Xem mẫu

  1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ em sau khi tiêm chủng Mấy năm gần đây, do thông tin báo chí cung cấp những trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bị đột tử hoặc có những di chứng, triệu chứng bất thường nghiêm trọng. Vì vậy bất kể là tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng quốc gia hay tiêm chủng tự nguyện, các bậc phụ huynh đều có chung một nỗi lo lắng chính là sau khi tiêm chủng phòng bệnh, liệu có rơi vào trường hợp con mình không những không được bảo vệ mà lại phải chịu nhiều tác dụng phụ cũng như hậu quả đáng tiếc?
  2. (Ảnh minh họa) Những phản ứng sau khi tiêm chủng phòng bệnh và cách chăm sóc: - Vị trí tiêm bị sưng tấy đỏ, nổi cục cứng và đau: Sau khi tiêm từ 6 đến 8 tiếng mà bị sưng tấy đỏ, kéo dài sẽ nổi cục cứng ở vị trí tiêm. Trong vòng sau tiêm 24 tiếng, có thể chườm lạnh để giảm đau, sau 24 tiếng thì chườm nóng giảm sưng tấy, giúp da dễ trao đổi đào thải chất với môi trường. - Có dấu hiệu cảm sốt nhẹ: Trong những trường hợp thông thường thì chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt là được. Đối với việc lựa chọn thuốc hạ sốt, phải tránh thuốc aspirin hoặc các loại thuốc mà thành phần có chứa axit salicylic, bởi tác dụng phụ
  3. của các loại thước này kết hợp với thành phần của vắc xin có thể dẫn đến các bệnh khác nghiêm trọng hơn. (Ảnh minh họa) - Trẻ có dấu hiệu bồn chồn không yên, quấy khóc: Đây là biểu hiện bình thường hay xuất hiện sau khi tiêm trong vòng 12 tiếng, cần theo dõi thêm.
  4. (Ảnh minh họa) - Da của trẻ bị mẩn đỏ kéo dài: Trong những trường hợp thông thường, trước hết cần phải theo dõi, sau đó có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp thấy thật sự cần thiết. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong một số loại vắc xin có chứa chất neomycin và polymicin, nên thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ có tiền sử cơ thể mẫn cảm. - Trẻ bị sốt cao, nhiệt độ cao hơn 40,5 độ C: Nếu chỉ sốt cao trong vòng 48 tiếng thì chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt là được. Một số trường hợp trẻ nhỏ sốt cao có dấu hiệu co giật, hiện tượng này là có liên quan đến cơ địa thể chất của từng đứa trẻ. Phần lớn hiện tượng sốt này là sốt lành tính.
  5. - Trẻ quấy khóc liên tục từ 03 tiếng đồng hồ trở lên không dứt: Trong vòng 48 tiếng sau tiêm, hiện tượng này có thể xảy ra, tỉ lệ lên tới 10%. Trong trường hợp này phải hết sức chú ý đến khả năng ăn uống của trẻ có giảm sút hay không, hoạt động vui chơi có vì hiện tượng quấy khóc mà suy giảm. Nếu có hiện tượng mất ngủ, sức lực kém, toàn thân mệt mỏi, lượng nước trong cơ thể giảm sút nhanh chóng thì cần đưa ngay đến bệnh viện để bác sỹ cấp cứu xử lý. (Ảnh minh họa)
  6. Lưu ý: Thực chất sau khi tiêm chủng phòng bệnh xuất hiện những dấu hiệu phản ứng cũng như những triệu chứng khác, chúng ta cần phải phán đoán xem những dấu hiệu phản ứng này có liên quan đến việc tiêm chủng phòng bệnh không. Trước hết phải xem xét suy nghĩ xem những phản ứng dấu hiệu này có phải là những điều thường xuất hiện sau khi tiêm chủng hay không. Sau đó, chúng ta phải suy xét xem tác dụng phụ của vắc xin phòng bệnh có liên quan như thế nào đến thời gian xuất hiện những dấu hiệu triệu chứng phản ứng. Nếu là các loại vắc xin phi hoạt tính tổng hợp, một mũi tiêm phòng ba bệnh, phòng bốn, năm hoặc sáu bệnh trong cùng một mũi tiêm thì những phản ứng thường sẽ chỉ xuất hiện ngay sau khi tiêm từ 1 đến 2 ngày. Vì vậy, nếu những dấu hiệu triệu chứng xuất hiện rất lâu sau khi tiêm hoặc kéo dài quá ba ngày kể từ ngày tiêm chủng thì cần phải kiểm tra cẩn thận đến những nguyên nhân khác. CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH Và ngày mà các mẹ bầu mong mỏi cũng đã đến - ngày mà bạn lần đầu tiên được nhìn thấy con yêu bằng xương bằng thịt; ngày mà bạn sẽ được nâng niu con yêu trên đôi tay và ấp ủ con bằng lồng ngực của chính mình; ngày mà bạn sẽ được áp dụng những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh mà bạn đã thu thập từ những buổi học Tiền sản trước đó vào thực tế. Ngày đầu tiên đón bé chào đời sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cảm xúc mới lạ và hân hoan. Trong tuần đầu tiên, bé sơ sinh có rất nhiều điểm đặc biệt mà bạn cần phải lưu tâm:
  7. - Đối với nhiều bà mẹ, bé sinh ra chính là thời điểm mà họ thấy mình được nhẹ nhõm nhất. Sau khi tắm cho bé và lau sạch đàm nhớt, nữ hộ sinh sẽ mang bé đến bên bạn. Lần đầu bế con trên tay, bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và chưa quen. Tuy nhiên cuộc tiếp xúc này sẽ khiến bé có được cảm giác an toàn, ấm áp, tạo nên một sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và bé. (Ảnh minh họa) - Rất nhiều bà mẹ sau sinh lo lắng việc con đòi ăn liên tục, ăn không theo giờ giấc hoặc không ăn mà chỉ ngủ. Và có nhiều mẹ bị "ám ảnh" bởi những con số khi chăm sóc con yêu như: giờ bú, số ml cần phải bú. Điều này khiến mẹ và bé dễ bị căng thẳng. Các nhà khoa học đã chứng minh: "Trẻ em thông minh hơn chúng ta
  8. tưởng. Chúng tự biết khi nào đói và khi nào đã no. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, trẻ sẽ ăn tốt hơn". Vì vậy, mẹ nên quên đi những "kỷ luật thép" về giờ giấc ăn uống của trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa) - Tuy nhiên, do còn quá bé nên trẻ chưa thể biểu đạt thế nào là đói, thế nào là đau, thế nào là khó chịu. Khi cơ thể trẻ có vấn đề, mặc nhiên trẻ sẽ khóc. Tiếng khóc
  9. chính là ngôn ngữ giao tiếp giữa bé và mẹ. Do đó các bà mẹ đừng nên căng thẳng khi bé khóc mà hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao con khóc, ghi nhận những tiếng khóc khác nhau do nhu cầu khác nhau để ngày càng hiểu bé hơn. Lưu ý nhỏ: nếu trẻ khóc do đói càng bú no trẻ càng ngủ ngon, nếu trẻ khóc do đau, càng bú no trẻ càng khóc lớn. Lúc này nên đưa trẻ đến bệnh viện. - Khi trẻ sơ sinh ngủ liền một mạch cả đêm, các bà mẹ không nên quá vui mừng vì điều này không tốt chút nào. Việc ngủ cả đêm là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng, ngoài ra, ngủ quá lâu sẽ khiến trẻ bị mất nước. Bố mẹ cần chắc chắn là trẻ luôn nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con bú ít nhất 4 tiếng một lần vào ban đêm. (Ảnh minh họa)
  10. - Với những trẻ vừa bú mẹ vừa bú sữa công thức thì việc vệ sinh miệng cho bé là hoàn toàn cần thiết. Nếu các bà mẹ lơ là vấn đề này lâu ngày sẽ khiến lưỡi trẻ bị đóng cặn, có thể làm trẻ bị đau, chán ăn và hôi miệng. Các mẹ nên dùng miếng rơ lưỡi thấm với nước muối và lau miệng bé hàng ngày để giữ gìn vệ sinh miệng cho bé một cách tốt nhất. Lưu ý phải rửa tay bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn trước khi vệ sinh miệng cho bé. - Thay tã cho bé thường xuyên, nhớ chú ý xem phân của bé có tốt không. Bạn có thể tắm cho bé hàng ngày, lưu ý nhiệt độ phải trong khoảng từ 37o – 40o , tắm nhanh ở nơi kín gió, lau khô người cho bé thật nhanh. Quần áo của bé tránh giặt với nước xả có mùi quá nồng sẽ khiến trẻ bị hắt hơi và dị ứng. Nên phơi quần áo ở nơi nhiều nắng gió.
nguon tai.lieu . vn