Xem mẫu

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 117-124
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0012

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KIẾN (HYMENOPTERA: FORMICIDAE)
MÓN ĂN ĐẶC SẢN TRUYỀN THỐNG Ở CAO NGUYÊN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Vũ Quang Mạnh1,2, Hà Trà My1, Hà Hồng Phượng3, SonexayRasphone4
và Sakkouna Phommavongsa5
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
3
Trường THCS Mộc Lỵ, Mộc Châu tỉnh Sơn La
4
Trường Đại học Savannakhet, 5Trường THPT Nong Bon, Viêng Chăn, nước CHDCND Lào
1

2

Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu bước đầu về kiến (Hymenoptera: Formicidae) ở cao nguyên
Mộc Châu, tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây bắc Việt Nam trong năm 2017. Nhóm nghiên cứu đã
xác định có ba loài kiến là kiến đen (Formica fusa Linnaeus, 1758), kiến gai đen (Polyrhachis
dives Smith, 1857) và kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fabricius, 1775). Trứng của chúng
đã được đồng bào dân tộc Thái bản địa khai thác sử dụng làm món ăn đặc sản và bổ dưỡng.
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu về đặc điểm hình thái phân loại, sinh học sinh
thái và phân bố, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của ba nhóm kiến trên. Vấn đề giá trị dinh
dưỡng, định hướng khai thác và bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên kiến ở vùng nghiên cứu
cũng được bàn luận trong báo cáo.
Từ khoá: Kiến, Formica fusa, Polyrhachis dives, Oecophylla smaragdina, món ăn truyền
thống, dân tộc Thái.

1. Mở đầu
Côn trùng (Insecta) là lớp động vật có số loài nhiều nhất trong giới Động vật. Chúng phân bố
ở mọi sinh cảnh và tham gia tích cực vào các quá trình sinh học của hệ sinh thái tự nhiên và nhân
tác toàn cầu. Nhiều nhóm côn trùng có môi trường sống là hệ sinh thái đất và các sinh cảnh liên
quan. Côn trùng đất, đặc biệt là nhóm kiến sống tập đoàn, có đóng góp quan trọng và tham gia
tích cực vào các chu trình luân chuyển vật chất. Kiến thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera), chúng
là loài côn trùng xã hội với các tập tính sống tập đoàn phức tạp [1-4].
Theo Bolton (2010) trên thế giới có khoảng 14.095 loài kiến thuộc 299 giống, 22 phân họ, đã
được mô tả, chúng phân bố khắp nơi từ vùng ôn đới đến nhiệt đới và đặc biệt phổ biến ở những
vùng rừng nhiệt đới, nơi chúng có thể chiếm đến một nửa số lượng côn trùng đang sinh sống [5].
Nghiên cứu của Bùi Tuấn Việt (2004) về kiến ở miền Bắc Việt Nam đã ghi nhận được khoảng
300 loài kiến, thuộc 88 giống và 9 phân họ [6]. Số lượng loài kiến xác định được ngày càng tăng
lên. Năm 2011, trong dự án hợp tác Việt - Nga, Zryanin đã đưa ra danh sách các loài kiến ở miền
Nam Việt Nam với 272 loài thuộc 68 giống và 12 phân họ [7]. Năm 2015, theo nghiên cứu của
Đại học Hong Kong, trong dự án Antmaps - Thành lập bản đồ phân bố vị trí địa lí của kiến, đã xác
định ở Việt Nam hiện biết 379 loài kiến bản địa [8].
Ngày nhận bài: 15/3/2018. Ngày sửa bài: 23/3/2018. Ngày nhận đăng: 30/3/2018.
Tác giả liên hệ: Vũ Quang Mạnh. Địa chỉ e-mail: vqmanh@hnue.edu.vn

117

Vũ Quang Mạnh, Hà Trà My, Hà Hồng Phượng, SonexayRasphone và Sakkouna Phommavongsa

Ở ngoài tự nhiên, là những côn trùng ăn thịt và xác vụn hữu cơ các tổ kiến với hàng vạn cá
thể thành viên có ý nghĩa quan trọng trong các chu trình dinh dưỡng ở đất, là một mắt xích không
thể thiếu trong chuỗi chuyển hóa năng lượng liên tục. Kiến còn là động vật tiêu thụ giúp phát tán
các hạt cây và góp phần làm đất đai thêm tơi xốp qua hoạt động đào bới hang tích cực [3, 9]. Một
vài loài kiến đóng vai trò quan trọng cho quá trình thụ phấn ở thực vật, diệt trừ một số nhóm sâu
hại và cải tạo đất. Bên cạnh đó một vài loài lại phá hoại cây trồng, chúng còn là các vecto mang
truyền các bệnh ở thực vật [4].
Hiện nay ngoài những ý nghĩa tự nhiên của chúng, con người đã biết khai thác loài côn trùng
đông đảo này phục vụ cho đời sống, như sử dụng một số nhóm kiến làm thiên địch tự nhiên bảo
vệ một số cây hoa màu [10]. Ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, đặc biệt các nước thuộc khu
vực Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Lào...) một số loài kiến đã được khai thác ấu trùng hay
trứng làm thức ăn, nuôi chim, cá cảnh hoặc làm dược phẩm [11-13].
Vốn là cư dân lâu đời của vùng cao nguyên Mộc Châu ở độ cao trên 900 mét trên mặt biển,
dân tộc Thái từ xa xưa đã có truyền thống khai thác sử dụng kiến và đặc biệt là trứng của chúng
làm món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu trong bữa ăn hàng ngày. Về mặt dinh dưỡng trứng kiến được
đánh giá cao nên ngày càng được ưa chuộng, nhưng do số lượng trứng kiến trong tự nhiên không
nhiều, chỉ có theo mùa, cách khai thác của người dân còn dễ làm “tổn thương” đến sự đa dạng loài
nói chung. Hiện nay các nghiên cứu về kiến ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các khu bảo tồn và
Vườn Quốc gia, cùng với một số khu vực lân cận các thành phố lớn [5, 8, 14].
Ở vùng cao nguyên Mộc Châu, thuộc vùng đồi núi Tây bắc Việt Nam, hiện chưa có nghiên
cứu khoa học nào về vấn đề này. Bài báo giới thiệu kết quả khảo sát ban đầu về quần xã kiến
(Forrmicidae) và khả năng khai thác sử dụng chúng làm thức ăn cho con người.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài kiến (Insecta: Forrmicidae), đang được người dân khai thác
sử dụng trứng làm thức ăn ở vùng nghiên cứu.
Trong năm 2017, khảo sát ba đợt vào tháng 6 - 8 - 10, nghiên cứu được tiến hành tại 3 bản
thuộc 3 xã của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, bao gồm bản Áng thuộc xã Đông Sang, bản Vặt
thuộc xã Mường Sang và bản Trai Tôn thuộc xã Tà Lại.
Tiến trình nghiên cứu bao gồm tổng quan thu thập và xử lí các tư liệu khoa học, sau đó điều
tra khảo sát nghiên cứu thực địa. Sử dụng phương pháp thu mẫu bằng bẫy mồi và thu mẫu bằng tay.
Định hình mẫu vật thu được bằng cồn 70%, sau đó phân loại bằng kính hiển vi có độ phóng đại
4-60 lần [15].
Phân tích xử lí số liệu theo dữ liệu kiến tại “antweb.org, antwiki.org” [11-13]. Phân loại hình
thái và nhận dạng kiến theo tài liệu của Bolton (1994) và các tư liệu liên quan [16]. Phân loại đến
loài kiến sử dụng khoá phân loại và tài liệu mô tả của các giống trong khu vực theo Eguchi et al.,
2011, 2014, Hosoishi và Ogata, 2016 [17-19].

2.2. Kết quả và thảo luận
2.2.1. Đặc điểm hình thái phân loại của ba loài kiến ở vùng nghiên cứu
Khảo sát bước đầu cho thấy, ở vùng Mộc Châu của tỉnh Sơn La có ba loài kiến thường được
đồng bào Thái bản địa sử dụng trứng và thịt làm thức ăn, là Kiến đen (Formica fusa Linnaeus,
1758), Kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) và Kiến vàng (Oecophylla smaragdina
Fabricius, 1775).

118

Bước đầu nghiên cứu kiến (Hymenoptera: Formicidae) món ăn đặc sản truyền thống…

Kiến đen (Formica fusa Linnaeus, 1758)
Kiến đen có danh pháp khoa học là Formica fusa Linnaeus, 1758; thuộc giống Formica
Linnaeus, 1758, phân họ Formicinae, họ Formicidae, bộ cánh màng Hymenoptera.
Đặc điểm nhận biết: Chiều dài cơ thể trung bình: 4,5 - 7mm, kiến thợ dài 8 - 10 mm, kiến
chúa có thể dài đến 12 mm. Khắp cơ thể màu đen, chân hơi nâu. Các cấu trúc gula, occiput,
femora và promesonotum không có lông cứng, đôi khi mang một hoặc hai lông mảnh. Trên phần
bụng (gaster) có lông uốn cong với chiều dài, dài hơn khoảng cách giữa chúng. Phần trán (frons)
có năm hoa văn nhỏ. Mặt lưng của đốt bụng quan sát thấy hai vạch đậm màu đen bóng rõ ràng.
Trên đốt bụng mang nhiều lông ngắn thẳng màu vàng nâu nhạt.
Kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857)
Kiến gai đen có danh pháp khoa học là Polyrhachis dives Smith, 1857, thuộc giống
Polyrhachis Smith, F., 1857, phân họ Formicinae, họ Formicidae, bộ Hymenoptera.
Đặc điểm nhận biết: Cơ thể loài này màu đen bóng, đặc điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt
chúng với các loài khác là ở phần giữa đốt ngực có các gai nhọn cong, đặc biệt gai petiolar dài
cong hướng từ dưới lên.
Kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fabricius, 1775)
Kiến vàng có danh pháp khoa học là Oecophylla smaragdina Fabricius, 1775. Thuộc giống
Oecophylla Smith, 1860, phân họ Formicinae, họ Formicidae, bộ Hymenoptera. Nhóm kiến này
còn thường được biết đến với tên kiến thợ dệt (Weaver ant)
Đặc điểm nhận biết: Màu sắc của các loài kiến này để phân biệt với các loài kiến khác, kiến
thợ và kiến lính chủ yếu có màu vàng cam, kiến thợ cơ thể khoảng 5 - 6mm, chúng chăm sóc ấu
trùng và tìm kiếm rệp sáp để lấy dịch tiết. Kiến lính cơ thể khoảng 8 - 10mm, với đôi chân dài
khoẻ và hàm rộng, chúng có nhiệm vụ cắt vụn thức ăn và mở rộng tổ. Phần đốt bụng của kiến thợ
và kiến lính khá bầu nhưng thuôn đều như hình giọt nước. Kiến chúa cơ thể khoảng 20 - 25 mm,
thường có màu xanh nâu.
Như vậy, qua phỏng vấn người dân địa phương và khảo sát thực địa, đã xác định được 3 loài
kiến thuộc 3 giống, được khai thác trứng sử dụng làm thức ăn ở vùng nghiên cứu: kiến đen
(Formica fusa Linnaeus, 1758), kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) và kiến vàng
(Oecophylla smaragdina Fabricius, 1775).
2.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của ba loài kiến ở vùng nghiên cứu
Đối với loài kiến đen (Formica fusa Linnaeus, 1758) có phân bố rộng rãi, thường gặp ở cả
rừng tự nhiên, rừng nhân tác, rừng trồng như thông hoặc cây bụi. Chúng thường làm tổ trong đất
khô cằn, đôi khi tổ tạo thành gò cao, trong các gốc cây mục nát hoặc dưới các tảng đá lớn trong
các rừng nhân tác. Giai đoạn hình thành các dạng sinh sản đực - cái có từ tháng 6 - 7, kiến chúa
giao phối vào tháng 7 - 8, tổ được xây từ tháng 5 đến tháng 8, giai đoạn trứng có từ tháng 7 đến
tháng 9 và đến khi xuất hiện con non từ tháng 8 đến tháng 9. Kích thước tổ thường nhỏ, tối đa
500 - 2000 kiến thợ, và một hoặc một vài kiến chúa.
Loài kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) thường làm tổ ở trong những rừng thứ
sinh hoặc nhân tác trên những cây cao như những rừng tre, luồng, xoan, rất dễ gặp đối tượng này,
tổ của chúng được kết từ những lá cây với nhau, nhiều khi bắt gặp loài này làm tổ trong những bụi
cây thấp hơn. Tổ có kích thước tương đối lớn, hiện nay ở Việt Nam, trứng của loài này được đánh
giá quý và bổ dưỡng nhất.
Kiến vàng thường làm tổ trong các cánh rừng nhân tác, hoặc trên thân, cành cây cao bên
những bờ suối. Tổ của chúng rất đặc biệt, được xây dựng vào ban đêm, chúng thường “khâu” các
lá cây lại với nhau trong đó các kiến lính xây bên ngoài và các kiến thợ nhỏ hoàn thiện các cấu
trúc bên trong, chúng sử dụng tơ do các ấu trùng tạo ra để dệt qua lại các lá với nhau, chính vì vậy
119

Vũ Quang Mạnh, Hà Trà My, Hà Hồng Phượng, SonexayRasphone và Sakkouna Phommavongsa

đây là lí do chúng còn thường được biết tới là kiến thợ dệt “Weaver ant”. Để xây tổ, đầu tiên một
hàng kiến đi dọc theo các cạnh lá, giữ phần lá đó, kéo hai mép lá lại với nhau. Những cá thể khác
ở phía bên kia của lá, mỗi cá thể ngậm một ấu trùng con trong miệng, sử dụng tơ do ấu trùng nhả
ra, đưa qua lại để gắn các cạnh lá. Điều này tạo ra các đường khâu bằng các sợi silken mềm,
không thấm nước giúp giữ chặt các lá với nhau. Cứ như vậy các lá khác được gắn với nhau theo
cách tương tự để mở rộng tổ. Đối với loài này thường mỗi tổ chỉ có một kiến chúa, các kiến chúa
mới sinh ra khi đến giai đoạn trưởng thành bắt buộc phải đi tìm nơi ở mới. Chính vì tập tính này
nên thông thường một cây có một hoặc vài tổ kiến, hoặc các cây liền nhau sẽ cùng có các tổ kiến
của loài này.

Hình 1. Khảo sát kiến ở sinh cảnh rừng nhân tác thuộc bản Trai Tôn, xã Tà Lại,
huyện Mộc Châu (Nguồn ảnh: nhóm nghiên cứu)
Như vậy, các loài kiến cũng có những tiến hoá sinh thái và tập tính thích nghi với môi trường
đất, thể hiện rõ rệt ở việc lựa chọn nơi sống và sinh cảnh để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sống.
Chúng thường ưu tiên lựa chọn các vị trí làm tổ là những nơi có điều kiện thổ nhưỡng hoặc tầng
thảm phù hợp nhất [3]. Vì vậy chúng có thể xây tổ trong lòng đất, trên thân cây, cành cây, trong
các khóm lá, vách đá.... tuỳ vào thích nghi sinh thái của chúng.
2.2.3. Tập tính dinh dƣỡng của kiến ở vùng nghiên cứu
Kiến đen (Formica fusca Linnaeus, 1758) có tập tính ăn mồi khá dữ tợn, thường tấn công
một số động vật chân khớp như sâu bọ (Insecta) và ấu trùng của chúng, hình nhện (Arachnida),
nhiều chân (Myriapoda), mật của rệp cây và mật hoa. Theo Novgorodova (2015) cho biết mối
tương tác chặt chẽ giữa kiến và rệp, thậm chí chúng chăm sóc rệp cây để lấy chất tiết. Các kiến
thợ có nhiệm vụ thu thập mật hay chất tiết của rệp cây, mỗi khi rời khỏi tổ, chúng thường có xu
hướng cùng quay lại đúng vị trí của đàn rệp mà chúng đang khai thác.
Các loại thức ăn chủ yếu của kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) là mật hoa, các
loại hạt, một số loại nấm và một số côn trùng nhỏ... Các nhóm kiến thợ có thể săn mồi thậm chí là
các loài bò sát, chim mới sinh có kích thước nhỏ.
Kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fabricius, 1775) chủ yếu ăn ấu trùng của một số loài
bướm xanh và một số động vật không xương sống như bọ cánh cứng, ruồi và một số nhóm cánh
màng khác, chúng đặc biệt thích mật của rệp cây. Kiến thợ có khả năng tiết ra chất độc nhẹ khi
cắn con mồi, làm chúng bị tê liệt. Ngoài ra mật của một số loài hoa cũng thu hút nhóm kiến này.
Nhóm kiến vàng cũng có tập tính “chăn” rệp cây, diệt trừ các côn trùng gây hại với nhóm rệp,
thậm chí xua đuổi các nhóm kiến khác đến gần khu vực chăm sóc rệp của chúng. Cũng chính vì
tập tính “chăn” rệp để thu mật này, nên đôi khi chúng làm tổ ngay gần khu vực sinh sống của đàn
rệp để tiện chăm sóc và thu hoạch.
120

Bước đầu nghiên cứu kiến (Hymenoptera: Formicidae) món ăn đặc sản truyền thống…

Như vậy, trong đời sống tập đoàn tập tính tương tác giữa các cá thể hay các đẳng cấp kiến
thường được chi phối nhờ tác động của các pheremon mà chúng tiết ra, để có thể cảnh báo nguy
hiểm hoặc thông tin cho nhau đến nguồn thực phẩm. Các nhóm kiến thường có phổ thức ăn rộng,
một số ăn hạt, có cả loài ăn nấm, ăn xác chết... nhưng nhìn chung chúng thích đồ ngọt và mật của
rệp cây [3, 4]. Hầu hết các loài kiến là động vật ăn tạp nhưng một vài loài chỉ ăn một loại thức ăn
đặc trưng, nhất định.
2.2.4. Tập tính sinh sản phát triển của kiến ở vùng nghiên cứu
Cùng với các loài ong, mối, kiến là loài động vật không xương sống có tập tính xã hội phức
tạp, trong đời sống có sự phân chia đẳng cấp rõ rệt. Sự phân công chức năng giữa các nhóm đẳng
cấp và tổ chức xã hội ở các tổ kiến, nhiều khi còn cao hơn ở tổ ong [3].
Vào thời điểm cuối xuân đầu hạ, là thời điểm kiến giao hoan, những đôi kiến chúa và kiến
đực vừa bay vừa thực hiện giao phối. Phối giống xong, con đực chết, kiến chúa sẽ tìm nơi làm tổ
và bắt đầu đẻ trứng [9]. Giống như nhiều loài côn trùng khác. Vòng sinh trưởng phát triển của các
loài kiến cũng trải qua bốn giai đoạn khác nhau: bắt đầu từ trứng, kiến phát triển qua biến thái
hoàn toàn với giai đoạn ấu trùng sau đó hình thành nhộng và biến thái thành kiến trưởng thành.
Giai đoạn sinh trưởng của kiến thường từ vài tuần đến vài tháng, phụ thuộc vào từng loài kiến và
điều kiện môi trường [4, 9]:
- Trứng: Kiến chúa sau khi giao phối thành công với kiến đực sẽ bắt đầu đẻ trứng. Kiến chúa
tìm một nơi thích hợp để làm tổ và đẻ trứng. Trứng kiến nhỏ, đường kính 0,5 mm, màu trắng, hình
bầu dục và trong suốt.
- Ấu trùng: Sau 1 - 2 tuần nằm trong trứng, ấu trùng nở. Ấu trùng có hình quả lê, hoặc bầu
dục, màu trắng nhạt. Phần đầu và khoang miệng nằm ở phần đầu mút hẹp của cơ thể. Phần lớn
chúng nằm bất động và được chăm sóc bởi kiến trưởng thành. Giai đoạn này chúng phàm ăn mãnh
liệt, ấu trùng phát triển qua 4 - 5 lần lột xác rồi tiến vào giai đoạn nhộng.
- Nhộng: Sau khi ấu trùng đã rụng lông và lột xác, hình thành nhộng. Nhộng nhìn bề ngoài có
vẻ giống kiến trưởng thành nhưng chúng không có chân và râu cuộn lại được giấu trong cơ thể, cơ
thể mềm, màu trắng, vì không có chân nên chúng không di chuyển và ăn uống. Nhộng kiến có các
phần phụ linh hoạt, ở một vài loài nhộng là nhộng trần, phần còn lại sẽ nằm trong kén tơ hình
thành bởi lớp cuticun từ giai đoạn cuối của ấu trùng.
- Kiến trưởng thành: Khi đã hoàn thành giai đoạn nhộng, kiến trưởng thành chui ra. Khi mới
nở, chúng phát triển hoàn toàn, nhưng có màu đậm hơn. Kiến trưởng thành có xu hướng phân hoá
thành các đẳng cấp khác nhau với chức phận và nhiệm vụ khác nhau.
Thông thường trong một tổ kiến có thể phân biệt 5 dạng đẳng cấp xã hội chính: kiến chúa với
chức năng sinh sản, mỗi tổ kiến thường có 10 - 15 cá thể kiến chúa. Kiến đực: là các cá thể đực có
phần ngực, cánh và cơ quan sinh dục đực phát triển. Kiến thợ: là những cá thể kiến cái, với cơ
quan sinh dục tiêu giảm. Chúng chiếm số lượng lớn trong đàn. Cơ thể kiến thợ có cấu trúc thích
ứng với tập tính sống linh hoạt lao động và đi lại nhiều, với hệ cơ quan cảm giác phát triển. Kiến
lính: là dạng biến đổi từ kiến thợ, chuyên hoá cho các công việc nặng nề và cắt xẻ là chính.
Ngoài các dạng kiến trên, còn có một số dạng kiến trung gian [3].
2.2.5. Giá trị và định hƣớng khai thác bền vững tài nguyên kiến ở vùng nghiên cứu
Năm 2008, tạp chí Journal of Natural Products đã đăng tải kết quả nghiên cứu của các
chuyên gia Hiệp hội Hóa học Mỹ giúp hiểu rõ tại sao kiến có thể chữa được các bệnh như đau
khớp hoặc viêm gan trong nền y học cổ truyền của người Trung Quốc. Các nhà khoa học Mỹ cũng
phát hiện ra Polyketide trong trứng kiến là một chất chuyển hóa có tác dụng bảo vệ và liên lạc
trong tế bào. Song song đó cũng nhiều kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng,
Polyketide có thể ngăn ngừa chứng viêm khớp, nhiễm khuẩn và các bệnh khác, vì vậy các sản
phẩm của bột kiến có nhiều ý nghĩa như: hỗ trỡ chức năng nội tạng, làm bình ổn hoạt động thần kinh,
121

nguon tai.lieu . vn