Xem mẫu

MỤC LỤC I. CÁC BƯỚC LÀM DẦU DỪA II. CÁCH PHÂN BIỆT DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT III. 50 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA DẦU DỪA IV. CÁCH BẢO QUẢN DẦU DỪA V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DẦU DỪA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG VÀ BẢO QUẢN DẦU DỪA I. CÁC BƯỚC LÀM DẦU DỪA Quá trình làm dầu dừa từ khâu vắt nước cốt đến khi thu được dầu dừa mất khoảng (90-120 phút) tùy vào độ "mát tay" của các chị. Một số chị do chưa quen nên có thể mất 3-4 tiếng mới xong. 1. Chuẩn bị. - 1kg dừa khô nạo sẵn, mua ở chợ (giống như mua dừa để làm nước cốt dừa ăn chè). Chị nào siêng hơn thì mua trái dừa khô về tự nạo, nhưng sẽ khá mất công đấy ạ. - Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa) - 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước) - Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được)  Hướng dẫn cách mua dừa: - Nên chọn trái dừa già, sẽ cho nhiều dầu. - Ở một số chợ không bán dừa nạo dạng sợi mảnh mà bán dạng miếng to cỡ 1/2 bàn tay, sau khi mua về các chị nên cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi vắt. 2. Cách thực hiện gồm 8 bước: Bước 1: Cho 1kg dừa nạo vào thau, đổ thêm 400ml nước rồi nhào trộn cho đều khoảng 3 phút. Nếu các chị không có thời gian thì cứ để ngâm khoảng 15 phút (không cần nhào trộn gì cả). Tốt nhất nên dùng nước nóng (xem lưu ý ở dưới). Bước 2: Vắt nước cốt dừa vào chảo hoặc nồi. Nhớ dùng cái ray để bã dừa không bị lọt vào trong nước cốt dừa nhé. Nếu nhà có máy xay sinh tố thì càng tiện, cho dừa vào xay nhuyễn rồi vắt lấy nước, bỏ xác. Bước 3: Bắc chảo chứa nước cốt dừa lên bếp đun lửa lớn cho sôi. Bước 4: Khi chảo sôi, giảm nhỏ lửa một chút nhưng vẫn để sôi. Thỉnh thoảng các chị nên dùng xẻng hoặc đũa đảo đều để tránh bị cháy ở đáy. Bước 5: Khi thấy nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa (vẫn để chảo sôi). Bước 6: Chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần, ở đáy có một lớp lợn cợn sền sệt, dân gian gọi là lớp bồng con. Lớp bồng con ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng. Bước 7: Lúc này nước đã bay hơi hết. Các chị sẽ thấy lớp dầu nổi lên trên, còn lớp bồng con (đã chuyển sang màu vàng nhạt) thì đọng ở dưới đáy chảo. Bước 8: Tắt bếp. Múc dầu dừa ra tô để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh để dùng. Dầu dừa hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun. II. CÁCH PHÂN BIỆT DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT 1. Cách phân biệt dầu dừa nguyên chất Dầu dừa có đặc tính của tinh dầu thực vật là hỗn hợp chất triglyxerit , đặc điểm của tinh dầu thực vật là gặp thời tiết mát <25 độ C là bắt đầu đông đặc lại như xà phòng (tùy vào lượng nhiều hay ít , thường 100ml sẽ kết tủa lại trong 30 phút). Lợi dụng đặc điểm này của tinh dầu , người ta thường phân biệt dầu dừa có nguyên chất hay không bằng một mẹo rất hay đó là cho dầu dừa vào ngăn mát của tủ lạnh, nếu dầu dừa đông đặc lại giống như xà phòng ( như hình bên dưới) mà không có lớp nước hoặc cặn bên dưới đáy chai thì mới là dầu dừa nguyên chất. Cách phân biệt dầu dừa nguyên chất Lưu ý: + Các bạn phải để dầu ở ngăn mát của tủ lạnh, đừng để ngăn đông nhé vì chất lỏng nào để ngăn đông cũng đông lại hết. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn