Xem mẫu

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VỤ BƯU CHÍNH

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC KẾT NỐI MẠNG
GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH

Mã số: 68-15-KHKT-QL

Chủ trì đề tài:

Nguyễn Vũ Hồng Thanh

Cộng tác viên:

- Phạm Hồng Lê - Vụ Bưu chính
- Vũ Thu Thủy - Vụ Bưu chính
- Lê Văn Chung - Vụ Bưu chính

Hà Nội, tháng 11/2015

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VỤ BƯU CHÍNH

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC KẾT NỐI MẠNG
GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH

Mã số: 68-15-KHKT-QL

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ trì đề tài

Nguyễn Vũ Hồng Thanh

Hà Nội, tháng 11/2015

Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối
mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sau 8 năm kể từ ngày Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), số lượng doanh nghiệp tham hoạt động trên
thị trường bưu chính tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng – 160 doanh
nghiệp, gấp 20 lần so với số doanh nghiệp năm 2007. Đa số các doanh
nghiệp bưu chính hoạt động ổn định và phát triển lành mạnh. Nhiều doanh
nghiệp đã từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để tham gia vào các hoạt
động thương mại điện tử đang trở thành trào lưu, xu hướng phát triển trên
toàn thế giới.
Các doanh nghiệp tham gia thị trường bưu chính phần đông là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn đầu tư hạn chế. Việc đầu tư xây dựng
mạng lưới bưu chính rộng khắp, đội ngũ lao động phù hợp, các thiết bị,
phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ đã công bố, đảm bảo an
toàn cho bưu gửi, cho con người, cho hệ thống trang thiết bị … là việc
không phải doanh nghiệp bưu chính nào đã có thể thực hiện được ngay khi
tham gia thị trường bưu chính. Do vậy, các doanh nghiệp bưu chính ngày
càng có xu hướng phải tìm kiếm sự kết nối mạng của các doanh nghiệp bưu
chính khác để cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Vấn đề kết nối mạng của các doanh nghiệp bưu chính (cùng sử dụng
chung cơ sở hạ tầng bưu chính) đã nhận được nhiều sự quan tâm và là chủ
đề của các nghiên cứu, các cuộc Hội thảo nhằm hướng tới sự đồng nhất
trong quan điểm của các bên liên quan (doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà
nước các cấp, các tổ chức/cá nhân liên quan). Trong khuôn khổ của một đề
tài khoa học với sự giới hạn về thời gian và các nguồn lực để nghiên cứu nên
nhóm nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá hiện
trạng kết nối mạng bưu chính giữa các doanh nghiệp bưu chính, đồng thời
cập nhật kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này để làm cơ sở cho các đề xuất,
khuyến nghị về việc kết nối của các doanh nghiệp bưu chính tại Việt Nam.

1

Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối
mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL

2. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đánh giá thực trạng việc kết nối mạng giữa các
doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ bưu chính và đề xuất các giải pháp
quản lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người sử dụng dịch
vụ bưu chính, báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính”
gồm có các nội dung:
Chương I: Nghiên cứu hiện trạng việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp
bưu chính tại Việt Nam
Chương II: Nghiên cứu, cập nhật thông tin về quản lý kết nối mạng giữa các
doanh nghiệp bưu chính tại một số nước
Chương III: Tổng hợp, phân tích và đánh giá về các vấn đề liên quan đến kết
nối mạng bưu chính
Chương IV: Đề xuất các giải pháp quản lý kết nối mạng giữa các doanh
nghiệp bưu chính

CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG KẾT NỐI MẠNG
GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH TẠI VIỆT NAM
I. Các quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ bưu chính
Trong phần này, báo cáo đã đề cập đến các căn cứ pháp lý về bưu
chính có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bưu chính trong
kết nối mạng (Khoản 1 Điều 29 và khoản 9 Điều 3 Luật bưu chính quy định
doanh nghiệp Việt Nam có quyền thiết lập mạng bưu chính, Khoản 2 Điều 6
của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 quy định về “Hồ sơ đề
nghị cấp GPBC” thì doanh nghiệp phải cung cấp bản “Thỏa thuận với doanh
nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt đối với trường hợp kết nối
mạng cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính
2

Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối
mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL

đề nghị cấp phép”, Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày
17/6/2011 quy định về “Phương án kinh doanh” thì doanh nghiệp phải cung
cấp các thông tin về “Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ
chức hoặc kết nối mạng cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường
hợp kết nối mạng với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy
phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi kết nối mạng, công tác
phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi
thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ)” và Điều 2 của Giấy phép bưu
chính cấp cho các doanh nghiệp bưu chính quy định về nghĩa vụ của doanh
nghiệp là “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ,
kể cả trường hợp …(doanh nghiệp) kết nối mạng với doanh nghiệp khác để
chấp nhận, vận chuyển và phát thư”).
Như vậy, pháp luật về bưu chính đã có quy định về quyền và nghĩa vụ
của các doanh nghiệp bưu chính khi kết nối mạng để cung ứng dịch vụ trên
cơ sở các bên có sự thống nhất về công tác phối hợp để đảm bảo an toàn, an
ninh bưu chính, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử
dụng dịch vụ.
II. Các doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ bưu chính ở Việt Nam
Trong phần này, báo cáo cung cấp các thông tin chung về doanh
nghiệp bưu chính hoạt động trên thị trường cũng như các số liệu về dịch vụ,
doanh thu, theo đó:
- Hiện nay, trên thị trường bưu chính có các doanh nghiệp bưu chính
thuộc đủ mọi loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động với nguồn vốn đầu
tư khác nhau:
* Phân nhóm doanh nghiệp Nhà nước hoặc có vốn Nhà nước: Tổng
công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông quân đội
(Viettel), Công ty CP dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT)...
* Phân nhóm doanh nghiệp tư nhân: Các doanh nghiệp chuyên kinh
doanh dịch vụ chuyển phát nhanh như Công ty cổ phần chuyển phát nhanh

3

nguon tai.lieu . vn