Xem mẫu

HỘI NGHỊ TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 12

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP NỮ TRÊN 45 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

TS.BS. VÕ THỊ HÀ HOA
ThS.BS. ĐẶNG VĂN TRÍ

ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những vấn

đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất hiện nay.
Theo Hiệp hội đái tháo đường Thế giới (IDF) HCCH là

tập hợp những YTNC của hai đại dịch lớn đó là bệnh tim
mạch và ĐTĐ týp 2 ảnh hưởng đến chất lượng sống con
người và tốn kém đáng kể ngân sách về y tế toàn dân
của nhiều nước trên thế giới.
Những đối tượng có HCCH thường có nguy cơ bị tai

biến tim mạch gấp ba lần và có nguy cơ tử vong gấp hai
lần so với những người không bị hội chứng này.

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NỮ TRÊN 45 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Eskil Kylin (1920), người Thụy Điển đề xuất một hội

chứng bao gồm “ THA, tăng glucose và tăng acid uric”
Vague (1947) cho rằng béo phì dạng nam là loại béo

phì thường phối hợp với những rối loạn chuyển hóa đó
là ĐTĐ týp 2 và bệnh tim mạch.
Gerald Reaven (1988) giới thiệu lại khái niệm hội

chứng X bao gồm các YTNC như THA, bất thường dung
nạp glucose, tăng triglyceride (TG), giảm HDL-C.
Stout đề nghị hội chứng đề kháng insulin vì muốn nhấn

mạnh nguyên nhân trực tiếp trong BMV và nguyên nhân
của các tiêu chí trong HCCH.

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NỮ TRÊN 45 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Nghiên cứu HCCH ở bn sau 45 tuổi vẫn là vấn đề thời

sự được Y học quan tâm bởi tính phổ biến và hậu quả
nặng nề của nó.
Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân tăng huyết áp nữ
trên 45 tuổi đến khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng” với hai
mục tiêu:
- Xác định tỉ lệ và đặc điểm của HCCH ở bệnh
nhân nữ trên 45 tuổi có tăng huyết áp.

- Khảo sát mối liên quan của tăng huyết áp với
các yếu tố của HCCH.

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NỮ TRÊN 45 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

 Đối tƣợng nghiên cứu

Khảo sát 532 bn nữ trên 45 tuổi đến khám và điều
trị tại khoa tim mạch Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng
5/2008 đến tháng 5/2010, có 372 bn THA và 160 bn
không THA.
Phƣơng pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
* Thu thập số liệu:
Bước 1: Hỏi bệnh sử, hỏi tiền sử lập phiếu nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành thăm khám lâm sàng.
Bước 3: Làm các xét nghiệm.

nguon tai.lieu . vn