Xem mẫu

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc ...

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG
Hà Nam Khánh Giao*

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác
động đến sự hài lòng công việc của nhân viên
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng (BVST),
bằng việc phỏng vấn 216 nhân viên. Thang
đo chỉ số mô tả công việc (JDI) đã được điều
chỉnh phù hợp, được đánh giá bằng công cụ
Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.

có tác động tích cực đến sự hài lòng công việc
của nhân viên BVST, giảm dần theo thứ tự:
(1) Đào tạo và thăng tiến, (2) Tiền lương, (3)
Phúc lợi, (4) Đồng nghiệp. Từ đó, nghiên cứu
đề xuất một số hàm ý quản trị đối với Ban
Quản lý bệnh viện nhằm có chính sách quản
trị nguồn nhân lực thích hợp để duy trì sự hài
lòng của điều dưỡng, và nâng cao chất lượng
công tác của nhân viên.

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy
4 trong tổng số 7 yếu tố của mô hình lý thuyết

Từ khóa: Sự hài lòng, nhân viên, bệnh viện
tỉnh Sóc Trăng

FACTORS AFFECTING STAFF’S JOB SATISFACTION AT GENERAL
HOSPITAL OF SÓC TRĂNG PROVINCE
ABSTRACT

The research aims at analyzing the factors
affecting staff’s job satisfaction at General
hospital of Sóc Trăng province by interviewing
216 employees. The scale of Job Description
Index (JDI) was apllied suitainably,
Cronbach’s alpha, EFA and linear regression
analysis were used.

model affecting staff’s job satisfaction at
General hospital of Sóc Trăng province
decreasingly: (1) Training and promotion, (2)
Salary, (3) Bonus, (4) Peer relationship. From
that, the research suggests some solutions to
the hospital management to have suitable
human resources policies and to enhance staff
working effectiveness.

The results of quantitative analysis show
that there are 04 of 07 factors of the theorical

Keyworks: Job satisfaction, staff, general
hospital of Sóc Trăng province

1. GIỚI THIỆU
y tế ở quy mô toàn cầu, khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương, cũng như Việt Nam, nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sự hài
lòng đối với công việc của nhân viên sẽ đảm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguồn nhân
lực là yếu tố cơ bản cho mọi thành tựu y tế.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang có sự
thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực ngành
*

PGS.TS. Trường Đại học Tài chính - Marketing
13

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Để đo lường sự hài lòng với công việc,
mô hình chỉ số mô tả công việc (JDI) được
Smith et al. [11] giới thiệu gồm 5 nhân tố: (1)
Bản chất công việc phù hợp, (2) Cơ hội đào
tạo và thăng tiến, (3) Thu nhập, (4) Lãnh đạo,
(5) Đồng nghiệp. Nghiên cứu của Singh [10]
về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công
việc của các nhân viên bệnh viện tư nhân của
Manipur, Ấn Độ cho thấy có 03 yếu tố: mối
quan hệ, tiền lương và trợ cấp, đào tạo và phát
triển nghề nghiệp. Bagheri [2] nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc từ
quan điểm của các nhân viên làm việc trong hệ
thống y tế cho thấy 04 nhóm: cơ cấu và quản
lý, xã hội, bản chất công việc, môi trường và
phúc lợi. Nghiên cứu của Spector [12] trong
lĩnh vực dịch vụ đánh giá mức độ hài lòng và
thái độ có 9 yếu tố là: lương, cơ hội thăng tiến,
điều kiện làm việc, sự giám sát, đồng nghiệp,
yêu thích công việc, giao tiếp thông tin, phần
thưởng bất ngờ, phúc lợi. Nghiên cứu của
Luddy [8] trong lĩnh vực dịch vụ y tế tại Nam
Phi cho thấy sự hài lòng của người lao động
với công việc chịu ảnh hưởng của 05 yếu tố
trong mô hình JDI.

bảo duy trì đủ nguồn nhân lực và nâng cao chất
lượng các dịch vụ y tế. Nâng cao chất lượng
bệnh viện gắn liền với nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân viên. Để đạt được sự thành công và
hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đội
ngũ nhân viên phải làm việc hiệu quả, tận tâm
với nghề và nhất thiết phải hài lòng với công
việc của mình được giao.
Ngành y tế Việt Nam đã phát triển nhanh
chóng trong những năm gần đây. Đảm bảo sự
hài lòng công việc của nhân viên là quan trọng
để giữ chân người lao động và cung cấp dịch vụ
y tế có hiệu quả. Trong môi trường bệnh viện,
sự hài lòng của nhân viên đã được tìm thấy là
có liên quan đến chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng của bệnh nhân. Vì vậy, sự hài lòng của
nhân viên và sự hài lòng của bệnh nhân đều
quan trọng từ quan điểm của bệnh viện. BVST
cũng nằm trong xu thế nâng cao chất lượng
bệnh viện nhằm đáp ứng sự hài lòng của người
bệnh, do vậy, nghiên cứu về sự hài lòng của
nhân viên đối với công việc, các chính sách của
bệnh viện ngày càng trở nên quan trọng.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Sự hài lòng với công việc

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hà Nam
Khánh Giao và Võ Thị Mai Phương [4] về
sự thỏa mãn công việc của nhân viên sản
xuất tại công ty Tân Hiệp Phát cho thấy 05
yếu tố: lương, mối quan hệ với cấp trên, đặc
điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi.
Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi và
cộng sự [6] cho thấy có 05 nhân tố có ảnh
hưởng tới sự hài lòng của nhân viên tại các
bệnh viện thành phố Cần Thơ: môi trường
quản lý, phương tiện làm việc, tiền lương,
đồng nghiệp và đào tạo phát triển. Nghiên cứu
của Trần Kim Dung [13] cho thấy có 07 yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối
với công việc thực hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh: bản chất công việc, đào tạo và thăng
tiến, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp, phúc

Theo Hoppock [5] sự hài lòng với công
việc là tổng hợp sự hài lòng về tâm lý, sinh
lý và các yếu tố môi trường khiến cho một
người thật sự cảm thấy hài lòng về công việc
của họ. Về sau, Aziri [1] khái quát sự hài
lòng công việc thể hiện cho một cảm giác
xuất hiện khi người lao động nhận thức về
công việc, giúp cho họ đạt được các nhu cầu
vật chất và tinh thần.
Clelland [3] cho rằng con người có ba nhu
cầu cơ bản là: (1) Nhu cầu thành tựu: luôn theo
đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn, (2) Nhu
cầu liên minh: làm tốt những công việc tạo ra
sự thân thiện và các quan hệ xã hội, (3) Nhu
cầu quyền lực: nhu cầu kiểm soát và ảnh hưởng
đến người khác và môi trường làm việc của họ.
14

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc ...

lợi và điều kiện làm việc. Nghiên cứu của Lê
Thanh Nhuận và cộng sự [7] nhằm đánh giá sự
hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế
tuyến cơ sở và bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc cho
thấy 07 yếu tố: Lương và phúc lợi, Cơ sở vật
chất; Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc;
Mối quan hệ với lãnh đạo; Học tập, phát triển
và khẳng định; Môi trường tương tác của cơ
quan; Mối quan hệ với đồng nghiệp. Nghiên
cứu của Trần Quy và cộng sự [14] đánh giá
sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh
viện liên quan trên 2800 Điều dưỡng-hộ sinh
đang làm việc trong các bệnh viện huyện,
bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương thuộc 12
tỉnh đại diện cho ba vùng trong toàn quốc cho

kết quả 06 yếu tố: Lương và thu nhập, Giá trị
nghề nghiệp, Điều kiện lao động, Mối quan hệ
đồng nghiệp, Quan hệ với người bệnh, Sự hỗ
trợ của gia đình và người thân.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Hầu hết các nghiên cứu nêu trên đều kiểm
định được rằng các nhân tố trong JDI đã phản
ánh được sự hài lòng công việc của nhân viên.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trần Kim Dung
[13], nhóm tác giả đề xuất thêm 2 yếu tố: phúc
lợi, điều kiện làm việc. Vậy, mô hình nghiên
cứu đề xuất gồm 7 yếu tố (Hình 1) cùng các
giả thuyết nghiên cứu.

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Theo tổng hợp và nghiên cứu của nhóm tác giả

H1: Bản chất công việc tương quan cùng chiều
với độ hài lòng công việc của nhân viên BVST.
H2: Tiền lương tương quan cùng chiều với độ
hài lòng công việc của nhân viên BVST.
H3: Cấp trên tương quan cùng chiều với độ hài
lòng công việc của nhân viên BVST.
H4: Đồng nghiệp tương quan cùng chiều với độ
hài lòng công việc của nhân viên BVST.

H5: Cơ hội đào tạo và thăng tiến tương quan
cùng chiều với độ hài lòng công việc của nhân
viên BVST.
H6: Điều kiện làm việc tương quan cùng chiều
với độ hài lòng công việc của nhân viên BVST.
H7: Phúc lợi tương quan cùng chiều với độ hài
lòng công việc của nhân viên BVST.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

dưỡng tại bệnh viện, thu về 221 bảng, loại bỏ
5 bảng không đạt yêu cầu do bỏ trống nhiều
thông tin (missing data), sử dụng 216 quan sát.

Phương pháp chọn mẫu toàn bộ, 250 bảng
câu hỏi được phát ra đến tất cả nhân viên điêu
15

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Bảng 1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Giới
Tính
Thời gian
làm việc

Trình độ
học vấn

Thu nhập
hiện tại

Đặc điểm của mẫu (cỡ mẫu n = 216)
Nam
Nữ
Dưới 1 năm
Từ 1 – 3 năm
Từ 3 – 5 năm
Trên 5 năm
Từ Trung học trở xuống
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Từ 1 – 3 triêu đồng/tháng
Từ 3 – 5 triệu đồng/tháng
Trên 5 triệu đồng/tháng

Số lượng (người)
80
136
18
34
42
122
2
152
18
42
2
76
94
46

Tỷ lệ (%)
37,0
63,0
8,3
15,7
19,4
56,5
0,9
70,4
8,3
19,4
0,9
35,2
43,5
21,3

Nguồn: Dữ liệu điều tra và phân tích

3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

tương quan biến tổng lớn hơn 0,33 [9] (Bảng
2). Các biến này được sử dụng trong phân tích
EFA tiếp theo.

Kết quả cho thấy các biến có hệ số
Cronbach’s alpha lớn hơn 0,55 và có hệ số

Bảng 2. Hệ số Cronbach’s Alpha
Biến quan sát

Bản chất công việc (BC)
Tiền lương (TL)
Cấp trên (CT)
Đồng nghiệp (DN)
Đào tạo và thăng tiến (DT)
Điều kiện làm việc (DK)
Phúc lợi (PL)
Hài lòng chung (HL)

Số biến quan
sát
6
4
7
7
5
5
4
3

Cronbach’s
Alpha
0,795
0,853
0,841
0,915
0,898
0,822
0,842
0,845

Hệ số tương quan
biến- tổng nhỏ nhất
0,478
0,627
0,467
0,514
0,685
0,480
0,635
0,664

Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của nhóm tác giả

3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
38 biến quan sát độc lập được đưa vào
phân tích nhân tố EFA với phương pháp
trích “Principal Component” và phép quay
“Varimax”. Sau 2 lần quay, còn 36 biến. Kết
quả kiểm định Barlett với số sig bằng 0 nhỏ
hơn 0,005 và hệ số KMO bằng 0,851 lớn hơn

0,5 đạt yêu cầu. Eigenvalues >1, tổng phương
sai trích là 66,498% > 50% nên giải thích được
66,498% sự biến thiên của dữ liệu. Điều này
cho thấy các biến quan sát độ lập có tương
quan đủ mạnh để chạy EFA. Có 7 nhóm nhân
tố được rút trích.
16

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc ...

Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố lần 2
1
BC_2
BC_3
BC_5
BC_6
TL_1
TL_2
TL_3
TL_4
CT_1
CT_2
CT_3
CT_4
CT_6
CT_7
DN_1
DN_2
DN_3
DN_4
DN_5
DN_6
DN_7
DT_1
DT_2
DT_3
DT_4
DT_5
DK_2
DK_3
DK_4
DK_5
PL_1
PL_2
PL_3
PL_4

2

3

4

5

6

7
0,801
0,838
0,710
0,659

0,675
0,821
0,837
0,660
0,759
0,739
0,708
0,773
0,722
0,647
0,807
0,838
0,703
0,792
0,725
0,785
0,798
0,662
0,758
0,821
0,856
0,757
0,800
0,813
0,694
0,790
0,795
0,747
0,680
0,676

Hệ số KMO = 0,851
Giá trị P của kiểm định Bartlett’s = 0,000
Phần trăm phương sai trích = 66,498%
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế
17

nguon tai.lieu . vn