Xem mẫu

  1. BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN LẬP HIỆP HÒA 2 TỈNH BẮC GIANG TS. Nguyễn Văn Đức1, ThS. Đỗ Văn Phú2 1 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 2 Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 TÓM TẮT Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 05 biện pháp hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học phổ thông Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang, góp phần nâng cao thể lực cho học sinh của nhà trường. Từ khóa: Biện pháp, hoạt động, ngoại khóa, phát triển thể chất, nâng cao thể lực. SUMMARY Using the method of analyzing and synthesizing materials, interviews, selected topics were 05 extra-curricular activities for students of Hiep Hoa People's Secondary School in Bac Giang province, contributing to Physical strength for students of the school. Keywords: Measuves, activity, extracurricular, physical development, physical enhancement. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc về văn hóa, công nghệ và khoa học kỹ thuật… Để bắt nhịp với sự phát triển của toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải có nguồn lao động chất lượng cao, có trí tuệ và thể lực tốt. Vì vậy, việc giáo dục toàn diện cho học sinh là hết sức quan trọng và cần thiết ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Các trường THPT hiện nay đều có xu hướng phát triển về quy mô, đa dạng hóa về loại hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh như hiện nay, vấn đề giáo dục thể chất giờ chính khóa gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho học sinh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, việc đưa ra những biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp để nâng cao thể lực của học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang, đến nay chưa có công trình khoa học nào đề cập nghiên cứu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 923
  2. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Lựa chọn biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang * Cơ lý luận lựa chọn các biện pháp: - Căn cứ vào chương trình giáo dục thể chất mà Bộ Giáo dục ban hành và các hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh trung học phổ thông. - Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của các hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông hiện nay. * Cơ sở thực tiễn lựa chọn các biện pháp: Từ những cơ sở lý luận trên, qua phân tích thực trạng công tác tổ chức, quản lý công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang, thông qua tham khảo các tài liệu có liên quan, đề tài đã tiến hành lựa chọn và đề xuất 06 biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang. Tiếp theo, đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi 24 các chuyên gia, giáo viên thể dục của các Trường THPT trong huyện. Kết quả được trình bày tại bảng 1. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang (n =24) Rất cần Cần Không cần TT Biện pháp n % n % n % 1 Nâng cao nhận thức đối với việc phát triển công tác GDTC trong trường học 18 75.00 4 16.67 2 8.33 nói chung và tập luyện TDTT ngoại khóa nói riêng 2 Xây dựng câu lạc bộ TDTT một số môn thể thao được học sinh yêu thích cho các đối tượng là học sinh phù hợp với điều 19 79.17 4 16.767 1 4.17 kiện nhà trường và đặc điểm lứa tuổi học sinh 3 Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên và sử dụng bảo quản hợp 16 66.67 7 29.17 1 4.17 lý cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường 4 Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo 15 62.50 8 33.33 1 4.17 viên, học sinh tham gia sinh hoạt các CLB và các hoạt động ngoại khóa 5 Đầu tư và nâng cao hơn nữa về quản lý tăng cường kinh phí cho hoạt động TDTT, đội tuyển, một số môn được HS 2 8.33 3 12.50 19 79.17 ưu thích, có GV hướng dẫn và sau đó là lớp tự quản 6 Tổ chức các giải thi đấu Thể thao mang tính truyền thống và tham gia đầy đủ các 17 70.83 6 25.00 1 4.17 giải thể thao do ngành tổ chức Kết quả bảng 1 cho thấy, có 5/6 biện pháp được đa số các ý kiến trả lời lựa chọn (trên 90%) ở mức cần và rất cần thiết. 924
  3. Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài lựa chọn 05 biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm phần nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang. Các biện pháp đó là: * Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đối với việc phát triển công tác GDTC trong trường học nói chung và tập luyện TDTT ngoại khóa nói riêng - Mục đích: Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDTC trong trường học cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Phối hợp với Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học làm cho lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy và học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong nhà trường THPT. + Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, qua giáo viên chủ nhiệm, qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa về tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. + Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm. Giao cho Đoàn thanh niên và Tổ bộ môn GDTC thực hiện. + Khuyến khích học sinh theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, đọc sách báo tìm hiểu qua mạng thông tin TDTT của nước ta và thế giới. Giao cho Đoàn Thanh niên và Tổ bộ môn GDTC nhà trường thực hiện. * Biện pháp 2: Xây dựng câu lạc bộ TDTT một số môn thể thao được học sinh yêu thích cho các đối tượng là học sinh phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm lứa tuổi học sinh - Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của học sinh là biết nhiều môn thể thao nhưng giỏi 1 môn, nâng cao hiệu quả giờ học chính khóa, đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT, đạt thành tích cao trong các đợt thi đấu của trường và ngành tổ chức. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Tuyên truyền nâng cao nhận thức về loại hình hoạt động tập luyện, thi đấu một số môn TDTT ngoại khóa. + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ học chính khóa và rèn luyện các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. + Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thân thể. + Thành lập Câu lạc bộ TDTT học sinh có giáo viên chuyên môn hướng dẫn. + Thời gian tập luyện vào các buổi chiều trong tuần từ 17 giờ đến 18 giờ 30. + Số buổi tập: 2 buổi/tuần. Thời gian tập là 90 phút/buổi, có giáo viên trực tiếp hướng dẫn. 925
  4. * Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên và sử dụng bảo quản hợp lý cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường - Mục đích: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên là đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh. Đồng thời khi tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa phải tính đến nhu cầu tập luyện của học sinh. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Trên cơ sở điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh, tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao có đông học sinh có nhu cầu tham gia như: Bóng đá, Võ thuật, Đá cầu, Khiêu vũ TT, Cầu lông … + Cần tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường như: Sân cỏ bóng đá, sân bê tông ngoài trời, nhà thể chất, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất cho từng hoạt động ngoại khóa, cho từng câu lạc bộ tập luyện. Thiết kế giáo án giảng dạy dựa trên các trang thiết bị dụng cụ sẵn có của nhà trường. + Tăng cường huy động, thi đua có sáng kiến kinh nghiệm về tận dụng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ngoại khóa và tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ của công, phát động các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí để tận dụng tốt cơ sở vật chất hiện có của nhà trường vào các hoạt động TDTT ngoại khóa. * Biện pháp 4: Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt các CLB và các hoạt động ngoại khóa - Mục đích: Cải tiến chế độ chính sách thỏa mãn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên và học sinh tham gia hoạt động tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong và ngoài trường. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Tiếp tục vận dụng các chế độ chính sách đã được thực hiện, xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể, trước mắt và lâu dài để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ giáo viên và học sinh. + Huy động tài trợ về tài chính và giải thưởng. + Có chế độ vận động, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng, tạo động cơ thúc đẩy quá trình huấn luyện, giảng dạy, tập luyện và thi đấu của cán bộ giáo viên, hướng dẫn viên và học sinh. + Ban giám hiệu nhà trường quyết định và ban hành quy chế khen thưởng bồi dưỡng theo chức năng được phân cấp. * Biện pháp 5: Tổ chức các giải thi đấu thể thao mang tính truyền thống và tham gia các giải thể thao do ngành tổ chức - Mục đích: Tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên GDTC với các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhằm tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh. Thông qua đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức về vị trí, vai trò và tác dụng của môn học GDTC đối với giáo viên và học sinh của nhà trường. 926
  5. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Tổ chức các giải thi đấu thể thao trong năm theo nhiều loại hình như: Tổ chức thi đấu các môn thể thao giữa các lớp, giữa các khối và giải thi đấu thể thao của nhà trường. Nhằm tuyển chọn VĐV có năng khiếu thể thao làm nòng cốt cho phong trào và tham gia thi đấu giải cấp huyện, tỉnh. - Kết hợp với Đoàn thanh niên và giáo viên TDTT tổ chức cho học sinh tập thể dục vệ sinh buổi sáng có kiểm tra đánh giá và xếp loại thi đua đối với các lớp trong toàn trường. Tạo thói quen tập thể dục buổi sáng cho học sinh. - Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa, bộ môn GDTC phải giữ vai trò tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong hoạt động TDTT của nhà trường. 2.2 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang Sau khi lựa chọn được 5 biện pháp, đề tài tiến hành thực nghiệm trên 318 học sinh khối 11, Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang, được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên: - Nhóm đối chứng: Gồm 158 học sinh (77 nam, 81 nữ), sử dụng các biện pháp tập luyện TDTT ngoại khóa của nhà trường vẫn áp dụng hàng năm. - Nhóm thực nghiệm: Gồm 160 học sinh (75 nam, 85 nữ), áp dụng 05 biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa do đề tài lựa chọn. - Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018. Trước thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng theo các test đánh giá xếp loại thể lực của Bộ GD&ĐT. Kết quả được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả kiểm tra thể lực của học sinh lớp 11 Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang trước thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Test/Đối tượng ± ± t p X X Nam (n = 77) (n = 75) 1. Lực bóp tay thuận (kg) 39.84 0.642 39.82 0.759 0.25 > 0.05 2. Nằm ngửa gập thân (lần/30 giây) 19.12 1.158 19.24 1.172 -0.90 > 0.05 3. Bật xa tại chỗ (cm) 208.26 5.611 208.09 0.367 0.21 > 0.05 4. Chạy 30 m XPC (giây) 5.23 0.340 5.28 0.472 -1.06 > 0.05 5. Chạy con thoi 4 x 10 m (giây) 11.80 0.484 11.77 0.467 0.55 > 0.05 6. Chạy tùy sức 5 phút (m) 896.92 11.842 897.23 13.25 -0.22 > 0.05 Nữ (n =81) (n =85) 1. Lực bóp tay thuận (kg) 27.14 1.401 27.15 2.068 -0.05 > 0.05 2. Nằm ngửa gập thân (lần/30 giây) 12.69 1.008 12.62 1.102 0.60 > 0.05 3. Bật xa tại chỗ (cm) 157.21 5.382 157.38 4.662 0.31 > 0.05 4. Chạy 30 m XPC (giây) 6.15 0.318 6.21 0.419 -1.47 > 0.05 5. Chạy con thoi 4 x 10 m (giây) 13.91 0.58 13.97 0.671 0.87 > 0.05 6. Chạy tùy sức 5 phút (m) 747.75 38.449 747.71 40.18 0.01 > 0.05 927
  6. Kết quả bảng 2 cho thấy: Thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả nam và nữ trước thực nghiệm không có sự khác biệt. Nói cách khác, thể lực của học sinh giữa 2 nhóm tương đương nhau, sự phân nhóm mang tính ngẫu nhiên. Sau 8 tháng thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra và so sánh thể lực của 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Kết quả kiểm tra thể lực của học sinh lớp 11 Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang sau thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Test/Đối tượng ± ± t p X X Nam (n = 77) (n = 75) 1. Lực bóp tay thuận (kg) 41.08 1.222 45.07 2.025 -20.80 < 0.05 2. Nằm ngửa gập thân (lần/30 giây) 21.91 1.248 25.22 2.001 -17.46 < 0.05 3. Bật xa tại chỗ (cm) 221.9 5.767 256.8 16.01 25.25 < 0.05 4. Chạy 30 m xuất phát cao (giây) 4.97 0.361 4.33 0.194 0.86 < 0.05 5. Chạy con thoi 4 x 10 m (giây) 11.09 0.463 9.76 0.479 24.61 < 0.05 6. Chạy tùy sức 5 phút (m) 951.7 46.15 1150. 70.55 29.11 < 0.05 Nữ (n =81) (n =85) 1. Lực bóp tay thuận (kg) 28 1.473 29.45 2.199 -7.06 < 0.05 2. Nằm ngửa gập thân (lần/30 giây) 13.79 0.876 16.62 1.205 24.47 < 0.05 3. Bật xa tại chỗ (cm) 161.3 4.082 168.3 4.807 14.20 < 0.05 4. Chạy 30 m XPC (giây) 5.88 0.486 5.37 0.283 11.68 < 0.05 5. Chạy con thoi 4 x 10 m (giây) 12.88 0.608 11.84 0.697 0.56 < 0.05 6. Chạy tùy sức 5 phút (m) 778.7 41.42 875.2 75.84 -14.39 < 0.05 Kết quả bảng 3 cho thấy: Ở các test đề tài tiến hành kiểm tra giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm của cả nam và nữ đã có sự khác biệt, ở ngưỡng xác suất P< 0.05. Kết quả cho thấy, tính hiệu quả của các biện pháp mà đề tài ứng dụng cho nhóm thực nghiệm. Hay nói cách khác, sau thực nghiệm, thể lực của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. 3. KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn và xây dựng được 05 biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang. 2. Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh, các biện pháp do đề tài lựa chọn đã có hiệu quả trong việc nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p
  7. 3. Đồng Văn Triệu (2003), TDTT Trường học, NXB TDTT Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Huyền (2013), Nghiên cứu tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm phát triển thể lực cho học sinh Trường THPT Trung Văn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 6. Nguồn bài báo: Trích từ kết quả nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa 2 tỉnh Bắc Giang ", Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, 2018. 929
nguon tai.lieu . vn