Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA Nguyễn Thảo Bảo Trân, Lê Thị Diên, Nguyễn Lê Quỳnh Anh Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Anh Lợi TÓM TẮT Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh những hạn chế như ô nhiễm môi trường sông, tài nguyên du lịch có hạn... thì những hành động thiết thực như cải cách các thủ tục hành chính, quy hoạch mạng lưới để mở thêm nhiều cảng bến, thay đổi cách nhìn về du lịch đường sông… Nghiên cứu nay nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh của khách du lịch nội địa và đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch đường sông, phục hồi và thúc đẩy một số tuyến du lịch đường sông chưa hoạt động hiệu quả. Từ khóa: du lịch đường sông, khách du lịch nội địa, các yếu tố ảnh hưởng, quyết định đi du lịch, Tp. Hồ Chí Minh. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đã triển khai nhiều loại hình thức du lịch, giao thông trên đường sông Sài Gòn như nhà hàng nổi trên sông về đêm, du thuyền, ca nô đường sông với 5 tuyến khác nhau... Đặc biệt là tuyến tuyến buýt đường sông được khai thác từ tháng 11/2017, mở ra nhiều hy vọng cho du lịch đường sông, một tiềm năng đầy triển vọng góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội cho thành phố. Theo đó, du lịch đường sông (DLĐS) của Tp.HCM vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của mình. Nhìn chung DLĐS còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thỏa mãn nhiều đối tượng khách khác nhau, không đạt hiểu quả như kỳ vọng. Cho nên cần phải có một nghiên cứu nhằm “đánh giá các yếu tố” ảnh hưởng đến quyết định du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm du lịch Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống... Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại 2098
  2. Roma-Italia (21/08–05/09/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo Luật du lịch (2017) “Du lịch các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” 2.1.2 Khái niệm khách du lịch Vào thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo - Jozep Stemder định nghĩa: “Khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”. Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn”. Khái niệm khách du lịch được định nghĩa như sau:“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài”. (Luật du lịch 2017) 2.1.3 Khái niệm khách du lịch Việt Nam Căn cứ theo quy định tại Luật Du lịch (2017) có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam” 2.1.4 Khái nệm du lịch đường sông Theo Nicolaus Copemicus và cộng sự (2010), viện nghiên cứu sinh thái và địa chất Phần Lan: “Du lịch đường sông là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất phát từ đời sống xã hội, thắng cảnh từ văn hóa của địa phương”. (Trích: Châu Văn Bình, 2015) Theo Đỗ Quốc Thông (2009), định nghĩa “Du lịch đường thủy là một hình thức tổ chức các chuyến du lịch chủ yếu dựa vào các dòng chảy tự nhiên, các vùng nước kết hợp với các mục đích tham quan, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu, khám phá,... Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi dày đặc chảy qua các quận trung tâm kết nối nhiều điểm tham quan hấp dẫn như đền, chùa, di tích lịch sử, văn hóa,... là lợi thế để đưa vào hoạt động du lịch. (Trích: Châu Văn Bình, 2015) 2099
  3. 2.1.5 Tổng quan các nghiên cứu trước 2.1.5.1 Woodside và Lysonski’s (1989) Mô hình về nhận thức và sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch bao gồm 4 giai đoạn: 1. Quá trình hình thành nhận thức về điểm đến; 2. Hình thành những điểm đến yêu thích; 3. Hình thành ý định tham quan; 4. Lựa chọn điểm đến. Từ tình huống về nhận thức và sự lựa chọn điểm du lịch của Woodside và Lysonski’s (1989), ta thấy rằng quá trình nhận thức và hình thành ý định tham quan đến chịu tác động của các yếu tố: Trong mô hình có sự xuất hiện của yếu tố tình huống. Và quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch ảnh hưởng giữa sự tương tác của ý định tham quan và yếu tố bên ngoài là biến tình huống. Ưu điểm: mô hình đã sử dụng dữ liệu định tính để đưa ra cái nhìn sâu sắc về phong cách ra quyết định của cá nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến đều xuất phát từ cả hai bên tham gia du lịch đó là công ty du lịch và cá nhân khách du lịch. Đặc biệt, các tác giả đã phát hiện rằng giữa ý định đến quyết định lựa chọn thực sự có ảnh hưởng của nhóm yếu tố bên ngoài là yếu tố tình huống. Hạn chế: đối với các yếu tố vào, mô hình này quá tập trung vào đặc điểm cá nhân của khách du lịch mà bỏ qua những yếu tố về tâm lý của họ như động cơ, thái độ sở thích. 2.1.5.1 Lý thuyết hành vi tiêu dùng của Philip Kotler Hành vi người tiêu dùng theo lý thuyết của Philip Kotler được mô tả qua các giai đoạn sau: - Nhận thức nhu cầu: giai đoạn đầu tiên của quá trình mua hàng, khi người tiêu dùng nhận thức được vấn đề, nhu cầu đối với một loại bột giặt. - Tìm kiếm thông tin: người tiêu dùng có thể biết về sản phẩm qua những nguồn thông tin (Nguồn thông tin cá nhân, nguồn thông tin phổ thông, nguồn thông tin thương mại hay từ kinh nghiệm bản thân). - Đánh giá các phương án: người tiêu dùng sẽ dùng những thông tin có được để đánh giá các phương án phục vụ cho việc lựa chọn cuối cùng. - Quyết định mua: sau khi đánh giá các phương án người tiêu dùng sẽ chọn những sản phẩm mà họ cho là tốt nhất. Họ sẽ mua ở đâu? Số lượng bao nhiêu? Chủng loại như thế nào? - Hành vi sau mua: hành vi của người tiêu dùng đối với việc có sử dụng hay không sử dụng sản phẩm trong tương lai. 2.1.5.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm: Hành vi là những hành động quan sát được của đối tượng (Fishbein và Ajzen ,1975) được ý định bởi ý định hành vi. 2100
  4. Ý định hành vi (Behavioral intention) đo lường khả năng chủ quan của đối tượng sẽ thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin (Fishbein & Ajzen, 1975). Được ý định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan. Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin này (Hale, 2003). Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có ý định tham gia vào hành vi. (Fishbein & Ajzen, 1975). Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975). Chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác định bằng niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi đó. (Fishbein & Ajzen, 1975). 2.1.5.3 Um và Crompton (1990) Um và Crompton (1990) đã đề xuất mô hình quá trình lựa chọn điểm đến du lịch dựa trên những ý tưởng của Howard và Sheth DMP (1969), thuộc tính thái độ của Fishbein và Ajzen (1975). Biến tình huống của Belk (1975) và Assael (1984). Theo đó, hai tác giả phát hiện có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch: - Nhóm yếu tố bên trong: liên quan đến các đặc điểm tâm lý – xã hội (đặc điểm cá nhân, động cơ, giá trị và thái độ). Yếu tố thái độ là biến số quan trọng nhất. - Nhóm yếu tố bên ngoài: bao gồm ba yếu tố là truyền thông, thuộc tính điểm đến và kích thích xã hội (nhóm tham khảo). 2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Dựa trên tông quan các nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu dự kiến Nguồn: nhóm tác giả đề xuất 2101
  5. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu dự kiến và tổng quan các nghiên cứu trước, nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau: Tài nguyên du lịch: là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng với tất cả các thành phần của chúng. Tất cả đóng vai trò trong việc khôi phục cũng như phát triển về thể lực, trí lực của con người và khả năng lao động, sức khỏe của họ. Giả thuyết H1: tài nguyên du lịch ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định lựa chọn du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa. Cơ sở vậy chất – hạ tầng phục vụ du lịch đường sông bao gồm: hệ thống cầu đường, hệ thống bến tàu du lịch, hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện nước... Cảng, bên phục vụ tàu du lịch: là các cảng, bến thủy nội địa có đủ điều kiện theo quy định, dùng để đón, trả khách du lịch và thực hiện các dịch vụ khác; bao gồm cảng, bến đậu trong đất liền và tại các điểm tham quan du lịch. Giả thuyết H2: cơ sở vật chất – hạ tầng phục vụ du lịch đường sông ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định lựa chọn du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa. Nội dung chương trình tham quan du lịch: là lịch trình được định trước của chuyến đi do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định được thời gian chuyến đi nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển các dịch vụ khác và có giá bán của chương trình. Giả thuyết H3: nội dung chương trình tham quan du lịch đường sông ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định lựa chọn du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa. Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. - Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như: đất đai, không khí, nguồn nước, động thực vật,.. tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu sự tác động của con người. Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các cảnh đẹp tự nhiên phục vụ cho tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, cung cấp các nguồn nước nóng, nước khoáng phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con người. - Môi trường văn hóa – xã hội: là môi trường tổng thể các mối quan hệ giữa người và người, từ đó tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người, đó được hiểu là các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định,... ở các cấp khác nhau. - Giả thuyết H4: môi trường tự nhiên ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định lựa chọn du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa. Nhóm tham khảo: quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du lịch bị ảnh hưởng bởi thành phần nào trong nhóm tham khảo: bạn bè/ người thân, cộng đồng khách du lịch hay là người dân địa phương. Giả thuyết H5: nhóm tham khảo ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định lựa chọn du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa. 2102
  6. 3 GIẢI PHÁP Tài nguyên du lịch đường sông bao gồm tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên phải được khai thác, vận dụng hợp lý. Tránh tình trạng khai thác hoang phí nguồn tài nguyên hay vận dụng không hợp lí dẫn đến bị ô nhiễm hay cạn kiệt. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch đường sông phương tiện di chuyển cần được đầu tư đảm bảo an toàn giao đường thủy. Cảng tàu, bến tàu, nhà chờ, đường bộ di chuyển nâng cấp cũng xây dựng thuận tiện cho việc di chuyển đi lại cho hành khách. Nội dung chương trình tham quan nên được bổ sung các dịch vụ nhằm tăng tính đa dạng, hấp dẫn khách du lịch. Nội dung cần đảm bảo tính logic, chất lượng sản phẩm dịch vụ nâng cấp thường xuyên thu hút khách du lịch mua tour. Môi trường tự nhiên nên đầu tư cải thiện như làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm của con sông được khai thác phục vụ du lịch đường sông. Lên kế hoạch, chính sách đảm bảo sử dụng và khai thác môi trường tự nhiên một cách hợp tránh cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm. Nhóm tham khảo cần được đảm bảo đưa thông tin truyền tải đi chính xác và được xác thực tránh phao tin sai lệch gây hoang mang khách du lịch. Đẩy mạnh marketing, PR, truyền thông đại chúng về chất lượng dịch vụ du lịch đường sông rộng rãi toàn quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Châu Văn Bình (2015), “Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, Đại học Quốc Gia Hà Nội. [2] Ngô Hoàng Dương (2015), “Môi trường du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt – Thực trạng và định hướng khai thác”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [3] Lưu Thanh Đức Hải, Nguyễn Quốc Nghi (2019), “Định hướng phát triển dản phẩm du lịch đường sông thành phố Cần Thơ – Tiếp cận từ nhu cầu du lịch”, Tạp chí Khoa học Cần Thơ, T.70, S.4 (2019) [4] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật du lịch. NXB. Chính trị Quốc gia. [5] Trần Thị Kim Thủy (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm du lịch suối khoáng nóng tháp bà Nha Trang của du khách”, Đại học Nha Trang. [6] Trần Thị Kim Thoa (2015), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – Trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ”, Trường Đại học Đà Nẵng. 2103
nguon tai.lieu . vn