Xem mẫu

  1. Bệnh thoái hóa cột sống lưng Bệnh thoái hóa cột sống lưng là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và để lâu cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống lưng. Khi mắc bệnh này bạn cần kiên trì thì mới có thể chữa khỏi bệnh được. Bệnh thoái hóa cột sống lưng Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch. Thoát hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động… Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đilặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng Có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm: 1. Đau lưng cấp .
  2. Thường gặp ở lứa tuổi 30-40 nam giới. Cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và trái tư thế. - Đau mạnh vùng cột sống thắt lưng không lan xa, đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn, thay đổi tư thế - Đau làm hạn chế vận động cột sống, các cơ cạnh sống cơ cứng, có tư thế chống đau. - Nằm nghỉ và điều trị vài ngày thì đau giảm dần, khỏi sau 1-2 tuần, có thể hay tái phát. Cơ chế sinh bệnh của đau lưng cấp là do đĩa đệm bị căng phồng nhiều, chèn đẩy và kích thích vào các rễ thần kinh ở vùng dây chằng dọc sau. 2. Đau thắt lưng mạn tính . Thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 40, đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động, khi thay đổi thời tiết, hoặc nằm lâu bất động, đau giảm khi nghỉ ngơi. Cột sống có thể biến dạng một phần và hạn chế một số động tác. Đau thắt lưng mạn tính do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức căng phồng đàn hồi kém, chiều cao giảm, do đó giảm khả năng chịu lực, đĩa đệm có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh. 3. Đau thắt lưng hông. - Đau thắt lưng phối hợp với đau dây thần kinh hông to một hoặc hai bên. Trên cơ sở đĩa đệm bị thoái hóa, dưới tác động của áp lực cao nhân nhầy bị đẩy ra phía sau lồi lên hoặc thoát vào ống sống gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm đè ép vào các rễ thần kinh gây nên đau thần kinh hông. Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v… Chi tiết xem tại http://thoaihoacotsong.vn/ Địa chỉ link chia sẻ video: https://www.youtube.com/watch?v=MXoJ4O1VDyM&feature=youtu.be Địa chỉ liên hệ:
  3. Địa điểm 1 tại Hà Nội: Cô Phạm Thị Vân Anh : Phòng 313, Cầu thang 2, nhà C4 khu tập thể Kim Liên, Đường Lương Đình Của, quận Đống Đa, TP.Hà Nội (Gần trường cấp 2 Đống Đa) SĐT: Cô Vân Anh: 0977.466.716 Anh Minh Trường: 0936.34.0246 Hòm thư: thoaihoadotsong@gmail.com Lịch làm việc : * Thứ 2 đến thứ 6 làm việc từ 17h30-21h (chiều tối) * Thứ 7 và chủ nhật tiếp bệnh nhân vào tất cả các giờ trong ngày Địa điểm 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chú Bình: Nhà 19/8 Đường Trần Văn Khánh, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (Gần chân cầu Tân Thuận 1) SĐT: Chú Bình: 0903.876.437 Cô Vân Anh: 0977.466.716 Anh Minh Trường: 0936.34.0246 Hòm thư: thoaihoadotsong@gmail.com Lịch làm việc : Tất cả các giờ trong ngày. Các bạn không ở địa bàn Hà Nội và Sài Gòn, gia đình có thể gửi thuốc thông qua xe khách hoặc chuyển phát nhanh
nguon tai.lieu . vn