Xem mẫu

  1. Cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp. Những cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp Những cảm xúc có thể là những điều gây bối rối, và thế giới của một đứa trẻ mẫu giáo là một sự hỗn độn của những cảm xúc. Thỉnh thoảng hãy ngừng lại và quan sát trẻ, cố gắng giải quyết tâm trạng thất vọng và tức giận của trẻ. Trẻ có thể ném một thứ đồ chơi trong phòng, đứng giậm chân, đưa ra những đòi hỏi, ngã ra phía sau và lăn lộn trong cơn tức giận, hay gục xuống trong những dòng nước mắt. Thực tế, trẻ có thể làm tất cả những điều trên chỉ trong vòng vài phút. Những điều này đủ để đánh đố người lớn mỗi khi phải giải quyết những cảm xúc của trẻ, nhưng chúng tôi cũng có một vài gợi ý cho bạn: trẻ vẫn chưa học được chính xác những cảm xúc đó là gì, vẫn chưa biết được làm thế nào để xác định và nói chuyện về chúng, và chỉ riêng vấn đề làm thế nào để giải quyết những cảm xúc đó một cách hiệu quả thì trẻ vẫn chưa biết chính xác. Và tất nhiên, khi người lớn nói với trẻ rằng không nên có những cảm xúc như vậy thì chẳng giúp ích được gì cả. Câu nói "Hãy bỏ ngay hành động như thế đi" sẽ khiến trẻ dễ dàng hiểu thành "Đừng có cảm xúc giống như vậy." Hiểu và giao tiếp với trẻ nghĩa là giải mã những ngôn ngữ cơ thể của trẻ, hiểu được điều mà trẻ đang cảm thấy, và giúp cho trẻ cũng hiểu được nó. Điều đó cũng có nghĩa là dạy cho trẻ biết rằng điều mà trẻ cảm thấy thì luôn luôn là tốt, chỉ có điều mà trẻ làm có thể là không tốt. Nói cách khác, tức giận với em trai thì được thôi, nhưng đánh em là không được. Học để nhận ra và giải quyết những cảm xúc của trẻ là một bước vô cùng quan trọng, trong việc hiểu hành vi của trẻ, và xây dựng niềm tin của trẻ về thế giới. NHỮNG CẢM XÚC LÀ GÌ?
  2. Những nhà nghiên cứu về bộ não người đã khám phá ra một sự thật thú vị là: Những cảm xúc thì chỉ là những cơn bốc đồng không có quy tắc ùa đến trẻ và người lớn hết lần này đến lần khác. Những cảm xúc được tạo ra bởi hệ thống thần kinh và thực chất là năng lượng cung cấp cho bộ não. Những cảm xúc là dụng cụ đo khí áp của bạn, là cách để biết rằng bạn có đang thấy an toàn và thoải mái, hay cần vài nguồn trợ giúp và ủng hộ. Mọi người cho rằng những cảm xúc thể hiện nhiều thông tin giá trị; ví dụ thực tế như một vài cảm xúc thể hiện sự sợ hãi của bạn, sẽ ngăn bạn khỏi làm những hành động ngốc nghếch. Chú ý đến những cảm xúc của mình giúp bạn quyết định điều gì phải làm, hoặc là để bạn biết rằng bạn cần phải thay đổi. Khi con người học được cách điều chỉnh những cảm xúc mang thông điệp sâu sắc, thay vì bạn triệt tiêu nó, thì lúc đó họ đã tiếp cận được thông tin quan trọng mang tính sống còn. Trẻ con cũng có những cảm xúc giống như cha mẹ và những người giáo viên của chúng. Tuy nhiên, có một sự khác nhau đáng kể. Khi bạn đọc ở Phần 4 thì phần vỏ não trước trán của trẻ (phần quản lý cảm xúc) vẫn chưa phát triển đầy đủ cho đến tuổi 25. Học để xác định và quản lý cảm xúc là một quá trình sẽ mất rất nhiều năm; vì vậy ở trong nhiều khía cạnh của việc nuôi dạy con cái, trẻ rất cần sự kiên nhẫn, hiểu biết của bạn, và cũng cần những cả kỹ năng dạy bảo tốt và bền bỉ. Chỉ khi trẻ đã học được nhiều điều khác trong cuộc sống, thì trẻ sẽ có thể học để xử lý những cảm xúc của mình bằng cách quan sát người lớn. (Hãy nhớ rằng, bạn và con của bạn đều có những nơ-ron tế bào thần kinh phản ánh, những nơ-ron này giúp bạn dễ dàng bắt được những cảm xúc của người khác). Những bậc cha mẹ rất hay xử lý cảm xúc khó khăn của mình bằng cả việc thể hiện cảm xúc và đè bẹp hoàn toàn chúng. Bạn có thể nghĩ rằng bạn che dấu được những cảm xúc mà bạn không muốn thể hiện, nhưng những cảm xúc đó vẫn ảnh hưởng đến bạn và ở quanh bạn,
  3. và kết quả thường là gây tổn hại hơn so với việc nếu như những cảm xúc đó sớm đã được bạn thể hiện. Thực tế, chính những cảm xúc thì không gây ra rắc rối mà quan trọng là những hành động. Một vài người đặt những cảm xúc vào cùng loại với những hành động thể hiện cảm xúc. Một cơn tức giận là một sự thể hiện cảm xúc; diễn xuất dở tệ cũng là một sự thể hiện cảm xúc. Dù vậy, một cảm xúc đơn giản chỉ là một cảm xúc. Và tất cả mọi người dù ở bất kỳ độ tuổi nào đều có những cảm xúc của riêng mình. DẠY CON HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA CẢM XÚC VÀ HÀNH ĐỘNG Giúp trẻ xác định được cảm xúc của bản thân và thể hiện chúng một cách đúng đắn là điều hết sức quan trọng. Trẻ con (và cả người lớn) cần phải hiểu được rằng những cảm xúc thì khác với những hành động. Rất nhiều người lớn phải đấu tranh với việc chấp nhận sự thật và thể hiện cảm xúc của mình. Đôi khi người ta dễ dàng ngăn chặn cảm xúc, tuy nhiên những cảm xúc đó vẫn lộ ra ngoài với hình thức là sự tức giận hay phiền muộn. Mô hình của việc từ chối thể hiện cảm xúc nhưng vẫn vụng về này thường có thể che dấu được trẻ con. Hãy xem xét một tình huống quen thuộc sau: Một đứa trẻ đang tức giận nói - "Con ghét anh con!", và người lớn đáp lại - "Không, con không được như thế. Mẹ biết là con luôn yêu anh con mà!" Sẽ là có lợi hơn khi nói với trẻ rằng - "Mẹ có thể thấy được bây giờ con cảm thấy tức giận và tổn thương thế nào. Nhưng mẹ không thể để cho con đánh anh con. Chúng ta cùng tìm ra một cách để giúp con thể hiện cảm xúc mà không làm đau mọi người."
nguon tai.lieu . vn