Xem mẫu

  1. Béo phì và bệnh hen
  2. Trong số những trường hợp hen phải nằm cấp cứu thì có đến 3/4 là người béo phì. Các nghiên cứu cũng nhận thấy các bệnh nhân béo phì có triệu chứng cải thiện rõ rệt khi giảm cân, ít phải dùng thuốc hơn, ít nhập viện hơn và chức năng hô hấp cũng tốt hơn. Như vậy có sự liên hệ trực tiếp giữa béo phì và bệnh hen. Béo phì và nguy cơ mắc bệnh Hiện nay trên thế giới, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng đang là mối quan tâm lớn cho các nhà chuyên môn vì những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây những biến chứng nghiêm trọng như: tăng huyết áp; bệnh mạch vành; đái tháo đường týp 2; ung thư (tử cung, vú, đại tràng, trực tràng...); rối loạn mỡ máu (hạ HDL cholesterol, tăng triglycerid trong máu); xơ mỡ động mạch; đột quy; bệnh gan mật: gan nhiễm mỡ, sỏi mật; viêm xương khớp thường gặp nhất ở gối, háng, thắt lưng...; ngạt thở khi ngủ; bệnh phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt, vô sinh); đái tháo đường khi sinh... Ngoài ra, béo phì còn gây tác động xấu lên bệnh hen. Các nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy những người béo phì bị hen thì khó kiểm soát triệu chứng hen, chất lượng sống thấp hơn và phải nhập viện nhiều hơn bệnh nhân hen không béo phì.
  3. Vì sao béo phì làm tăng bệnh hen? Để giải thích cơ chế béo phì làm nặng triệu chứng hen như thế nào, người ta đưa ra những giả thuyết sau: Ảnh hưởng lên chức năng hô hấp: Sự gia tăng khối lượng mỡ ở thành ngực và bụng làm giảm tính đàn hồi của thành ngực và phổi, làm giảm dung lượng cặn cơ năng, giảm thể tích dự trữ thở ra (ERV) và các cơ trơn bao quanh phế quản trở nên ngắn đi. Người béo phì thường thở nhanh hơn nên thể tích khí lưu thông cũng nhỏ lại; vì luồng khí lưu thông nhanh nên làm tăng tính đáp ứng của đường thở. Trong cơn hen, bẫy khí ở người béo phì tăng nhiều hơn so với người không béo phì. Béo phì còn ảnh hưởng lên sự phát triển của phổi và đường thở. Ở trẻ béo phì, phổi kém phát triển nên nhỏ hơn phổi của trẻ bình thường và chức năng hô hấp kém hơn. Tăng phản ứng viêm: Ở người béo phì có hiện tượng viêm hệ thống mức độ thấp ngay cả khi không có yếu tố kích phát gây viêm. Tình trạng viêm này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các bạch cầu, cytokin, thụ thể cytokin và chemokin trong máu. Hiện tượng viêm này có nguồn gốc từ mô mỡ. Những bệnh thường gặp ở người béo phì là đái tháo đường týp 2, xơ
  4. vữa động mạch cũng liên quan đến tình trạng viêm hệ thống này. Mô mỡ cũng chứa leptin, adiponectin và plasminogen activator inhibitor-1 là những chất đều góp phần vào sự tăng tính đáp ứng của đường thở. Thực nghiệm cho thấy leptin có thể kích thích hoạt động của các tế bào nuôi (mast cell) do đó làm tăng tính đáp ứng của đường thở đối với các chất gây dị ứng. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về các cơ chế trên, nhưng hầu hết các nhà chuyên môn đều thừa nhận ở những người béo phì khi giảm cân, các triệu chứng của bệnh hen sẽ cải thiện rõ rệt, nhu cầu dùng thuốc ít đi, chất lượng sống tốt hơn và chức năng hô hấp cũng được cải thiện. Vì vậy giảm cân phải được xem là một phần trong kế hoạch kiểm soát hen. Vấn đề ở đây là tập luyện cũng có thể kịch phát cơn hen, đó cũng là lý do khiến người bệnh ngại tập luyện nên càng làm béo phì tăng lên. Do đó bác sĩ cần phải hướng dẫn kỹ cho người bệnh cách ngăn chặn và cách xử trí khi lên cơn hen trong quá trình tập luyện và chế độ tập phù hợp với từng người bệnh. Để xác định tình trạng gầy ốm, thừa cân hay béo phì, người ta dựa trên chuẩn của WHO về chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI). Chỉ số này được tính bằng cách lấy cân nặng c hia cho chiều cao tính bằng mét bình phương. Cân nặng (kg)
  5. BMI = —————————— (Chiều cao)2 (m) Đối với người châu Âu, châu Mỹ , BMI bình thường ở trong giới hạn 20-25; trên 30 là béo phì. Người châu Á do cấu tạo cơ thể khác người Âu Mỹ nên WHO khuyên dùng chuẩn thấp hơn: BMI = > 23 là thừa cân, > 25 là béo phì.
nguon tai.lieu . vn