Xem mẫu

  1. Bánh đúc, cá kho bán bò trả nợ Bạn đã nghe câu: “Bánh đúc, cá kho bán bò trả nợ” chưa? Đó là câu cửa miệng của ông bà ta để nói lên sức hấp dẫn của món bánh đúc đó. Vòng quanh 36 phố phường Hà Nội và sà vào những gánh hàng rong ven đường, thưởng thức món ngon xưa và nay của Hà Nội là cái “thú” của tôi và cô bạn cùng công ty. Là người gốc Hà Nội lại có “tâm hồn ăn uống”, cô bạn tôi “thuộc” từng ngõ ngách nhỏ nhất ở đây cũng như địa điểm có các món ngon trên đất Hà thành. Tin tưởng vào sự tinh tế trong ẩ m thực của cô bạn mình, chỉ cần cô đề xuất địa điểm cũng như món ăn nào là tôi “ok” liền. Những ngày cuối năm cùng với các đợt gió mùa hối hả tràn về, ngày chủ nhật buồn lang thang trên con phố nhỏ của Hà Nội, chợt cô bạn tôi reo lên như phát hiện ra được điều gì mới mẻ: "Trời lạnh thế này mà đưa từng thìa bánh đúc nóng hổi, thơm lừng mùi hành phi thì thích quá!" Vậy là hai đứa dắt díu nhau đi.....ăn bánh đúc. Có thể nói, bánh đúc là một món quà dân dã và rẻ nhất trong số các loại quà quê, vì chỉ với dăm ba nghìn là đã có thể no bụng. Tuy nhiên, công sức bỏ ra để làm được một tấm bánh đúc lại không hề ít chút nào.
  2. Có rất nhiều biến thể trong cách làm bánh đúc nhưng cơ bản khi làm bánh đúc trải qua 3 công đoạn cơ bản là: Ngâm gạo với nước vôi trong hoặc nước tro, - chuẩn bị bột và - đun bánh. - Người ta chọn gạo tẻ loại ngon, ngâm trong khoảng 10 giờ đồng hồ, có những nơi ngâm đến 3 ngày đêm, mỗi ngày thay một lượt nước đến khi bóp gạo tan thành bột thì đem hòa với nước vôi trong hoặc nước tro. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất trong làm bánh đúc vẫn là khâu quấy bánh. Người ta cần chuẩn bị một chiếc nồi được tráng mỡ, đoạn đổ bột vào, bắc lên bếp, lấy đũa cả quấy liên tục sao cho bột không vón, không khê, không sát nồi, phải quấy thật đều tay, nếu không sẽ bị vón cục ngay.
  3. Lửa chỉ để liu riu thì bánh mới chín đều và không bị khê, lúc đánh lên thả xuống bánh phải chảy như tơ, và róc đũa mới được. Rồi tới lúc gần được thì phải khoanh lửa lại, om tro một lúc. Khi bánh gần đổ ra khuôn thì đánh lạc đã rang chín và dừa thái mỏng. Đổ bánh ra mẹt lót lá chuối tươi sẽ được tấm bánh tròn to, đổ vào bát sẽ được bánh nhỏ, xâu lạt được. Bánh đơn giản là thế nhưng dưới gu ẩm thực đa dạng của người Hà Nội thì lại có rất nhiều cách để thưởng thức. Phổ biến nhất là ăn bánh đúc với nộm, ăn bánh đúc với nham, bánh đúc thịt băm, bánh đúc lạc, bánh đúc chấm tương, bánh đúc hành mỡ, bánh đúc riêu cua… Mỗi loại lại có một vị riêng mà ai đã một lần ăn thì khó lòng quên. Nhưng có lẽ được chuộng nhất là bánh đúc chấm tương. Món này vừa ngon lại vừa rẻ tiền, mà cũng thể hiện được rõ nhất cái nét chân quê mộc mạc của thứ quà bánh dân dã. Cứ một đĩa bánh đúc, một bát tương là xì xụp. Ai thích ăn cay thì dầm thêm tí ớt cho nổi vị hoặc muốn đậm đà hơn thì thêm miếng
  4. đậu phụ nguội xé nhỏ. Đậu mềm, tương dịu ngọt, bánh đúc không mỡ màng nên dễ ăn và không ngán. Nhưng có lẽ món tôi thích nhất đó chính là món bánh đúc thịt. Vài cọng rau mùi ta, một nhúm lạc rang giòn, giã nhỏ, chút hành khô phi cháy cạnh trộn lẫn trong bát bánh đúc có nước chan sóng sánh, thế đã đủ để cô bạn tôi thòm thèm mỗi khi những cơn gió mùa bất chợt ùa về. Miếng bánh trôi tuột xuống cổ họng nhưng hương thơm món ăn cứ vấn vít trên đầu lưỡi… Hóa ra, ngoài bánh đúc khô, món ăn dân dã ấy còn được biến tấu theo cách thức độc đáo này. Mà phải ăn thế mới thấy sự phong phú của hương vị, mới thấy sự nóng sốt là cần thiết trong tiết trời lạnh buốt. Phải chăng cái vị ngọt ngào, bùi thơm đặc trưng của mó n bánh đúc thịt giúp người ta xua đi cảm giác lạnh lẽo, khô hanh nơi phố phường Hà Nội đông đúc, chật chội….
nguon tai.lieu . vn