Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN IgG4:
TỔNG QUAN LÂM SÀNG VÀ BỆNH HỌC
Nguyễn Thị Khuyên1, Nguyễn Cảnh Hiệp2,3*, Đoàn Minh Khuy2
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trung tâm Giải phẫu bệnh - Tế bào học, Bệnh viện Bạch Mai,
3
Khoa Bệnh học, Đại học Kanazawa, Nhật Bản

Bệnh liên quan đến IgG4 (Immunoglobulin G4-related disease - IgG4 - RD) là một tình trạng viêm xơ
mạn tính hệ thống qua trung gian miễn dịch, bệnh nguyên chưa rõ. Nó có thể ảnh hưởng hầu hết các cơ
quan trong cơ thể, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý ác tính, nhiễm khuẩn và các rối loạn viêm khác. Đặc trưng
của bệnh là xu hướng tạo thành các tổn thương giả u ở nhiều vị trí; xâm nhiễm viêm dày đặc lympho tương
bào, giàu tương bào IgG4+, xơ hóa dạng xoáy lốc, viêm phá huỷ tĩnh mạch và thường có tăng nồng độ
IgG4 huyết thanh. Mô bệnh học là chìa khoá để chẩn đoán trong đa số các trường hợp. Hầu hết các bệnh
nhân IgG4 - RD đáp ứng với glucocorticoid, nhưng các ca bệnh tái phát hoặc đề kháng với điều trị là phổ
biến. Bệnh có thể dẫn đến xơ hoá mô, suy cơ quan, thậm chí tử vong nếu không được điều trị. Vì vậy,
IgG4 -RD cần được đặc biệt chú ý để chẩn đoán sớm, chính xác, điều trị thích hợp, và tránh phẫu thuật
không cần thiết.
Từ khóa: bệnh liên quan đến IgG4, IgG4, tổn thương giả u, mô bệnh học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

miễn, có cùng đặc điểm mô bệnh học gồm xơ

Bệnh liên quan đến IgG4 (IgG4 - RD) là

hoá, xâm nhập viêm giàu lympho bào T và

một tình trạng viêm xơ mạn tính, qua trung

tương bào IgG4+ [6; 7]. Bên cạnh đó, tăng

gian miễn dịch, nguyên nhân chưa rõ. Các

nồng độ IgG4 huyết thanh và các tổn thương

đặc trưng của bệnh gồm: (1) xu hướng tạo

mô bệnh học tương tự, trước đó, cũng đã

thành các tổn thương giả u ở một hoặc nhiều

được báo cáo ở các bệnh nhân viêm tuỵ tự

vị trí; (2) mô bệnh học điển hình gồm xâm

miễn (hiện nay là viêm tuỵ tự miễn típ 1/liên

nhập viêm dày đặc lympho - tương bào, giàu

quan đến IgG4) [8 - 12]. Từ năm 2003, nhiều

tương bào dương tính với IgG4 (IgG4+), xơ

tên gọi khác nhau được đề xuất, hội nghị quốc

hoá dạng xoáy lốc, viêm phá huỷ tĩnh mạch;

tế đầu tiên về bệnh năm 2011 thống nhất chọn

và (3) thường (51 - 95%) có tăng nồng độ

thuật ngữ: bệnh liên quan đến IgG4 (IgG4-

IgG4 huyết thanh [1 - 5].

related disease) cho tên gọi chung, danh pháp

Năm 2003, lần đầu tiên, Kamisawa và
cộng sự giới thiệu khái niệm IgG4 - RD và đề

bệnh riêng cho từng cơ quan cũng được
khuyến nghị [13].

xuất nó là một bệnh hệ thống, trên cơ sở các

Hầu hết mọi cơ quan, hệ thống trong cơ

quan sát cho thấy tổn thương ở tuỵ và các cơ

thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi IgG4 - RD,

quan ngoài tuỵ, ở bệnh nhân viêm tuỵ tự

như: tuỵ, tuyến nước bọt, tuyến lệ, thận, hạch
lympho v.v. [14; 15]. Nhiều bệnh ở các cơ

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Cảnh Hiệp, Trung tâm Giải phẫu
bệnh-Tế bào học, Bệnh viện Bạch Mai
Email: nguyenhiep.patho@bachmai.edu.vn
Ngày nhận: 18/3/2018
Ngày được chấp thuận: 27/6/2018

TCNCYH 114 (5) - 2018

quan khác nhau trước đây được xem là không
liên quan, nay là một phần của phổ bệnh IgG4
- RD, ví dụ: bệnh Ormond (xơ hoá sau phúc
mạc), viêm tuyến giáp Riedel, bệnh Mikulicz, u

107

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kuttne v.v [16; 17]. Biểu hiện lâm sàng của

chế bệnh sinh của bệnh [17]. Gần đây hiểu

IgG4 - RD rất đa dạng, tuỳ thuộc cơ quan bị

biết về vai trò của một số dưới nhóm tế bào

ảnh hưởng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ác

TCD4+ và tế bào dòng B có nhiều thay đổi.

tính [2]. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay IgG4 -

Bên cạnh đó, sự tương tác giữa các lympho

RD chưa nhận được sự quan tâm và biết đến

bào dòng B, dòng T và các tế bào tua gai

rộng rãi, bao gồm ở Việt Nam. Nhiều câu hỏi

dạng tương bào - (Plasmacytoid dendric cell)-

liên quan đến dịch tễ học, nguyên nhân, cơ

một dưới nhóm đặc biệt của các tế bào tua

chế bệnh sinh, vai trò của IgG4 trong cơ chế

gai, nối kết miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch

bệnh sinh của bệnh vẫn chưa hoàn toàn sáng

thích ứng), cùng với vai trò của chúng trong

tỏ [18]. Ở đây,chúng tôi giới thiệu tổng quan

các giai đoạn bệnh khác nhau, được chứng

về bệnh và cập nhật các hiểu biết hiện nay về

minh là có liên quan đến hoạt động của bệnh,

sinh lý bệnh, mô bệnh học và tiếp cận chẩn

nồng độ tương bào trong máu và nồng độ

đoán IgG4 - RD.

IgG4 huyết thanh (hình 1) [22 - 25]

II. NỘI DUNG
1. Dịch tễ học
Bệnh thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ
trung niên đến già. Theo một tổng hợp trên
3400 ca bệnh từ nhiều quốc gia, tuổi mắc
bệnh trung bình là 61,4, nam giới chiếm 73%
[15]. Tuy hiếm, IgG4 - RD có thể gặp ở trẻ em,
nữ giới chiếm đa số (64%) trong số 25 ca
bệnh được báo cáo (từ năm 2010 - 2015), tuổi
mắc bệnh trung bình là 13 (22 tháng đến 17
tuổi) [19]. Tỷ lệ mắc bệnh chưa được mô tả
đầy đủ. Ở Nhật, theo một ước tính năm 2009,
số ca IgG4 - RD là 8000, tương đương tỷ lệ
hiện mắc 8 ca/100.000 dân [20]. Tần suất
được chẩn đoán ngày càng tăng [2; 15].
2. Cơ chế bệnh sinh

Vai trò của các tế bào dòng B: Các tế bào
dòng B, được xác định bằng đếm tế bào dòng
chảy, là nguyên tương bào CD19 + CD20CD27 + CD38+, có thể biệt hóa thành tương
bào bài tiết kháng thể với nhóm IgG4 chiến đa
số. Nồng độ nguyên tương bào trong máu có
liên quan mật thiết với hoạt động của bệnh,
giảm mạnh sau khi bệnh thuyên giảm với đáp
ứng điều trị bằng glucocorticoid hoặc rituximab và tăng trở lại khi bệnh tái phát. Tương
bào/nguyên tương bào hoạt hoá có thể đóng
vai trò trình diện kháng nguyên cho tế bào
TCD4+, qua đó duy trì số lượng tế bào này
[29 - 32].
(I) Mặc dù chưa rõ yếu tố khởi phát, IgG4 RD có thể được khởi phát bởi đáp ứng miễn
dịch với các tác nhân dị ứng, vi sinh vật hoặc
mô bị tổn thương, do nhầm lẫn về cấu trúc

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của

phân tử giữa protein của cơ thể với kháng

IgG4 - RD chưa hoàn toàn sáng tỏ. Nhiều yếu

nguyên của vi sinh vật. (II) Các tín hiệu từ hệ

tố khác nhau có thể đóng vai trò trong cơ chế

thống miễn dịch bẩm sinh có thể quyết định

bệnh sinh của bệnh. Các nghiên cứu cho thấy

sự phân cực và biệt hoá của lympho bào T

IgG4 - RD mang đặc điểm của cả bệnh tự

theo các dòng khác nhau, với đáp ứng qua

miễn và dị ứng [17; 21]. Đáp ứng miễn dịch

trung gian tế bào T độc CD4+ (CD4+ CTL), tế

qua trung gian tế bào, lympho bào TCD4+,

bào T giúp đỡ (Tfh2, Th2) nổi trội. Sự hoạt

được xem là đóng vai trò trung tâm trong cơ

hoá của tế bào T điều hoà (Treg) có thể tăng

108

TCNCYH 114 (5) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ở giai đoạn mạn tính của bệnh. (II, III, V) Các

phản ứng chéo giữa tự kháng thể nhóm IgG

cytokine viêm như interleukin (IL)-4, IL-5, IL-

và tự kháng nguyên. (II, V, VI) Các tế bào

13 từ Th2 làm tăng IgE huyết thanh và bạch

CD4+ CTLs và Tfh có thể đóng vai trò chính

cầu ái toan ở máu ngoại vi và mô tổn thương.

trong việc sản xuất IgG4 bởi các nguyên

TGF-β, từ Treg và CD4+ CTL hoạt hóa

tương bào và tương bào. Tế bào B hoạt hoá

nguyên bào sợi dẫn đến xơ hoá. Sự hiện diện

và nguyên tương bào có khả năng nhận biết

của IL-4 từ Th2/Tfh2, IL-13 từ Th2 và IL-10 từ

và trình diện tự kháng nguyên cho các lympho

Treg có thể dẫn đến sự chuyển lớp Ig của các

bào T hoạt hoá (CD4+ CTL, Tfh2) do đó tạo

lympho bào B hoạt hoá sang nhóm IgG4, IgE

nên vòng xoắn tương tác giữa lympho bào B

và thúc đẩy sự biệt hoá, nhân dòng của các

và T, hình thành vòng xoắn bệnh lý (VI). Các

tương bào IgG4+. (IV) Hậu quả của các quá

tế bào T hoạt hoá này có thể thúc đẩy sự hình

trình trên là xâm nhiễm các tế bào viêm, xơ

thành các tâm mầm và thu hút ngày càng

hóa, tổn thương biểu mô hình thành nên các

nhiều tế bào B đặc hiệu cao với kháng

tổn thương giả u, phá huỷ và cuối cùng suy

nguyên, tham gia vào đáp ứng viêm, xơ trong

chức năng các cơ quan bị ảnh hưởng. Tế bào

IgG4 - RD. Th, T helper; Tfh, follicular helper T

biểu mô có thể bị tổn thương bởi xâm nhập

cell; CTL, cytotoxic T cell; Treg, reguratory T

viêm, lắng đọng phức hợp miễn dịch, hoặc do

cell [1; 17; 23; 26 - 28].

Hình 1. Mô hình cơ chế bệnh sinh của bệnh liên quan đến IgG4 (IgG4-RD)
TCNCYH 114 (5) - 2018

109

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Vai trò của các tế bào T: Trước đây, đáp

bào tạo IgG4, hình thành các tâm mầm-một

ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T hỗ trợ

đặc điểm thường gặp ở các mô bị ảnh hưởng
trong IgG4 - RD [[38 - 40].

2 (Th2) được xem là trung tâm cơ chế bệnh
sinh của bệnh [1]. Điều này một phần do tần

Vai trò của IgG4: bình thường, IgG4 chỉ

suất các triệu chứng dị ứng thường gặp ở

chiếm một tỷ lệ nhỏ (3 - 6%) trong số các IgG

nhiều bệnh nhân IgG4 - RD và sự phát hiện

huyết thanh [41]. Nồng độ IgG4 thường tăng

mRNA của các cytokin liên quan tới đáp ứng

cao trong IgG4 - RD, nhưng vai trò của nó

miễn dịch qua trung gian Th2 như: interleukin

chưa rõ. Do đặc tính gắn ái lực yếu với thụ thể

(IL) 4, IL - 5 và IL - 13 [33; 34]. Tuy nhiên, các

Fc hoạt hoá và không có khả năng cố định bổ

nghiên cứu gần đây cho thấy tăng tế bào Th2

thể trực tiếp, IgG4 thường được cho là đóng

trong máu ngoại vi chỉ giới hạn ở các bệnh

vai trò hạn chế các phản ứng viêm trong IgG4-

nhân có tiền sử dị ứng, hơn nữa số lượng tế

RD [17]. Gần đây, vai trò bệnh lý của IgG4 đã

bào này rất ít ở các vị trí tổn thương trong

được phát hiện [42]. Hơn nữa, một vài tự

IgG4 - RD [35; 36]. Do vậy, hiện nay, Th2

kháng nguyên mới trong IgG4 - RD như

được xem là có ít vai trò cơ chế bệnh sinh của

Galectin - 3, protein Annexin A11, cũng được

IgG4 - RD. Trái lại, một vài dưới nhóm khác

báo cáo. Tự kháng thể IgG4 và IgG1 đều có

của lympho bào TCD4+ như: tế bào T hỗ trợ

khả năng gắn đặc hiệu với cùng epitop trên

vùng tâm nang 2 (T follicular helper 2 -Tfh2),
và tế bào T gây độc CD4 + SLAMF7 +
(Cytotoxic T cells- CTL CD4 + SLAMF7+)- một
quần thể tế bào mới được phát hiện gần đây,
được cho là có liên quan trực tiếp đến cơ chế
bệnh sinh của bệnh [22; 24].
Tăng số lượng các tế bào Tfh2 hoạt hoá và
CTL CD4+SLAMF7+ được tìm thấy ở cả trong
máu ngoại vi và các mô bị tổn thương, quan
trọng hơn, số lượng của chúng tăng cao ở giai

Annexin A11, gây ra phản ứng viêm, nhưng
kháng thể IgG4 có thể ức chế cạnh tranh và
hạn chế tổn thương mô, cơ quan gây ra bởi
kháng thể IgG1 khi chúng có mặt đồng thời
[43; 44].
3. Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện chung và các triệu chứng
thường gặp
IgG4-RD có xu hướng tạo thành các tổn

đoạn bệnh hoạt động, liên quan mật thiết với

thương giả u nên nhiều trường hợp bị nghi

nồng độ IgG4 huyết thanh [23; 24]. Hơn nữa,
số lượng của các lympho bào này và nồng độ

ngờ mắc bệnh ác tính và được chẩn đoán hồi

các cytokin tương ứng giảm khi bệnh thuyên
giảm với đáp ứng điều trị bằng glucocorticoid

khởi phát bán cấp. Mệt mỏi, đau khớp là triệu

hoặc rituximab, và tăng trở lại khi bệnh tái
phát. Tế bào CTL CD4 + SLAMF7+ tiết các

thường không phải là đặc điểm của IgG4 -

cytokin gồm TGF - β1, IL - 1β, IFN-γ, đóng vai trò

như sốt [45]. Triệu chứng lâm sàng đa dạng

quan trọng trong sự hình thành các tổn thương

tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương. Hai nhóm triệu

xơ hoá ở IgG4-RD [26; 36; 37]. Tế bào Tfh2

chứng thường gặp là: (1) tổn thương khối ở

hoạt hoá có khả năng tiết các cytokin như IL 4, IL - 21, đóng vai trò quan trọng trong sự

một hoặc nhiều cơ quan, biểu hiện như bệnh

tăng sinh, biệt hoá, chuyển lớp của các tương

(26 - 40%) [1; 18; 45]. Tuy nhiên, khoảng 30%

110

cứu sau phẫu thuật. Bệnhđiển hình thường
chứng thường gặp nhưng viêm khớp rõ
RD, ít khi có các triệu chứng của viêm cấp

lý ác tính, (2) các triệu chứng của bệnh dị ứng

TCNCYH 114 (5) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
số bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh

Các vị trí bị ảnh hưởng thường gặp nhất là:

được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khoẻ

tuỵ, tuyến nước bọt, tuyến lệ, hạch lympho,

hoặc sàng lọc các bệnh khác [46].

đường mật, hậu phúc mạc, thận, phổi, động

Biểu hiện ở một số cơ quan

mạch nhưng bệnh có thể gặp ở hầu hết các
cơ quan [15; 46]. Nhiều biểu hiện ở các cơ

Biểu hiện lâm sàng cổ điển và quan trọng

quan khác nhau từng được xem là các bệnh

nhất, gợi ý IgG4 - RD là tổn thương giả u ở

riêng lẻ nay, được biết đến như một phần của

một hoặc nhiều cơ quan, với 60 - 95% bệnh

phổ tổn thương trong IgG4 - RD (bảng 1) [15;

nhân có nhiều cơ quan mắc bệnh [4; 15; 47].

17; 18].

Bảng 1. Các bệnh từng được xem là riêng biệt, hiện nay được công nhận là một phần
của phổ bệnh liên quan đến IgG4

Bệnh

Cơ quan
hoặc mô bị ảnh hưởng

Xơ hóa mạch trung tâm có tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic
angiocentric fibrosis)

Ổ mắt, đường hô hấp trên

Viêm trung thất xơ hóa (Fibrosing mediastinitis)

Trung thất

Viêm màng cứng phì đại (Hypertrophic pachymeningitis)


Màng cứng

Viêm ống thận mô kẽ giảm bổ thể nguyên phát kèm lắng đọng ở ống
thận mô kẽ lan tỏa (Idiopathic hypocomplementemic tubulointerstitial
nephritis with extensive tubulointerstitial deposits)

Thận

Phình động mạch chủ viêm (Inflammatory aortic aneurysm)

Động mạch chủ

Viêm giả u (Inflammatory pseudotumor)

Ổ mắt, phổi, thận,
cơ quan khác

U Kuttner (viêm tuyến nước bọt xơ hoá)

Tuyến nước bọt dưới hàm

Bệnh Mikulicz

Tuyến nước bọt và tuyến lệ

Xơ cứng đa ổ (Multifocal fibrosclerosis)

Ổ mắt, tuyến giáp, khoang
sau phúc mạc, trung thất‰.

Viêm quanh động mạch chủ và viêm quanh động mạch
(Periaortitis and periarteritis)

Động mạch chủ và các mạch
máu lớn

Xơ hóa sau phúc mạc/Bệnh Ormond (Retroperitoneal fibrosis/
Ormond’s disease)

Khoang sau phúc mạc

Viêm tuyến giáp Riedel

Tuyến giáp

Viêm mạc treo xơ hóa (Sclerosing mesenteritis)

Mạc treo

Viêm tụy xơ hóa giàu lympho tương bào/Viêm tuỵ tự miễn típ 1

Tụy

TCNCYH 114 (5) - 2018

111

nguon tai.lieu . vn