Xem mẫu

  1. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CAMPUCHIA Prak Chandara(*) MEASURES FOR DEVELOPMENT CAMBODIA TRAVEL Abstract In recent years, although Cambodian was recognized by domestic and international tourists as a rich country by the value of tourism resources in Asia, yet tourism in Cambodia has not been held in accordance with requirements and international standards. Cambodian government emphasizes the path of development must ensure the tourism service development and the tourism products development are also more sustainable . That is, the development of specific strategies (attention to quality, standards, current needs and future needs in the policy) should ensure stability, satisfaction with appreciation of tourists both domestic and international. Our article proposes measures to develop Cambodia tourism in a sustainable manner. * Du lịch là nguồn tạo ra GDP và việc làm rất lớn của thế giới, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch tương ứng cũng tăng cao. Du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Ngành kinh tế này đang được sự quan tâm đặc biệt của nhiều địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Campuchia. Campuchia có nhiều tiềm năng du lịch được mệnh danh là vương quốc của kỳ quan, có vị trí giao thông thuận lợi là điểm kết nối của nhiều tuyến du lịch nội địa và quốc tế.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Campuchia đang có lợi thế so sánh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với các giá trị tài nguyên đa dạng, phong phú và có tính khác biệt cao, Campuchia có thể phát triển các loại hình du lịch và khả năng kết hợp các loại sản phẩm du lịch tương ứng với mỗi loại hình để tạo ra tính đặc trưng mang thương hiệu vương quốc kỳ quan. Trong những năm gần đây Du lịch Campuchia đã có những bước phát triển nhanh, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên chỉ số cạnh tranh của Du lịch Campuchia thấp, năm 2011 đứng thứ 109 trên 139 nước và đứng thứ 21 trên 26 nước thuộc Châu Á- Thái Bình Dương (The Travel &Tourism Competitiveness Report 2011, www.weforum.org/ttcr). Chỉ số cạnh tranh thấp này đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm du lịch ở Campuchia ở mức độ thấp, trong khi khách du lịch ngày càng có những đòi hỏi cao hơn, tinh tế hơn trong tiêu dùng du lịch. Trong những năm qua, mặc dù Campuchia được khách trong nước và quốc tế công nhận là một quốc gia ở Châu Á giàu có phong phú bởi giá trị tài nguyên du lịch, song ngành du lịch Campuchia vẫn chưa được tổ chức cho phù hợp với nhu cầu và chuẩn mực quốc tế. Đường lối phát triển mà nhà nước Campuchia nhấn mạnh phải bảo đảm cho bằng được việc phát triển ngành dịch vụ và các sản phẩm du lịch khác nữa theo hướng bền vững. Có nghĩa là, việc phát triển có tính toán cụ thể (quan tâm tới chất lượng, chuẩn mực, nhu cầu hiện nay và nhu cầu trong trương lai) để bảo đảm được sự ổn định, sự hài lòng cùng với sự đánh giá cao của khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo báo cáo của cơ quan quản lý ngành du lịch Campuchia, ngành du lịch hiện nay đang đối mặt với những vấn đề khó khăn liên quan đến sự hạn chế của chất lượng dịch vụ như là: dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí, ăn uống, vận chuyển, và lưu trú, v.v... Sự hạn chế này phần nào ảnh hưởng đến: (1) tỷ lệ khách du lịch (trong đó có khách quốc tế) quay trở lại các điểm đến ở Campuchia; (2) chi tiêu cho các hoạt động mua sắm/ tổng chi phí du lịch của khách; (3) độ dài trung bình lưu trú. Cụ thể, năm 2014 ngành Du lịch đón hơn 4,5 triệu lượt du khách quốc tế tăng 7% so sánh với năm 2013 (trong đó tỷ lệ quay trở lại của du khách chiếm khoảng 10%) và thu dược 3,000 triệu USD bằng 10% của GDP và đã tạo việc làm hơn 500 nghìn người bằng 13% tổng số lao động ở Campuchia. (*) Bộ Du Lịch ,Vương Quốc Campuchia.
  2. Khách du lịch nội đại và quốc tế đã tập trung đến thăm quan và nghỉ dưỡng khu du lịch thu hút khách đặc biệt TP Phnôm Pênh, tỉnh Siêm Reap và Tỉnh Pras Shihanuk và một số điểm ở đồng bắc Campuchia. Như vậy, sự hoạt động đã có hưu hiệu, minh bạch và sự chịu trách nhiệm về sản xuất sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách du lịch đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch đã hoạt động mạnh và thức tế có năng lực trong việc phát triển ngành du lịch để trở thành Campuchia là “Quốc Vương Kỳ Quan” là điểm nối lên để thu hút khách để cạnh tranh cao làm thế nào để thu khách quốc tế được 5 triệu khách vào năm 2015 và 7,5 triệu khách vào năm 2020. Một trong những dịch vụ du lịch cơ bản là dich vụ lưu trú. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến độ dài lưu trú của du khách trong nước là khá thấp do chất lượng các dịch vụ lưu trú còn thấp chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách trong nước và quốc tế. Để du lịch Campuchia phát triển nhanh và mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững của du lịch như một ngành không chỉ tập trung đưa ra các giải pháp nhằm tăng số lượng khách du lịch mà còn phải chú ý đến cải thiện chất lượng dịch vụ lưu trú, sự thỏa mãn du khách. Vì vậy, nghiên cứu chất lượng dịch vụ lưu trú Campuchia để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển ngành du lịch Campuchia. 1. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại Vương quốc Camphuchia Chính phủ Hoàng gia, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình và sáng suốt của thủ tướng SOM DECH AKAK MOHA SENA PAKDAY DECHO HUNSEN đã luôn quan tâm đến việc thúc đẩy đầu tư và phát triển ngành du lịch quốc gia. Thông qua việc đề ra những chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập cũng như các giải pháp và nhiều cơ chế mới, đã làm cho lĩnh vực du lịch tại vương quốc Canpuchia đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Lợi thế, tiềm năng trong phát triển lĩnh vực du lịch ở vương quốc Campuchia chính là sự đa dạng, phong phú cả về văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp với sự thống nhất dân tộc, ổn định về chính trị, an ninh và an toàn trật tự, việc thực hiện một cách tích cực chiến dịch xúc tiến quảng bá "Campuchia: Vương quốc của những kỳ quan" đã và đang tạo nên những chuyển biến đáng phải ghi nhận. Cụ thể, kết quả điều tra trong những năm qua cho thấy ngành du lịch đã có tốc độ tăng trưởng liên tục, mặc dù phải hứng chịu một số ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2007 đến nay. Theo thống kê của Bộ du lịch Vương quốc Campuchia, việc thụ hút khách du lịch quốc tết rong những năm qua đã có sự chuyển biến đáng phải ghi nhận. Cụ thể khách du lịch đến từ Châu Á Thái Bình Dương có số lượng đông nhất, chiếm tới 74,9%,Châu Âu khoảng 17,8% và Mỹ 6,8%. Bảng 1: Thống kê du khách quốc tế đến Campuchia giai đoạn 2010-2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ (người) (người) (người) (người) (người) (%) Đến từ Châu Á Thái 1.698.008 2.106.601 2.712.316 3.231.892 3.498.785 74,9 Bình Dương Châu Âu 598.790 542.863 611.359 698.157 708.705 17,8 Mỹ 199.089 217.500 244.291 263.175 276.669 6,8 Châu Phi 4.627 5.993 5.626 5.902 6.212 0,2 Trung Đông 7.775 8.905 10.715 11.039 12.404 0,3 Tổng cộng 2.508.289 2.881.862 3.584.307 4.210.165 4.502.775 100 (Nguồn: Thống kê năm 2010 đến năm 2014)
  3. Kết quả này chứng tỏ rằng thị trường du lịch ưu tiên thu hút khách của ngành du lịch Campuchia là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, những nơi gần hơn về vị trí địa lý và là khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới, đông dân cư, Các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước láng giềng của Campuchia như Việt Nam, Lào và Thái Lan đều là những thị trường khách du lịch quan trọng, dễ thu hút. Trong khi đó các nước đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nam Á như Ấn Độ cũng không cách xa về mặt địa lý với Campuchia, và là những nguồn khách du lịch lớn nhất đối với ngành du lịch Campuchia. Có thể nói, tăng trưởng của du lịch Châu Á Thái Bình Dương trong những năm vừa qua đã và đang trở thành xu hướng chung. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch Campuchia một cách nhanh chóng thông qua không chỉ nguồn tài nguyên du lịch phong phú của quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cơ sở hạ tầng có sẵn, thị trường du lịch đang phát triển, những chính sách thu hút khách du lịch hấp dẫn, cũng như sự kết nối chặt chẽ và hợp tác tốt đẹp giữa các nước ASEAN trong chiến lược thu hút khách du lịch. Trên thực tế trong năm 2010, Campuchia đã đón tiếp khoảng 2,5 triệu lượt khách du lịch, đến năm 2011 đã tăng lên tới 2,88 triệu lượt khách và năm 2014 số lượng khách đã tăng đến 4,5 triệu. 2. Xu hướng mới trong phát triển du lịch tới Campuchia và Đại tiểu vung sông Mêkông (GMS) Khảo sát lượng khách du lịch tới Campuchia trong thời gian qua chung ta thấy khách du lịch đến từ các nước trong khu vực tăng vọt. Cụ thể, năm 2010, du khách đến từ Việt Nam đứng hàng đầu (chiếm 20,5%) với tốc độ tăng trưởng trên 60%/ năm, Hàn Quốc đứng hàng thứ hai (11,6%). Riêng lượt khách du lịch Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng khoảng 39%, Lào tăng 39,3%. (bảng 3) và 97% (bảng 4). Bảng 2: Bảng xếp hạng khách du lịch đến Campuchia trong năm 2010 Năm 2010 (người) Tỷ lệ (%) Tăng trưởng (%) Đến từ Việt Nam 514.289 20,5 62,8 Hàn Quốc 289.702 11,6 46,5 Trung Quốc 177.636 7,1 38,6 Nhật Bản 151.795 6,1 3,8 Thái Lan 149.108 5,9 16,3 Mỹ 146.005 5,8 -1,7 Pháp 113.285 4,5 7,4 Anh Quốc 103.067 4,1 -,35 Úc 93.598 3,7 10,7 Đài Loan 91.229 3,6 26,5 Tổng cộng 1.829.714 Bảng 3: Bảng xếp hạng khách du lịch đến Campuchia trong năm 2011 Đến từ 2011 (người) Tỷ lệ (%) Tăng trưởng (%) Việt Nam 614.090 21,3 19,4 Hàn Quốc 342.810 11,9 18,3 Trung Quốc 247.197 8,6 39,2
  4. Nhật Bản 161.804 5,6 6,6 Mỹ 153.953 5,3 5,4 Lào 128.525 4,5 39,3 Pháp 117.408 4,1 3,6 Thái Lan 116.758 4,1 - 21,7 Úc 105.010 3,6 12,2 Anh Quốc 104.052 3,6 1,0 Tổng cộng 2.091.607 Bảng 4: Bảng xếp hạng khách du lịch đến Campuchia trong năm 2012 (*) Đến từ 2012 (*) (người) Tỷ lệ (%) Tăng trưởng (%) Việt Nam 763.136 21,3 24,3 Hàn Quốc 411.491 11,5 20,0 Trung Quốc 333.894 9,3 35,1 Lào 254.022 7,1 97.6 Thái Lan 201.422 5,6 72.5 Nhật Bản 179.327 5,0 10,8 Mỹ 173.076 4,8 12,4 Pháp 121.175 3,4 3,2 Úc 117.729 3,3 12,1 Malaysia 116.764 3,3 13,4 Tổng cộng 2.672.036 Bảng 5: Bảng xếp hạng khách du lịch đến Campuchia trong năm 2013 (*) Đến từ 2013 (*) (người) Tỷ lệ (%) Tăng trưởng (%) Việt Nam 854,104 20.3 11.9 Trung Quốc 463,123 11.0 38.7 Hàn Quốc 435,009 10.3 5.7 Lào 414,531 9.8 63.2 Thái Lan 221,259 5.3 9.8 Nhật Bản 206.932 4.9 15.4 Mỹ 184.964 4.4 6.9 Úc 132,028 3.1 12.1 Liênxô 131.675 3.1 32.0 Pháp 131.486 3.1 8.5 Tổng cộng 3.175.111
  5. Bảng 6: Bảng xếp hạng khách du lịch đến Campuchia trong năm 2014 (*) Đến từ 2014 (*) (người) Tỷ lệ (%) Tăng trưởng (%) Việt Nam 905.801 20,1 6,1 Trung Quốc 560.335 12,4 21,0 Lào 460.191 10,2 11,0 Hàn Quốc 424.424 9,4 -2,4 Thái Lan 279.457 6,2 26,3 Nhật Bản 215.788 4,8 4,3 Mỹ 191.366 4,2 3,5 Malaysia 144.437 3,2 10,5 Pháp 141.052 3,1 7,3 Úc 134.167 3,0 1,6 Tổng cộng 3.457.081 Bảng thứ 2, 3 , 4, 5 và thứ 6 đã xác định rõ về thị trường du lịch quốc tế quan trọng đến Campuchia, trong đó thị trường trong khu vực đặc biệt Việt Nam, Lào và Thái Lan là thị trường quan trọng nhất trong 10 thị trường được xếp hạng của Campuchia. Xu hướng trên phản ánh những ảnh hưởng của việc kết nối chặt chẽ với nhau giữa thịtrường kinh doanh du lịch, đặc biệt nước láng giềng giữa Campuchia - Việt Nam - Lào và Thái Lan được thực hiện theo tinh thần các thỏa thuận về chuyên chở qua biên giới kể cả bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không cùng với việc tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục, bao gồm cả việc miễn bỏ thị thực. Đến năm 2014, dân số Việt Nam vào khoảng trên 90 triệu người, tình hình chính trị, kinh tế, và xã hội ổn định. Thêm vào đó, Việt Nam là quốc gia giáp với Campuchia, đặc biệt ở phía Nam. Mạng lưới du lịch bằng đường bộ của hai quốc gia ngày càng phát triển bên cạnh du lịch đường hàng không. Trong du lịch đến Campuchia, nhu cầu lưu trú, chi tiêu trong việc mua sắm và sử dụng các dịch vụ ngày càng tăng lên với nhiều đối tượng du khách khác nhau. Một điểm đáng chú ý là vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, du khách đến từ Việt Nam đã giúp ngành du lịch Canlpuchia ngăn chặn sự sút giảm trong phát triển ngành. Trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng kinh tế, khách du lịch Việt Nam đã ồ ạt đổ vào Campuchiavới mục đích tham quan, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Đã có thống kê ước đoán rằng vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế Campuchia đã đón tiếp khoảng 40% du khách đến từ Việt Nam trong tổng số khách du lịch đến Campuchia. Song hành cùng với khách du lịch nước ngoài, các hoạt động của khách du lịch trong nước cũng tăng mạnh và đang được ghi nhận. Trong năm 2010 khách du lịch nội địa cũng tăng lên tới 7.6 triệu lượt khách và 8.5 triệu năm 2014. Sự tăng trưởng này chứng tỏ Campuchia có sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn trong các hành trình du lịch nghỉ mát, giải trí và thăm quan. Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tình hình kinh tế ổn định, có nhiều điểm du lịch và các sản phẩm du lịch được xây dựng và phát triển. Kết quả khảo sát điều tra thực tế cho thấy sự tăng trưởng trong lĩnh vực du lịch tại vương quốc Campuchia (bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế), đặc biệt lượng khách du lịch nước ngoài vào Campuchia bằng đường hàng không, đường bộ, đường thủy đã tăng lên phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng bao gồm:
  6. Thứ nhất, thực hiện đường lối chính sách mở cửa (mở rộng đường chân trời)đường bộ, đường thủy của chính phủ Hoảng gia với mục đích tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng cho việc đi lại và vận chuyển khách du lịch. Hai là, tăng cường hiệu quả trong công tác đề cao hợp tác tốt đẹp cùng với các nước láng giềng trong khu vực, đặc biệt cùng với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Thái Lan trong các công việc miễn giảm thị thực, mở rộng các cửa khẩu xuất - nhập cảnh,quảng bá và bán các hình ảnh về các điểm du lịch với mục đích một khu vực chung (Việt Nam - Lào - Campuchia hoặc Việt Nam - Campuchia - Thái Lan hoặc Thái Lan - Lào - Campuchia). Bảng 7. Số lượt khách du lịch trong nước và du lịch đi nước ngoài (Outbound) Trong năm 2010-2014 2013 2014 Tăng 2010 2011 2012 trưởng (người) (người) (người) (người) (người) (%) Du lịch trong 7.667.628 7.920.179 8.253.860 8.518.753 3,3 nước (Domestic) Du lịch đi nước 504.990 709.616 792.398 871.646 955.909 27,4 ngoài (Outbound) (Nguồn: Thống kê năm 2010 đến năm 2014) 3. Một số biện pháp nhằm hợp tác phát triển du lịch trong Đại tiểu vùng sông Mêkông Những phân tích, đánh giá về tiềm năng và hiện trạng trong phát triển du lịch Campuchia đã chỉ ra sự cần thiết trong tiếp tục thực hiện các cơ chế hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực du lịch giữa các nước láng giềng trong khu vực, đặc biệt giữa Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan. Đây thực sự được xem là một định hướng chiến lược cần được ưu tiên bởi vì nó có thể mang lại cho các quốc gia trong khu vực những cơ hội để tăng trưởng và phát triển trong hoạt động du lịch. Hơn nữa, những lý giải trên đã chứng minh rằng việc thúc đẩy, tạo đà và tạo lập cơ chế chung cùng nhau thực hiện trong khuôn khổ Ministerial Decleration onTrilateral, Tourism Cooperation tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 09 năm 2010 đích thực là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, theo nhìn nhận của chúng tôi, Campuchia thực sự có nhu cầu cấp thiết trong việc giữ vững và thúc đẩy tăng trưởng số lượng khách du lịch đến từ Việt Nam và Thái Lan, đặc biệt hơn nữa đối với du khách quốc tế đến tham quan 02 quốc gia này. Điều này đã được công nhận là chiến lược hàng đầu trong việc giữ vững sự ổn định về môi trường du lịch và thúc đầy hoàn thành mục tiêu tầm nhìn phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng cao. Việt Nam, Lào và Thái Lan có dân số đông (khoảng 170 triệu người). Trong số đó có tới gần 12 triệu người đi du lịch ra nước ngoài hàng năm. Ngoài ra, 3 nước láng giềng này còn đón nhận lượng khách du lịch quốc tế khoảng 35,3 triệu lượt khách mỗi năm (Việt Nam hơn 7,8 triệu lượt khách , Lào hơn 3,5 triệu lượt khách và Thái Lan hơn 24 triệu lượt khách). Đây chính là nguồn du khách lớn ở ngay sát với Campuchia. Đối với Campuchia, thị trường Châu âu, Mỹ, Châu Phi và Trung Đông vẫn là những thị trường khách du lịch quan trọng mặc dù vẫn gặp một số khó khăn để thu hút. Trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, Campuchia vẫn thu hút được nguồn khách đến từ các khu vực này với tốc tăng trưởng khá, đặc biệt là khách du lịch đến từ Châu âu chiếm khoảng 20% thị phần du khách đến Campuchia. Tóm lại, thông qua nghiên cứu này chúng ta có thể đánh giá rằng Campuchia cần có những chiến lược chủ chốt để đẩy nhanh tốc độ phát triền lãnh vực du lịch, bao gồm:
  7. (1) Tiếp tục giữ gìn và củng cố sự ổn định,hòa bình,an ninh và an toàn xã hội; (2) Đẩy nhanh việc phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch; (3) Thúc đẩy các hoạt động quảng bá tìm kiếm thị trường một cách sâu rộng; (4) Tiếp tục mở rộng cơ chế thông thoáng trong việc đi lại và kết nối; (5) Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; (6) Tổ chức quản lý có quy củ, trật tự an ninh chung và vệ sinh môi trường. (7) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch. Tài liệu tham khảo 1. Soun Ra Ni (2003), Du lịch: chiến lược quản lý và phát triển, Phnom Penh. 2. Soun Ra Ni (2005), Du lịch: Lý thuyết và quan điểm cơ bản, Phnom Penh. 3. Soun Ra Ni (2005), Kế hoạch hành động du lịch Campuchia 2005-2009, phát hành lần thứ nhất, Phnom Penh. 4. Soun Ra Ni (2012), Tính bền vững trong việc phát triển du lịch, Phnom Penh. 5 . Soun Ra Ni (2012), Công tác quản lý dịch vụ du lịch, Phnom Penh. 6. Soun Ra Ni (2012), Du lịch Campuchia: tầm nhìn và chiến lược quản lý (Các hoạt động 2013-2028) phát hành lần thứ hai, có chỉnh sửa bản kế hoạch hoạt động du lịch Campuchia 2005-2009, Phnom Penh. 7. Ministerial Decleration on Trilateral, Tourism Cooperation, Ho Chi Minh CityVietuam, October 5, 2007. 8. Draftjoint Mimsterial Statement CLMV Tourism Cooperation. Ho Chi Minh City, Vietnam, September 29, 2010. 9. Thống kê của Bộ Du Lịch Campuchia năm 2010 đến năm 2014. 10. Kế hoạch chiến lược phát triển Du Lịch 2012 - 2020, Chính phủ Hoàng gia Campuchia. TÓM TẮT Trong những năm qua, mặc dù Campuchia được khách trong nước và quốc tế công nhận là một quốc gia ở Châu Á giầu có phong phú bởi giá trị tài nguyên du lịch, song ngành du lịch Campuchia vẫn chưa được tổ chức cho phù hợp với nhu cầu và chuẩn mực quốc tế. Đường lối phát triển mà nhà nước Campuchia nhấn mạnh phải bảo đảm cho bằng được việc phát triển ngành dịch vụ và các sản phẩm du lịch khác nữa theo hướng bền vững. Có nghĩa là, việc phát triển có chiến lược cụ thể (quan tâm tới chất lượng, chuẩn mực, nhu cầu hiện nay và nhu cầu trong trương lai) để bảo đảm được sự ổn định, sự hài lòng cùng với sự đánh giá cao của khách du lịch trong nước và quốc tế. Bài viết của chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển du lịch Campuchia theo hướng bền vững.
nguon tai.lieu . vn