Xem mẫu

  1. Bạn có biết cách cầm máy ảnh? Cách bạn cầm máy ảnh thế nào còn phụ thuộc vào việc bạn chụp máy gì cũng như phong cách riêng của từng người. Một trong những vấn đề thường gặp đối với người chụp ảnh là hiện tượng máy ảnh bị rung dẫn đến hình ảnh bị mờ. Nguyên nhân này thường do người chụp đã không cầm máy đủ chắc khi chụp, nhất là trong những tình huống điều kiện ánh sáng yếu và tốc độ cửa trập kéo dài. Bất kỳ một rung động nhỏ nào của máy ảnh cũng dẫn tới hiện tượng mờ nét như trên và cách chính thống duy nhất để khắc phục trong những tình huống như vậy là phải sử dụng chân máy (tripod). Chân máy là một công cụ hữu hiệu giảm thiểu hiện tượng rung bởi nó có tới 3 chân đế vững vàng. Nhưng nếu như bạn lại không có tripod thì có một cách đơn giản hơn để tăng tính ổn định cho máy ảnh, là hãy cầm máy ảnh đúng cách bằng cả hai tay. Cách bạn cầm máy ảnh thế nào thực ra còn phụ thuộc vào việc bạn chụp máy gì cũng như phong cách riêng của từng người. Khó có thể nói cách nào đúng, cách nào sai, nhưng theo trang Digital Photography School, có một số kỹ thuật cầm máy cơ bản mà người chụp nên nắm vững. Dùng tay phải nắm lấy phần tay bên phải của máy ảnh. Ngón tay trỏ của bạn khí đó sẽ phải ở vị trí đặt hờ trên nút chụp ảnh, 3 ngón tay còn lại ôm vòng qua tay cầm, còn ngón tay cái thì tỳ vào phía sau của thân máy. Hầu hết các máy ảnh ngày nay đều thiết kế tay cầm tiện dụng đến nỗi bạn sẽ cảm thấy rất
  2. tự nhiên vì không cố ý mà ngón tay nào vào vị trí ngón nấy như đã mô tả ở trên. Hãy nắm vững nhưng cũng đừng chắc quá, bởi nắm quá chặt sẽ lại làm cho máy trở thành rung hơn. Vị trí của tay trái sẽ phụ thuộc vào việc bạn chụp máy nào, nhưng trên nguyên tắc là tay trái sẽ hỗ trợ thao tác đỡ trọng lượng của máy. Vì vậy, nếu là máy bỏ túi, bạn sẽ cầm bên cạnh trái của máy ảnh, còn nếu là máy DSLR thì thông thường tay trái sẽ đỡ dưới phần ống kính với các ngón tay ôm vòng tròn xung quanh ống. Nếu chụp qua kính ngắm, máy ảnh sẽ ở vị trí gần mắt và cơ thể bạn hơn nên sẽ vững chắc hơn là chụp bằng kiểu LiveView qua màn LCD. Do máy ảnh lúc này ở vị trí xa cơ thể hơn, dễ rung hơn. Giải pháp là đưa máy ảnh lại gần một chút sao cho cùi tay của bạn có thể tỳ được vào người, tư thế này sẽ tạo cho máy ảnh một chân đế (chính là cơ thể bạn) và vững vàng hơn. Gia tăng độ vững chắc bằng cách dựa vào một vật thể cố định nào đó như tựa vào cây, tường hoặc quỳ hay ngồi hẳn xuống. Nếu ở vị thế không có gì để dựa, bạn có thể khắc phục bằng cách hơi giạng hai chân ra để cho cơ thể bám đất được chắc chắn hơn, như vậy độ ổn định khi cầm máy cũng sẽ được tăng thêm phần nào. Một mẹo nhỏ khác bạn cũng nên biết, đó là trước khi chụp ảnh hãy thực hành thao tác như kiểu bắn súng "nín thởi bóp cò": Hãy hít một hơi thở sâu, nín lại rồi bấm máy, sau đó mới thở ra. Một số người thì dùng cách ngược lại, đó là thở hết ra, sau đó dừng lại, bấm máy, rồi mới lại hít vào. Dù cách nào thì bí quyết cũng đều nằm ở chỗ khi bạn thở thì cơ thể bạn sẽ chuyển
  3. động, dẫn đến máy ảnh sẽ bị rung, vì thế khi chụp ảnh tốt nhất là tạm thời ngừng thở. Tất nhiên, mỗi người có mẹo riêng và sở thích khác nhau. Những kỹ thuật này chỉ là những bài học rất cơ bản cho những người mới làm quen với nhiếp ảnh.
nguon tai.lieu . vn