Xem mẫu

Cái lý về cuộc thi – triển lãm ảnh ý tưởng Vừa qua, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh đã phát động cuộc thi “Ảnh ý tưởng - năm 2012”. Lần đầu tiên, trong giới nhiếp ảnh nước nhà, cụm từ “Ảnh ý tưởng” được đặt làm đề thi. “Ảnh ý tưởng” là gì? Xưa nay, chúng ta thường nói với nhau: mỗi tấm ảnh đều có một ý tưởng của tác giả, hay là một thông điệp truyền tải. Bây giờ là cuộc thi về chính cái ý tưởng hoặc cái thông điệp đó, chắc chắn cuộc thi phải cần có những tố chất nào đó. Nhưng những tố chất cho Ý TƯỞNG là gì và như thế nào? 1. Tìm vào định nghĩa: “Ý TƯỞNG là ý nghĩ trong đầu óc” (Từ điển tiếng Việt). Ý TƯỞNG sản phẩm của Ý THỨC, “ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực cho tư duy; là sự nhận thức trực tiếp , tức thời vào hoạt động tâm lý của bản thân mình” (theo Từ điển Triết học). Đối với văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ, Ý TƯỞNG của tác phẩm gồm cả hai mặt trong một thể thống nhất: nhận thức hiện thực và tái hiện (hiện thực ấy) thông qua tâm lý/tài năng nghệ thuật của mình. Mỗi bộ môn VHNT đều thực hiện Ý TƯỞNG như vậy, nhưng thực hiện bằng đặc trưng nghệ thuật của riêng mình. Đặc trưng nghệ thuật của nhiếp ảnh là đối diện trực tiếp hiện thực, tuyển chọn (cái được chụp) theo tư duy và tái hiện theo tài năng sáng tạo của tác giả. Hiện thực phải trực diện - trực tiếp và nảy sinh tư duy là điều bất biến. Còn tài năng sáng tạo thì … vạn biến! Có thể ghi thực, biến tấu, thi vị – lãng mạn – trừu tượng hoặc gây sốc,… Có thể chỉ diễn ý, có thể chỉ sử dụng thuần góc độ, ánh sáng, bố cục, … Có thể được ảnh trung tính với phim âm bản/file điện tử hoặc dùng dung dịch hoá chất/kỹ xảo photoshop làm ảnh nhạt nhoà đi/làm tương phản lên hoặc chỉnh sửa, cắt xén/chắp nối cho đến “lạ hoá” bản gốc. Nhưng dù cách nào, thì việc bấm máy ban đầu trước vật chụp cũng quyết định. 2. Tìm vào thực tiễn: Như đã nói, xưa nay mỗi tác phẩm đều chứa đựng một ý tưởng/một thông điệp. Nay, Ý TƯỞNG/THÔNG ĐIỆP ảnh tham dự cuộc thi chắc chắn phải đưa lên hàng đầu đạt tới xuất sắc, vượt trội. Xuất sắc, vượt trội trên nguyên tắc nào? Chắc chắn chỉ có thể là một trong hai cách: 1/ Tìm ý tưởng ngay trong cuộc sống, ngay những gì trực diện trước ống kính. Có nghĩa là người chụp ảnh phải đi đến tận nơi, chiêm nghiệm, tìm tòi, đánh giá, chọn lọc … cái gì làm con tim mình xúc động, bắt mình phải lao động cật lực để “chộp” lấy được. Sáng tạo nghệ thuật ở đây đầu tiên là đề tài, rồi mới đến tài năng tạo hình. 2/ Tìm ý tưởng cũng ngay từ những gì trực diện trước ống kính. Nhưng bật ra một dự kiến bố cục khác, gợi ý lồng hình/chắp ghép … nhằm tạo ra một hiệu quả mới. Nhưng, vẫn phải bấm máy để có một phim/file gốc. Đến khi về nhà (hoặc ngay tại trận nếu mang theo laptop) thực hành cái điều dự kiến vừa nói, làm đi làm lại cho đến khi vừa ý. Sáng tạo nghệ thuật ở đây là tạo nên một khoé nhìn mới/cảm xúc mới … Từ lối làm này, đến khi photoshop đã choán ngự thế gian, người chụp ảnh không cần (hoặc lười) đi chụp dã ngoại, lôi dữ liệu đã có hoặc nhặt nhạnh được những file hình ở đâu đó để chỉnh sửa/tô vẽ/cắt dán/chắp ghép làm ra những tấm ảnh không còn nguyên mẫu, hoặc tìm đạo cụ, sơn phết/bày đặt/trình diễn những cảnh giả tưởng – một thứ hình không phải nhiếp ảnh và cũng chẳng phải tranh vẽ mà danh hoạ Tô Ngọc Vân gọi là con lai – được người ta gọi là sản phẩm của trí tưởng tượng. Lối “sáng tác” này có thể ra tấm nhìn hợp lý hoặc phi lý. Lối “sáng tạo nghệ thuật” này còn đang rầm rộ, thu hút nhiều người theo, sinh ra lắm lời khen chê; việc đánh giá còn bỏ ngỏ. Và, chờ kết quả của cuộc thi này. Tôi đơn cử một vài tác phẩm minh hoạ: 1- Nụ hôn của gió (Trần Thế Long) chụp thực. Bình luận: Ý tưởng tôn vinh vẻ tươi rói của tuổi trẻ được thăng hoa. 2- Gửi hương theo gió (Dương Quốc Định) từ file ảnh thực làm huyền ảo nhờ photoshop. Bình luận: Ý tưởng làm bay bổng cái đẹp Việt Nam, tạo ra một tiếng cười khen khéo tay. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn