Xem mẫu

  1. Bí quyết thực thi tầm nhìn 1. Công ty có đủ sức hấp dẫn người khác hay không? 2. Tầm nhìn có được truyền thông đến mọi người với tinh thần lạc quan, thân thiện và đủ tin tưởng để mọi người chung tay vượt lên phía trước hay không? Doanh nghiệp cần tỉnh táo đánh giá lại tầm nhìn bằng cách nhận định thật khách quan về thế và lực trên thị trường. a. Hiểu đúng về doanh nghiệp là việc khó khăn, đòi hỏi tư duy khách quan và tinh thần dũng cảm. Cần tập hợp thông tin từ nhiều nguồn: * Đối với trưởng phòng, có bốn chủ đề tài chính, khách hàng, điều hành công ty và phát triển nguồn lực cần phải được đưa ra để lấy ý kiến. * Đối với lãnh đạo công ty, cần xem xét: chiến lược, đội ngũ và điều hành kinh doanh. * Mọi sự đánh giá cần phải so sánh mạnh, yếu với các công ty đố i trọng. b. Doanh nghiệp cần đặt vào một bối cảnh cụ thể như: * Doanh nghiệp đang ở đâu trên thị trường? Khách hàng có điểm nào khác so với khách hàng của các công ty đối trọng? Vì sao người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty mà không phải là sản phẩm công ty khác? * Doanh nghiệp phải quan tâm đến xu h ướng thị trường, gồm: Ai sẽ gia nhập thị trường? Sản phẩm nào có thể thay thế? Áp lực cung, cầu của người mua và nhà cung cấp.
  2. Từ phân tích ấy, sẽ biết được tầm có phù hợp với xu thế không? Nội tại của doanh nghiệp có đủ sức thực thi tầm nhìn đề ra hay không? Vấn đề đặt ra là làm sao để hiện thực hóa tầm nhìn. Lời giải của vấn đề là khả năng truyền thông và quản trị việc thực thi tầm nhìn đó. Bạn phải phát huy khả năng lãnh đạo, phát huy vai trò của văn hóa doanh nghiệp để tập hợp nhân viên hướng đến mục tiêu chung. Bạn nên thay đổi cách truyền thông một chiều với nhân viên. Edutainment là phương thức truyền thông lý tưởng. Qua phim ảnh (educine). qua trò chơi (edugame), nhân viên sẽ tiếp nhận tốt tầm nh ìn họ phải làm để đạt được ước mơ của doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều cách làm để đưa tầm nhìn vào đời sống của doanh nghiệp, trong đó Balance Score Card (BSC) là cách làm tốt. BSC sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra bản đồ chiến lược và hệ thống chỉ tiêu đo lường (KPI - Key Performance Indicator) kết quả thực hiện từng giai đoạn. Bằng cách thức này, BSC sẽ chỉ ra lộ trình thực hiện, giúp bạn phân tầng xuống từng phòng, rồi chia nhỏ đến từng nhân viên với những chỉ tiêu có thể đo lường, đánh giá định kỳ. Kết quả thực hiện KPI được theo dõi, đúc kết và truyền thông tới mọi người bằng những cách thức trực quan thân thiện. Bạn phải dành thời gian cho việc theo dõi thực hiện các KPI, xem xét những chỉ tiêu chưa hoàn thành. Ở mọi quy mô, mọi bình diện, việc xác định và trung thành với một chính sách nhân sự luôn là điều khó. Nó đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng, sự hy sinh và một tầm nhìn bao quát. Đành rằng hiệu quả kinh doanh cần được ưu tiên nhưng ta cũng nên nghĩ tới cái gọi là sự bền vững. Nền tảng của sự bền vững ở đâu nếu không phải ở chính triết lý của lãnh đạo doanh nghiệp về con người. Tôi thật sự xúc động khi nghe cách giải thích của một hãng hàng không Bắc Âu nổi tiếng về việc tại sao tiếp viên của họ có nhiều người lớn tuổi rằng triết lý của
  3. họ là vì con người. Những nhân viên có tuổi kia đã cống hiến bao năm cho hãng, nếu bị thải hồi thì họ biết đi đâu, làm gì? Trừ khi những người này không bảo đảm sức khỏe thì hãng mới thay bằng những người trẻ hơn. Trong trường hợp buộc phải cắt giảm nhân sự thì người trẻ tuổi dễ bị cắt hơn vì họ còn trẻ, còn thời gian và nhiệt huyết để tìm kiếm cơ hội khác. Và hãng hàng không đã định hướng xây dựng hình ảnh dịch vụ dựa trên triết lý này. Tôi không có ý phê phán các doanh nghiệp lớn của Việt Nam bởi văn hóa của người Việt thiên về tình cảm chứ không thiên về lý trí như người Âu-Mỹ. Mục đích của bài viết chỉ là để gợi mở thêm một khía cạnh, những mong giúp các doanh nghiệp có thêm một yếu tố để cân nhắc khi ra các quyết định liên quan tới con người.
nguon tai.lieu . vn