Xem mẫu

  1. Chăm sóc người già lú lẫn Bệnh nhân lú lẫn là sự suy kém về trí tuệ, hay bị lẫn, lãng quên và không còn khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt, ngơ ngác, mất phương hướng, không biết mình ở đâu, trong thời gian nào. Họ quên cách gọi thông thường về người, sự vật và quên luôn cách tự chăm sóc hằng ngày như tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo. Họ hành động giống như một em bé mới lớn, bỗng chốc vui, bỗng chốc buồn, rồi cũng vô cớ giận hờn, bướng bỉnh, gắt gỏng với người thân, người chăm sóc. Không ai đoán được họ muốn gì. Vì họ đã vừa lú, vừa lẫn.
  2. Ảnh: Internet Nguyên nhân Nguyên nhân chính của lú lẫn (sa sút trí tuệ) là bệnh Anzheimer 68%; rồi đến bệnh trầm cảm, hủy hoại não do nhiều tai biến não nhỏ, thiếu sinh tố B12 hoặc do di truyền, virút. Có tới 75% trường hợp lú lẫn diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu trước khi được khám phá, thường thì do thân nhân nhận ra. Chăm sóc
  3. Về ăn uống: Vì sự an toàn, tránh để bệnh nhân can dự đến việc nấu nướng, để tránh phỏng da, hỏa hoạn. Khi ăn, dọn từng món ăn một để tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm, không biết lựa món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau. Nếu họ quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, vì họ không chịu ngồi yên trong bữa ăn kéo dài. Ngủ nghỉ: Để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích bệnh nhân tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để họ khỏi thức vì chứng tiểu đêm. Không nên cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày. Thuốc men: Cất giữ dược phẩm trong tủ khóa kĩ. Cần giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng phân lượng. Với bệnh nhân không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn, nước trái cây. Đôi khi phải dỗ như trẻ em.
  4. Quần áo: Cần quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít cúc, móc rắc rối. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày. Giày không dây buộc hoặc có vải dính, vì đôi khi họ quên cách buộc dây giày. Tắm rửa: Khi tắm, họ hay nghịch rỡn như trẻ nhỏ, đôi khi vùng vằng không chịu tắm. Cần lựa ý, để họ tự tắm, tôn trọng sự riêng tư. Coi nước nóng lạnh vừa đủ. Dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm để tránh té ngã. Thay đổi tính tình: Với thời gian, bệnh nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng tự chăm sóc cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử. Nếu tỏ ra khó khăn với bệnh nhân thì lại càng làm họ bực tức, chống đối nhiều hơn. Nên nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bất hạnh với lời nói ngắn, gọn, rõ ràng. Để tránh đi lang thang, lạc lối: Thay ổ khóa cửa mở bằng chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho bệnh nhân
  5. mang vòng tay có ghi tên họ, địa chỉ. Nhờ hàng xóm để ý giúp nếu họ đi ra khỏi nhà. Nhà ở: Trưng bày hình ảnh kỉ niệm xưa ở chỗ dễ thấy để kích động trí nhớ, nhất là những tấm hình gợi lại sự thành công trước đây của người thân như ảnh sinh nhật, cưới hỏi, họp bạn. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh té ngã. Con cháu tới thăm hỏi thường ngày, nhất là trẻ nhỏ, vì chúng mang lợi ích cho mọi lứa tuổi. Cổ nhân có câu "Trẻ cậy cha, già cậy con". Đặc biệt là khi cha mẹ bị lú lẫn, cha mẹ hoàn toàn trông cậy, phụ thuộc ở con cháu. Vậy hãy dành cho cha mẹ bị chứng bệnh này sự chăm sóc chân tình, chu đáo, để khỏi rơi vào cảnh "Cha mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày"
nguon tai.lieu . vn