Xem mẫu

  1. BẢN SẮC VIỆT QUA ÁO NHẬT BÌNH THỜI NGUYỄN Võ Thanh Mai Khoa Kiến Trúc - Mỹ Thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên TÓM TẮT Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc hoàn toàn khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945. Sự pha tạp những yếu tố Đông Tây, Âu Á trong hình dáng và họa tiết, nhằm mục đích phô trương hình thức, thể hiện uy quyền của đẳng cấp thống trị. Lịch sử trôi qua đã để lại những dấu ấn văn hóa mãi trường tồn theo thời gian. Đặc biệt, thời kỳ nhà Nguyễn ở cố đô Huế đã hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng, những thành tựu về trang phục, điêu khắc và là một bước đệm cho những phát triển vượt bậc sau này. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến chiếc áo Nhật Bình, một loại trang phục truyền thống chỉ dành cho nữ giới trong hoàng tộc và con nhà quan lại thời bấy giờ. Từ khóa: Nhật Bình, Phi Phong, Nhà Nguyễn. 1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NGUYỄN Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra một triều đại mới: Triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, trong hơn nửa đầu thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, hầu như không phát triển lên được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại. Mâu thuẫn của xã hội sâu sắc làm bùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, của các dân tộc ít người, và cuối cùng nước Việt Nam trở thành đối tượng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Về tình hình chính trị: năm Giáp Tý 1804, được sự đồng ý của vua nhà Thanh, vua Gia Long đổi tên nước là Việt Nam, đến năm Mậu Tuất 1838, vua Minh Mệnh lại đổi quốc hiệu là Đại Nam. Chính quyền trung ương được tổ chức như các triều đại trước, đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành. Về văn hóa: thời kỳ nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa cho dân tộc Việt Nam, một số đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, di sản văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc cung đình Huế và Di sản tư liệu thế giới như Mộc bản triều Nguyễn. Giáo sư Phan Huy Lê nhận xét rằng: "Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch rất lớn như Châu bản triều Nguyễn; và hàng ngàn di tích kiến trúc như đình, chùa miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc... 843
  2. Về kiến trúc: nhà Nguyễn là triều đại có nhiều đóng góp trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là một kho tàng kiến trúc đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân sự khác. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương. 2 SỰ RA ĐỜI ÁO NHẬT BÌNH Áo Nhật Bình là Triều phục dành cho cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là thường phục của hoàng hậu, công chúa. Áo Nhật Bình có nguyên mẫu là dạng áo Phi Phong thời Minh, là loại áo xẻ cổ, có dạng đối khâm, dưới ức có dải vải buộc hai vạt áo. Do hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình chữ nhật ngay trước ngực người mặc, nên áo này gọi là áo Nhật Bình. Thường phục Nhật Bình được đặt định vào năm 1807 thời vua Gia Long và được duy trì cho đến cuối thời Nguyễn… Hình 1. Màu sắc và sự phân theo thứ bậc của áo Nhật Bình được quy định tương ứng với từng cấp bậc Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" mỗi cấp bậc trong cung: Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, Phi tần, Công chúa... tùy phẩm cấp mà trang phục cũng như màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng. Hoàng hậu: Nhật Bình màu vàng. Mão là 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng. Y phục là 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ và 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng. Mũ và trâm cài là 2 vật dụng đi kèm với y phục. Hình 3. Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) 844
  3. Công chúa: Nhật Bình màu đỏ. Mão là 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa. Y phục là 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ. Hình 2. Áo nhật bình của công chúa Cấp cung tần nhị giai: Nhật Bình màu xịch đạo, 1 chiếc mũ Ngũ phượng Kim ước phát và 10 cây trâm hoa đi cùng với 1 áo Nhật Bình màu xích đào thêu hình loan may bằng sợi sa. Thường phục được may bằng tơ Bát ti cũng thêu hình loan ổ. Cấp cung tần tam giai: Nhật Bình màu tím, y phục gần giống với cấp cung tần nhị giai, thay màu tím làm màu sắc chủ đạo. Mũ bao gồm 1 chiếc mũ Tam phương Kim ước phát và 8 cây trâm hoa. Cấp cung tần tứ giai: Nhật Bình màu tím nhạt, y phục của cấp Cung tứ giai là 1 chiếc áo Nhật Bình màu tím nhạt may bằng sợi sa và 1 y phục thường may bằng tơ Bát ti trắng. Cả 2 y phục đều được thêu hình loa. Mũ của cấp cung tứ giai là 1 chiếc Phượng kim ước cùng 8 cây trâm cài. Kiểu dáng: cổ áo to bản tạo hình chữ nhật trước ngực, hai tà áo đối xứng nhau trước ngực. Thân áo như một bức tranh khi được trang trí với thể thức hoa văn chính là dạng tròn khép kín rải đều khắp, đan cài cùng hình phượng múa, hoa lá có đính thêm các hạt tuyến. Ở tay áo có dải màu ngũ hành: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, họa, thổ. Tuy nhiên, quy chế này không được áp dụng cho bậc Hoàng Hậu. Áo Nhật Bình thường khoác ngoài áo cổ đứng tay chẽn mặc lót trong. Đây là một loại áo cổ trực lĩnh hai tà áo đối nhau ở phần cổ, được may cặp theo mép áo và được gài đối lại, bên trong thường mặc áo cổ đứng tay chẽn lót trong và khoác áo Nhật Bình bên ngoài. Đầu của người mặc được chít khăn vàng, vấn khoảng 40 đến 50 vòng tùy theo thứ bậc. Có rất nhiều đánh giá cho rằng áo Nhật Bình và áo Phi Phong giống nhau hay nói cách khác Nhật Bình là bản sao của áo Phi Phong, theo quan điểm của nhóm tác giả thì áo Nhật Bình có những điểm đặc trương mà phi phong không có. Nếu t về cấu trúc của các trang phục cổ Việt Nam. Nhận định trên có những l giải sau: − Về mặt nguồn gốc, Nhật ình vốn dĩ là áo Phi Phong của Minh triều Trung oa được nhà Nguyễn phát triển lên. Cấu tạo cơ bản nó theo sát Phi Phong Minh và Thanh. 845
  4. − Về mặt kết cấu may mặc, có thể khẳng định bắt đầu từ thời kì ắc thuộc, các dạng thức may mặc của ta đều có sự học hỏi nhất định văn hóa phương ắc. Nhật ình đều dựa trên kết cấu may mặc từ phương ắc để phát triển. Hình 3. Áo Phi Phong Hình 4. Áo Nhật Bình Người nói là khác ở viền cổ, người nói khác ở tay ngũ sắc, người nói ở hoa văn trang trí… Theo mình, các đều đ ng, nhưng không đủ. Vì như mình đã trình bày ở trên, Phi Phong của Minh không có uy định r về tiêu chuẩn may, mặc cơ bản dạng thức áo, nên nếu họ thích họ vẫn có thể pha tay ngũ sắc (Vốn là phong cách của Thanh , oan phượng ổ, viền cổ áo… miễn là không sai khác về kết cấu cơ bản, thì người Trung uốc vẫn gọi đó là Phi Phong. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://khamphalichsu.com/nguon-goc-y-nghia-gia-tri-lich-su-va-van-hoa-cua-ao-nhat- binh-n168.html [2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Nguy%E1%BB%85n#Ki%E1%BA%BFn_tr% C3%BAc [3] http://khamphahue.com.vn/kham-pha/lich-su-van-hoa/tid/Ao-dai-Nhat- Binh/newsid/404672AB-8F1A-49A2-9109-ACDE009B20CC/cid/DDECB688-A9ED- 4DD3-9F8E-A7BB010D6CD3 846
nguon tai.lieu . vn