Xem mẫu

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT VÀ HOÀN THIỆN BỘ QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA (NHÓM QUY CHUẨN KỸ THUẬT
VỀ ÂM LƯỢNG VÀ MỨC ĐỈNH CỰC ĐẠI CỦA TÍN HIỆU AUDIO
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH)
Mã số: 29-15-KHKT-TC

Chủ trì đề tài:

TS. Vũ Tuấn Lâm
ThS. Nguyễn Việt Thắng

Hà Nội
i - 2015

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT VÀ HOÀN THIỆN BỘ QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA (NHÓM QUY CHUẨN KỸ THUẬT
VỀ ÂM LƯỢNG VÀ MỨC ĐỈNH CỰC ĐẠI CỦA TÍN HIỆU AUDIO
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH)
Mã số: 29-15-KHKT-TC

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ trì nhiệm vụ

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHKT BƯU ĐIỆN

Nguyễn Việt Thắng

ii

MỤC LỤC

1

Giới thiệu về đề tài 2
1.1

Tên đề tài ........................................................................................................ 2

1.2

Mã số đề tài .................................................................................................... 2

2

Âm thanh trong các chương trình truyền hình ...................................................... 2

3

Hiện trạng sản xuất và phát sóng của VTV........................................................... 2
3.1

4

Hiện trạng hệ thống trường quay của VTV ..................................................... 2

3.1.1

Các trường quay cố định .......................................................................... 2

3.1.2

Các xe truyền hình lưu động của VTV ..................................................... 3

3.2

Hiện trạng sản xuất và khai thác chương trình tại VTV ................................... 4

3.3

Kết quả đo chất lượng âm thanh ..................................................................... 5

3.4

Kết luận .......................................................................................................... 5

Các tiêu chuẩn quốc tế về chuẩn hóa âm lượng .................................................... 5
4.1

Các tiêu chuẩn ................................................................................................ 5

4.2

Lựa chọn sở cứ biên soạn TCVN .................................................................... 7

5

Nhu cầu chuẩn hóa âm lượng chương trình truyền hình tại Việt Nam................... 8

6

Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 9

7

Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 10

i

1

Giới thiệu về đề tài

1.1 Tên đề tài
“Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nhóm
quy chuẩn kỹ thuật về âm lượng và mức đỉnh thực cực đại của tín hiệu audio trong các
chương trình truyền hình).”
1.2 Mã số đề tài
Mã số: 29-15-KHKT-TC.

2

Âm thanh trong các chương trình truyền hình
Âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chương trình truyền hình.

Trước đây, khi truyền hình còn phát đen trắng, sóng yếu, ở những khu vực xa khi xem
tín hiệu lúc được lúc mất, âm thanh nhiễu nhiều khi át cả âm thanh chính. Cùng với sự
phát triển của công nghệ, ngành truyền hình tại Việt Nam cũng đã phát triển nhanh
chóng và ngày càng mang đến cho người xem nhiều chương trình chất lượng về nội
dung gồm cả về chất lượng hình ảnh và âm thanh.
Dù đã được nâng cao về chất lượng âm thanh thì cho đến gần đây, người xem
vẫn còn nhiều điều chưa hài lòng khi mà âm thanh quảng cáo thường đột nhiên to hơn
nhiều so với âm thanh chương trình đang xem, hoặc khi chuyển kênh truyền hình thì
phải điều chỉnh lại âm lượng giữa các kênh… Nghĩa là không có cách nào để đo được
âm lượng của âm thanh từ phía nhà cung cấp cho tới phía người xem. Việc chuẩn hóa
âm thanh theo mức đỉnh (peak level) không phải là cách thức để xác định âm lượng/độ
ồn (loundness) của tín hiệu âm thanh.
Gần đây, vấn đề này đã được giải quyết thông qua tiêu chuẩn EBU R128. Tiêu
chuẩn này được xem như một chuẩn mở cho việc cân bằng âm lượng của các chương
trình âm thanh theo như cách mà người xem cảm nhận được âm lượng thực tế. Việc
đưa ra tiêu chuẩn này đánh dấu một trong những thay đổi cơ bản nhất trong lịch sử âm
thanh của ngành truyền hình vì nó đã giải quyết được sự tăng vọt âm lượng âm thanh
trong các chương trình, giữa các chương trình và giữa các kênh.

3

Hiện trạng sản xuất và phát sóng của VTV

3.1 Hiện trạng hệ thống trường quay của VTV
3.1.1 Các trường quay cố định
Hiện nay, tại Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình - Đài Truyền hình Việt
2

Nam (TT KTSXCT – Đài THVN) đang sử dụng các Trường quay như sau:
Hệ thống trường quay cũ:
 Trường quay S2 có diện tích 270m2; Trường quay S3 – nhà G; Trường quay S4
có diện tích 54m2; Trường quay S5; Trường quay S6 có diện tích 50m2; Trường
quay S7; trường quay S9 có diện tích 450m2 ; Trường quay S10,…
Hệ thống trường quay tại Trung tâm SXCT mới
 Trường quay S3 mới có diện tích 180m2 ; Trường quay S4 mới có diện tích
180m2; Trường quay S5 mới có diện tích 180m2; Trường quay S8 mới có diện
tích 180m2; Trường quay S9 mới có diện tích 180m2; Trường quay S10 mới có
điện tích 180m2; Trường quay S11 mới có diện tích 350m2; Trường quay S12
mới có diện tích 350m2; Trường quay S14 mới có diện tích 700m2.
Đánh giá chung:
Hiện tại, hệ thống 9 trường quay mới trong TT SXCT mới đều đáp ứng được sản
xuất âm thanh stereo. Trong đó, 3 trường quay sản xuất chương trình đạt chuẩn HD,
hai trường quay S3 và S4 đang triển khai nâng cấp HD, trường quay S5 đang được đầu
tư cũng đạt chuẩn HD và sản xuất âm thanh stereo.
Như vậy, việc sản xuất âm thanh stereo tại các trường quay của VTV để nâng cao
chất lượng âm thanh so với hiện nay (các chương trình SD có âm thanh mono) khi
phát sóng HD có thể thực hiện được ngay nhất là với các chương trình sự kiện, ca nhạc
cần chất lượng âm thanh cao.
3.1.2 Các xe truyền hình lưu động của VTV
Hiện nay, VTV đã có 6 xe truyền hình lưu động chuyên dụng (xe màu – OB van)
từ 4 camera trở lên, 24 xe truyền hình lưu động chuyên dụng 1 camera. Các xe chuyên
dụng 1 camera đã và đang tạo điều kiện rất tốt cho biên tập đạo diễn chủ động trong
việc sản xuất các chương trình yêu cầu tính cơ động và gọn nhẹ.
6 xe màu bao gồm 4 xe sử dụng công nghệ số SD, 1 xe sử dụng công nghệ
analog và 1 xe truyền hình HD. Hiện có 5 xe màu đều sử dụng các bàn mixer âm thanh
tương tự trong khi về video thì có 4 xe sử dụng công nghệ số SD, 1 xe sử dụng công
nghệ analog, và 1 xe truyền hình HD (vừa đầu tư) đáp ứng được sản xuất âm thanh
stereo sử dụng hoàn toàn thiết bị digital.
Đánh giá chung:
Hiện phần lớn các xe màu nói trên sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật số công
3

nguon tai.lieu . vn