Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN VẬT LÝ KỸ THUẬT Y SINH MÔN HỌC: ỨNG DỤNG LASER TRONG Y HỌC BÁO CÁO TIỂU LUẬN: ỨNG DỤNG LASER CÔNG SUẤT CAO TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THÁNG 06 NĂM 2010 LỜI CẢM ƠN Cảm ơn PGS. TS. Trần Minh Thái đã hết lòng, tận tâm giảng dạy chúng em môn học Ứng Dụng Laser trong Y Học. MỤC LỤC 2 I. Tổng quan 3 II. Nội dung 1. Góc nhìn giải phẩu học 5 2. Phân loại tình trạng bệnh lý đĩa đệm 7 3. Đối tượng thực hiện phương pháp PLDD 8 4. Quy trình thực hiện PLDD 12 5. Điều trị sau phẩu thuật 28 III. Kết luận 33 Tài liệu tham khảo 34 I. Tổng quan: 3 Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý chèn ép gốc thần kinh cột sống bởi đĩa đệm gây ra đau ở cột sống và mất cảm giác ở các cơ quan tương ứng với dây thần kinh. Theo thống kê của Choy năm 2000 [1], số đĩa đệm có tỷ lệ như sau với mẫu 621 bệnh nhân: Bảng 1: thống kê số đĩa đệm thoát vị ở 621 bệnh nhân [1] Trước năm 1934, các cách điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là mổ hở hút dịch. Năm 1975, Hijikata thực hiện việc tiêm hút đĩa đệm thoát vị. Đến năm 1983, Kambin sử dụng phương pháp mổ nội soi cắt và hút đĩa đệm. Năm 1984, Onik sử dụng kỹ thuật nucleotome để điều trị đĩa đệm. Hầu hết các kỹ thuật kể trên có chi phí điều trị cao và bệnh nhân lâu hồi phục. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, laser được phát minh. Từ đấy, laser được ứng dụng rất nhiều vào đời sống và kỹ thuật, y học. Các ứng dụng có thể kể đến như ứng dụng đọc mã vách, ứng dụng vào việc cắt đốt kim loại, vật liệu… Nhờ có hiệu ứng sinh học như bốc lớp bay hơi tổ chức để cắt và hiệu ứng quang đông để hàn, laser công suất cao được sử dụng rộng rãi trong phẩu thuật. Năm 1986, kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser công suất cao đầu tiên được ra đời bởi Choy. Kỹ thuật này nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và giảm đau ở cột sống do thoát vị đĩa đệm. Số ca PLDD được thống kê trong bảng 2. Bảng 2: thống kê số ca PLDD của Choy từ năm 1986 đến năm 2003 Trong báo cáo tiểu luận này, sinh viên sẽ trình bày chi tiết vấn đề điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser công suất cao PLDD. II. Nội dung: 4 1. Góc nhìn giải phẩu học: Cột sống là nơi xuất phất của các sợi thần kinh ngoại biên. Cột sống được chia làm 3 phần là cột sống cổ, cột sống lưng và cột sống thắt lưng như hình 1. Cột sống được cấu tạo từ các đốt sống, ở giữa các đốt sống là các đĩa đệm để giảm áp lực ép giữa các đốt sống với nhau và giúp cho cơ thể thực hiện các động tác với cổ, lưng và hông. Về mặt cấu tạo, đĩa đệm bao gồm 3 phần chính như sau như hình 2:  Vòng bọc: bao gồm 20% proteoglycan và 60% collagen. bao gồm từ 15 tới 25 lớp cấu tạo từ các bó sợi. Mỗi lớp dày từ 0.14 tới 0.52mm. Các lớp sẽ dày hơn ở phía ngang và phía trong. Độ cao của đĩa vào khoảng 20 tới 62 bó sợi. Giữa các lớp là 0,22mm vật liệu gelatine. Không có sự liên kết giữa lớp và lớp. Tổng số lớp của mỗi vòng bọc sẽ tăng khi đốt sống càng nằm ở dưới cột sống [2]. Hình 1: mô hình cột sống và các đốt sống của cơ thể người 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn