Xem mẫu

  1. Bệnh béo phì nguy hiểm cho người cao tuổi Béo phì được tổ chứ y tế thế giới (WHO) liệt vào một loại bệnh, đối với sức khỏe người cao tuổi béo phì là một bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng.Đời sống ngày càng cao, sức khỏe người cao tuổi cũng được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh béo phì ngày càng cao. Béo phì là bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người cao tuổi, vì vậy người cao tuổi nên phòng tránh mắc bệnh béo phì. Béo phì ở người cao tuổi gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm 1. Tác hại của béo phì
  2. Đối với sức khỏe người tuổi, béo phì là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều chứng bệnh khác. Người cao tuổi mắc bệnh béo phì thì nguy cơ mắc các bệnh về tim, hô hấp, tiêu hóa… cao hơn những người khác. Thậm chí, béo phì là bạn đồng hành của bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, hay tiểu đường cũng là biến chứng do béo phì gây nên. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe người cao tuổi, tốt nhất những người cao tuổi nên phòng và tránh béo phì. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả quả tươi tốt cho sức khỏe người cao tuổi và chống béo phì 2. Phòng tránh béo phì Hạn chế năng lượng đưa vào cơ thể. Khi tuổi tác tăng, năng lượng cần thiết giảm theo, do các cơ bị teo co lại, chức năng trao đổi giảm nên người cao tuổi tiếp nhận năng
  3. lượng yếu hơn. So với thời trẻ thì lượng thức ăn ở người 40 – 49 tuổi giảm 5%; người ở 50-59 tuổi giảm 10%; người 60-69 tuổi giảm 20% và trên 70 tuổi giảm 30%. Vậy nên, nếu năng lượng được cung cấp đầy đủ như những người còn trẻ sẽ có nguy cơ phát phì ở người già. - Bổ sung đầy đủ các vitamin A, B, C, D, E. Tăng cường chất xơ. Những ngươi cao tuổi nên chú ý ăn đầy đủ chất xơ thực vật 400 – 500 gam rau xanh và trái cây mỗi ngày. Táo bón là hiện tượng thường xuyên gặp ở người già khi quá trình tiêu hóa, trao đổi chất bị chậm lại. Thực phẩm chứa chất xơ phong phú như rau xanh, trái cây, các loại đậu, các loại tảo… không chỉ giảm được táo bón mà còn có tác dụng phòng chống các bệnh mỡ trong máu cao, xơ cứng động mạch tiểu đường… Hạn chế mỡ. Lượng mỡ trong máu của ngưởí có tuổi, người già tăng lên theo tuổi tác, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch cũng tăng theo, vì thế lượng mỡ trong thức ăn nên giảm. Mỗi ngày không quá 60 từ những loại dầu thực vật chứa nhiều axit béo không bão hòa như dầu lạc, dầu ngô, dấu vừng, ít ăn loại thực phẩm chứa nhiều axit béo bão hòa, như thịt mỡ, pho mát. Lượng cholesterol đưa vào cơ thể hàng ngày không được quá 200 mg. - Người cao tuổi nên đi bộ và tập dưỡng sinh
  4. Tập luyện thể thao điều độ, phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi. Đi bộ và tập dưỡng sinh là các môn mà người cao tuổi nên tập hàng ngày để phòng các loại bệnh kể cả bệnh béo phì. Tuy những động tác nhẹ nhàng nhưng có thể giúp cơ thể đốt cháy một lượng calo nhất định và rèn luyện các cơ bắp không bị xuống cấp, đồng thời tập luyện cho tim mạch được nâng cao chất lượng khi về già
nguon tai.lieu . vn