Xem mẫu

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIẾP NHẬN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA THANH THIẾU NIÊN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Thái Bảo, Đỗ Việt Phương, Bùi Minh Chính, Lê Trung Kiên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân *Tác giả chính, Email: thaibao171199@gmail.com TÓM TẮT Hiện nay ở Việt Nam, phần lớn các công trình nghiên cứu về chủ đề giáo dục giới tính (GDGT) đều tập trung vào việc đánh giá hoạt động giáo dục giới tính trong gia đình và nhà trường hoặc khảo sát nhu cầu về giáo dục giới tính. Trong khi đó, tác động của các yếu tố này đến khả năng tiếp nhận GDGT của thanh thiếu niên lại không được xem xét một cách toàn diện và đầy đủ. Xuất phát từ thực tế đó và trên cơ sở vận dụng lý thuyết mô hình sinh thái (1989), mô hình lý thuyết kế hoạch hành vi (1991), nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích mô hình bao gồm các yếu tố gia đình, khóa học GDGT, đồng thời bổ sung thêm các yếu tố khác như bạn bè, phương tiện truyền thông đại chúng, yếu tố tâm lý. Dữ liệu phân tích từ 840 quan sát cho thấy tất cả các yếu tố đều có tác động tích cực đến việc tiếp nhận kiến thức của thanh thiếu niên. Trong đó, các khóa học GDGT có tác động mạnh nhất, ngược lại, yếu tố gia đình được xem là có tác động nhỏ nhất. Dựa vào các kết quả trên, nhóm tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách đối với gia đình và nhà trường trong việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao khả năng tiếp cận GDGT của giới trẻ. Từ khóa: Giáo dục giới tính, thanh thiếu niên, tiếp nhận, nhân tố FACTORS IMPACT ON THE RECEIVING OF SEX EDUCATION OF YOUNGERS IN VIETNAM Nguyen Thi Thai Bao, Do Viet Phuong, Bui Minh Chinh, Le Trung Kien National Economics University - NEU * Corresponding Author, Email: thaibao171199@gmail.com ABSTRACT In reality, in Viet Nam, there are some scientific researches relating to sex education, however, almost all scientific studies concentrate on evaluating sex education in school and family or conduct surveys about the demand for sex education. Meanwhile, the influence of these factors, which have directly related to the sex education acquisition of adolescents, do not receive a well-rounded consideration. For these reasons, and based on applying the Theory of ecological systems (1988), the Theory of Planned Behavior (1991), researchers analyzed a model that comprises family, course factors, and by extension, supplemented some other factors such as friends, mass media, psychology. The data of 840 examples show that all elements have a favorable impact on knowledge acquisition. According to the figures, the influence of sex education courses stands out compared to the others, and the family considered as the factor having the slightest effect in reversal. From the results above, the group offers some policy implications for families and schools to improve the ability to approach sex education of young people. Key words: sex education, adolescence, factor, acquisition of knowledge TỔNG QUAN Giáo dục giới tính thường được dùng để chỉ hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho nhi đồng, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề giới tính [1]. Ở nhiều nước tiên tiến, GDGT được tiến hành từ lứa tuổi mẫu giáo và được đặc biệt quan tâm ở giai đoạn dậy thì và tuổi thanh niên [2]. Trong khi đó, tại Việt Nam, vấn đề về GDGT thường bị coi là nhạy cảm, rất nhiều người kể cả các bậc phụ huynh, thầy cô và bản 5
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 thân các bạn trẻ cũng cảm thấy e ngại, có xu hướng né tránh khi phải tiếp nhận các thông tin về lĩnh vực này. Và những hệ lụy từ việc thiếu kiến thức về GDGT có thể thấy rõ qua những con số thống kê về số lượng ca nạo phá thai tại Việt Nam, theo đó mỗi năm cả nước đã có hơn 300.000 ca và có đến 60-70% rơi vào độ tuổi từ 15-19 tuổi. Thực trạng này đã gióng lên một hồi chuông báo động về nhận thức và trách nhiệm của những người trẻ đối với sức khỏe và hạnh phúc của bản thân. Một trong những cách thích hợp để tìm hiểu các yếu tố tác động tới sự tiếp nhận giáo dục giới tính đó là tiếp cận từ môi trường bên ngoài theo lý thuyết mô hình sinh thái (Ecological Theory) của Bronfenbrenner [3]. Đây là một lý thuyết phù hợp để tìm hiểu những yếu tố tác động tới sự tiếp nhận giáo dục giới tính. Trong môi trường sinh thái, các yếu tố đó được khái quát qua hệ thống môi trường bao gồm bốn cấp độ từ hẹp đến rộng: môi trường vi mô (gia đình, bạn bè, trường học), môi trường trung gian (bao gồm các mối quan hệ phối hợp và tương tác giữa các môi trường bên trọng hệ vi mô), hệ thống ngoại vi (gồm những môi trường không tiếp xúc trực tiếp với thanh thiếu niên nhưng lại có tác động tương đối lên môi trường trực tiếp) và hệ thống vĩ mô (các phương tiện thông tin đại chúng). Mặc dù đây là một lý thuyết tốt để giải thích quá trình phát triển của cá nhân nhưng nó thiếu đi những yếu tố giải thích về sự khác biệt sinh học con người. Những thiếu sót này có thể bù đắp thông qua Thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planning Behaviour - TPB) của Ajzen [4] trong việc xác định ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đối với ý định tiếp nhận GDGT của giới trẻ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã vận dụng lý thuyết hệ thống sinh thái và lý thuyết hành vi có kế hoạch để xây dựng mô hình nghiên cứu với 5 biến độc lập bao gồm: gia đình, các khóa học giáo dục giới tính tại trường, bạn bè, các phương tiện thông tin đại chúng, tâm lý và biến quan sát nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, nơi sinh sống, trình độ học vấn, tình trạng quan hệ, trình độ học vấn cha mẹ). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính được thực hiện qua phỏng vấn sâu các chuyên gia thực tiễn nhằm kiểm tra và sàng lọc các nhân tố, cũng như điều chỉnh cần thiết với các câu hỏi được sử dụng phiếu khảo sát. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 10 người, trong đó toàn bộ đều là các đối tượng thanh niên có độ tuổi từ 16-30 tuổi, để hoàn thiện và củng cố giả thuyết của nhóm trước khi thực hiện khảo sát trên diện rộng. Nghiên cứu định lượng: Việc khảo sát được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức online trên ứng dụng Google Form. Kết quả thu được 840 phiếu hợp lệ, thỏa mãn điều kiện đưa vào mô hình phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định thông qua phần mềm SPSS 22 và AMOS 24. KẾT QUẢ Thống kê mô tả Các đối tượng khảo sát có độ tuổi của từ 18 đến 22 tuổi chiếm phần lớn với 64,9%. Trong kết quả điều tra, trong đó bao gồm 42,7% nam và 57,3% nữ. Thêm nữa, 62% người được khảo sát sinh sống tại thành thị và 38% sống tại nông thôn. Đa số những người được hỏi là học sinh, sinh viên với trình độ cao đẳng và đại học (61,9%) và người khảo sát có trình độ học vấn tiểu học/ trung học cơ sở chiếm 22,5%. Và hầu hết các đối tượng còn độc thân (78,3%), có 19,8% cho biết họ đang có mối quan hệ yêu đương, một số ít đối tượng đã kết hôn. Khảo sát trình độ học vấn của bố mẹ cho thấy trình độ trung học phổ thông và cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ lớn với lần lượt là 28,6% và 26,3%, sau đại học (16,9%) và tiểu học/trung học cơ sở (21,4%). 6
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 Kết quả phân tích Cronbach Alpha và nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích cho thấy các biến độc lập đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 và hệ số Corrected Item – Total Correlation lớn hơn 0.3 chứng tỏ thang đo tốt. Chỉ số KMO thu được là 0.889 > 0.5 được coi là đạt yêu cầu. Ngoài ra, kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa p = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố. Thực hiện phân tích nhân tố theo phương pháp trích xuất Principal Axis Factoring và phép quay Promax với kết quả giá trị tổng phương sai trích là 63.78% > 50%; Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố là 1.066 > 1 được xem là đạt yêu cầu. Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA Trong nghiên cứu này, theo kết quả sau khi chạy AMOS 22 ta có CMIN/df = 4.857 < 5; ; RMSEA = 0.068 < 0.07; CFI = 0.933 > 0.9; GFI = 0.914 > 0.9; TLI = 0.98 > 0.9. Giá trị của các chỉ số này cho thấy mô hình phù hợp, các giá trị đều đạt yêu cầu và mức độ đánh giá trong khoảng từ mức chấp nhận được đến tốt. Bên cạnh đó, các chỉ số CR, AVE, MSV và SQRTAVE đều đáp ứng được điều kiện đặt ra cụ thể: CR > 0.7 (cho biết độ tin cậy của thang đo được đảm bảo), AVE > 0.5 (tính hội tụ được đảm bảo), tất cả giá trị MSV đều nhỏ hơn AVE, các giá trị SQRTAVE đều lớn hơn tất cả các Inter-Construct Correlations (tính phân biệt được đảm bảo). Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết Trước hết, hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.402 - nghĩa là biến kiểm soát và biến độc lập giải thích được 40.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc còn lại 59.8% được lý giải bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu cũng xem xét độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính này đối với tập dữ liệu qua giá trị Adjusted R Square hoặc R Square. Cụ thể ta có giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể. Giá trị Sig. của kiểm định t đối với các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do đó các biến này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc và không biến nào bị loại bỏ. Bảng 1. Hệ số hồi quy Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa cộng tuyến Mô hình hóa chuẩn hóa t Sig. Hệ số phóng Hệ số Sai số Hệ số Độ dung đại phương Beta chuẩn Beta sai sai (Hằng 11.33 1.17 0.103 0 số) 1 Gia đình 0.083 0.024 0.115 3.507 0 0.669 1.494 Khóa học 0.194 0.026 0.264 7.394 0 0.558 1.793 GDGT Phương tiện 0.156 0.024 0.211 6.45 0 0.667 1.499 truyền thông đại 7
  4. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 chúng Bạn bè 0.137 0.025 0.173 5.401 0 0.694 1.441 Tâm lý 0.118 0.021 0.151 5.57 0 0.969 1.032 Biến phụ thuộc: Sự tiếp nhận các kiến thức GDGT Mô hình hồi quy được xác định như sau: TN = 1.170 + 0.083*GĐ+ 0.194*KH+ 0.156*TT+0.137*BB+ 0.118*TL Từ mô hình hồi quy trên, ta nhận thấy các biến độc lập đều tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc. Trên cơ sở đó, kết hợp với các giả thuyết đã nêu ở trên, nhóm nghiên cứu kết luận các yếu tố bao gồm gia đình, khóa học giáo dục giới tính, bạn bè, phương tiện truyền thông đại chúng, tâm lý đều có tác động trực tiếp và tích cực đến sự tiếp nhận giáo dục giới tính của thanh thiếu niên. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA và Kiểm định Independent Sample T-Test Kết quả kiểm định cho thấy sự tiếp nhận giáo dục giới tính của thanh thiếu niên có sự khác biệt đáng kể theo giới tính, nơi sinh sống, trình độ học vấn của bản thân và trình độ học vấn của bố mẹ. Ngược lại, sự tiếp nhận giáo dục giới tính của thanh thiếu niên không có sự khác biệt phân theo độ tuổi và tình trạng quan hệ. Hình 1. Kết quả các nhân tố tác động THẢO LUẬN Theo đó, với kết quả đã trình bày ở phần trên, có tất cả 6 nhân tố đạt đủ độ tin cậy và được chứng minh là có tác động ảnh hưởng tới sự tiếp nhận giáo dục giới tính của thanh thiếu niên 8
  5. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 là: các yếu tố liên quan đến gia đình, các yếu tố liên quan đến khóa học giới tính tại trường học, các yếu tố liên quan đến tâm lý, các yếu tố liên quan đến phương tiện thông tin đại chúng, các yếu tố liên quan đến bạn bè và các yếu tố nhân khẩu học (bao gồm 6 biến nhỏ: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng quan hệ, khu vực sinh sống và trình độ học vấn của cha mẹ). Tất cả các yếu tố này đều đạt đủ độ tin cậy Sig
nguon tai.lieu . vn