Xem mẫu

  1. Cách quản lí thời gian dành cho các bà mẹ bận rộn 1. Xác định những thứ tự ưu tiên Cách tốt nhất để bạn có thể quản lý tốt thời gian là hãy nhìn lại cuộc sống của mình, rồi lập ra một kế hoạch, một tầm nhìn rộng, một chương trình mà bạn có thể thực hiện tốt trong tầm tay. Bạn không thể ước thời gian sẽ kéo dài ra. Để quản lý thời gian tốt, chúng ta phải kiểm soát được chính bản thân với những công việc hữu ích. Bạn phải xác định quyền ưu tiên cho những công việc cần thiết, điều đó có ích cho bạn. Bạn cần phải tạo ra một kim chỉ nam cho những kế hoạch của mình và bạn phải biết cách sử dụng thời gian mỗi ngày. 2. Học cách trở thành nhà quản lý Người quản lý gia đình là đầu bếp, là người quản lý tài chính, nhà mua bán và người trông trẻ. Điều đó khiến bạn không có đủ thời gian để chăm sóc chính mình. Có một cách để bạn dành thời gian nhiều hơn là
  2. học cách trở thành một nhà quản lý xuất sắc và đào tạo mọi thành viên trong gia đình cùng làm việc nhiều hơn. Học cách trở thành nhà quản lý Một phụ nữ thông minh không nên ôm hết mọi công việc gia đình vào mình, để bản thân bạn trở nên mệt mỏi và luôn phải gắng sức, rồi bực bội, cáu gắt với chồng con không phải là cách xử lý khôn ngoan. Hãy phân chia công việc hợp lý cho từng thành viên trong gia đình để bạn có nhiều thời gian hơn cho bản thân và không bị quá sức bởi nhiều trọng trách, làm dâu, làm vợ, làm mẹ. 3. Mua sắm Những người thích mua sắm thường mất rất nhiều thời gian và tiêu tốn nhiều tiền bạc vào việc đó. Bạn chấp nhận đi mua sắm giống như một thú vui và một nhiệm vụ, đồng thời bạn hãy lấy lại thời gian mà trước đây bạn đã đánh mất.Mua sắm Mang theo danh sách những thứ cần mua, rồi vào cửa hàng, siêu thị mua
  3. những thứ cần thiết để tiết kiệm thời gian. Không nên la cà vào những nơi có quá nhiều hàng hóa trong khi bạn không mang theo tiền hoặc không có nhu cầu cần mua, đi lại ngắm nghía cũng tốn nhiều thời gian của chính bạn. Đồng thời bạn cần tránh đi mua vào những ngày đông đúc quá khiến bạn mất nhiều thì giờ hơn do phải chờ đợi thanh toán lâu. Vào những ngày vắng vẻ, bạn sẽ làm việc đó nhanh hơn và không phải chờ đợi lâu 4. Chia nhóm các nhiệm vụ Điều này có nghĩa bạn cần có danh sách với các công việc lặt vặt. Hãy xác định xem, đến một nơi nào hoặc sắp xếp như thế nào để bạn có thể hoàn thành nhiều công việc cùng một lúc, như vào siêu thị để mua cùng lúc được nhiều thứ cần thiết cho gia đình hơn là việc cứ phải đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác. Nếu không có các công việc cần thiết, bạn có thể dành khoảng thời gian để uống trà cùng ông xã, đọc sách, nghe nhạc, gọi điện hỏi thăm bạn bè, chơi đùa với con... 5. Tránh hiện tượng quên
  4. Lập kế hoạch trước với những thứ bạn cần, hãy sống chung với mục đích và ý định của mình, đồng thời cần phải có ý thức kiềm chế để không phát sinh những chi tiêu ngoài kế hoạch. Như vậy bạn phải nhanh chóng bố trí tầm kiểm soát của mình, đối với những gì bạn cần. Tránh hiện tượng quên Bạn có thể lập một cuốn sổ chi tiêu ngân sách, ghi chép lại những công việc cần phải chi tiêu, cuối tháng tổng kết lại, bạn sẽ biết là mình có giải ngân quá tay hay không? Mỗi tháng nên đặt ra kế hoạch chi tiêu ngần này, nếu quá tay bạn phải điều chỉnh ngay, để không lạm phát ngân sách. Đó cũng là một cách quản lý khôn ngoan và hiệu quả. 6. Xây dựng những mối quan hệ tích cực trong gia đình và ngoài xã hội. Chính những mối quan hệ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hoàn thành những công việc hàng ngày. Các mối quan hệ tốt đẹp, được xây dựng trên những mục đích chung và các giá trị sống mới bền vững. Xây dựng những mối quan hệ tích cực trong gia đình và ngoài xã hội.
  5. Bạn hãy nhấn mạnh vào trí thông minh, tính chăm chỉ, cách làm việc độc lập, tính kiên nhẫn, tôn trọng đối phương làm cơ sở cho những hành động của mình. Đồng thời trong gia đình, bạn phải là một tấm gương tốt cho các con học tập bằng những công việc hết sức thiết thực hàng ngày.
nguon tai.lieu . vn