bạn có thể chọn loại dầu oliu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng.  Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.  Bạn không nên nêm đường vào bát bột của bé. Việc thừa đường có thể làm tăng men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Khi ấy, bột có thể cản trở sự hấp thu canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi xương.  Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất: Giai đoạn này, bé cần đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn. Nhiều người mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng; bởi vì, việc dư thừa chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng 4g/1kg thể trọng. Một số món hoa quả cho bé 5-6 tháng tuổi  Đu đủ hoặc bơ , bạn nên nạo nhuyễn bằng thìa, loại bỏ hết hạt (với đu đủ) và cho bé thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm sữa chua vào món hoa quả tươi này.
  8.  Dưa hấu: Bạn bỏ hạt, xay nhuyễn mịn và cho bé thưởng thức.  Táo : Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống. 1. Cơn sốt chỉ bắt đầu từ 38°C Bé tỉnh dậy với đôi má đỏ ửng, da nóng hừng hực. Chiếc nhiệt kế đã khẳng định nghi ngờ của bạn khi chỉ đến con số 37°8. Bạn cuống cuồng lục tung đống thuốc hoặc tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ? Trên thực tế thì trong trường hợp này bé thậm chí còn chưa đủ điều kiện để được coi là sốt. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất, nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thay đổi trong khoảng 37°C đến dưới 38°C. Nhiệt độ cơ thể trẻ em, cũng như như nhiệt độc cơ thể người lớn, có thể tăng nhẹ vì nhiều lý do, từ vận động đến tắm nước ấm hay mặc quá nhiều đồ. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng vào chiều tối và hạ vào sáng sớm.Vì vậy, trừ khi con số hiển thị trên nhiệt kế là 38°C hoặc hơn thì hãy nghĩ đến việc hạ sốt cho bé cưng của bạn. 2. Sốt vi khuẩn khác với sốt virus Sốt virus xảy ra khi cơ thể đang chống lại căn bệnh gây ra bởi một loại virus, chẳng hạn như bệnh đường ruột, cúm, hoặc cảm lạnh. Sốt virus có xu hướng giảm dần trong vòng ba ngày. Kháng sinh không có tác dụng với virus vì vậy mẹ không nên cho bé uống kháng sinh khi con sốt virus. Sốt vi khuẩn xảy ra khi cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai (có thể do vi khuẩn hoặc virus), nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc viêm phổi do vi khuẩn. Sốt vi khuẩn đáng ngại hơn sốt virus bởi vì chúng có thể dẫn đến những bệnh nghiêm trọng. Trong trường hợp này thường phải dùng kháng sinh.
  9. 3. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt rất nguy hiểm Nếu bé dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38°C thì cần được đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mẹ không dùng thuốc hạ sốt cho bé trừ khi được bác sĩ cho phép. Sốt ở bé dưới 3 tháng tuổi rất nguy hiểm vì trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng nặng như các bé lớn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng máu mà không có các triệu chứng điển hình. Trẻ sơ sinh bị sốt có thể kiểm tra máu và nước tiểu để xác định xem có bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc chọc dò tủy sống để xem có viêm màng não không. 4. Đo nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất Bạn có thể chần chừ trong việc đo nhiệt độ cho bé theo cách này – nhưng cách tốt nhất để có được nhiệt độ chính xác là sử dụng nhiệt kế trực tràng. Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới cho nhiệt độ cơ thể chính xác. Nhiệt kế nách, trán và tai vẫn bị sai số. Ngoài nhiệt kế trực tràng thì những loại nhiệt kế còn lại thường cho kết quả cao hơn thực tế, việc sử dụng chúng có thể dẫn đến căng thẳng không cần thiết cho cha mẹ. 5. Điều trị các triệu chứng, không phải con số Nhiều cha mẹ tin rằng càng sốt cao, bé càng ốm nặng hơn nhưng điều đó không đúng. Một em bé sốt tới 39°4 độ vẫn có thể nằm chơi trên giường. Trong khi một em bé sốt 38°3 có thể quấy khóc, mệt mỏi và cần bạn ở bên mọi lúc, mọi nơi. Thay vì tập trung vào biến động của nhiệt kế thì bạn nên chú ý đến các dấu hiệu khác để xác định xem con bạn ốm thế nào để đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời hay chỉ cần theo dõi tại nhà. 6. Sốt là một phản ứng của sự khỏe mạnh
  10. Dù bạn nghe nói gì đi nữa, sốt sẽ không làm tổn thương não của con bạn. Thậm chí những cơn co giật do sốt cao cũng chưa từng được chứng minh là gây hại cho não của bé. Nhiệt độ tăng cao là cách cơ thể của chống lại những “kẻ xâm lược” và thực sự là một dấu hiệu của sự khỏe mạnh. Sốt chẳng phải là điều hay ho – nhưng hệ thống miễn dịch của bé đã làm chính xác những gì cần làm.
nguon tai.lieu . vn