Xem mẫu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – CƠ SỞ II HỆ CAO HỌC K21 – ĐỢT 2
----

BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN : LỚP CAO HỌC HỌC VIÊN THỰC HIỆN : : PGS.TS NGUYỄN HUY THẬP KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ K21 – ĐỢT 2 ĐOÀN THỊ NGỌC THẠCH

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6/2014

HVTH: Đoàn Thị Ngọc Thạch

MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của giao thông đô thị: Nhìn vào lịch sử, giao thông gần như là nhân tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển đô thị. Khi các phương tiện giao thông đường bộ còn chưa phát triển, giao thông đường thủy đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triên đô thị. Các thành phố cổ xưa đều nằm ở những vị trí giao thông đường thủy thuận lợi. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, nền công nghiệp phát triển, các phương tiện giao thông vận tải, nhất là vận tải đường bộ cũng được phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự hình thành và phát triển của giao thông đô thị không tách rời với sự phát triển giao thông đường bộ. Mạng lưới giao thông đô thị có tác dụng nối liền tất cả các khu vực có chức năng khác nhau của đô thị thành một khối thống nhất. Thực tế đã chứng minh rằng, không có hệ thống giao thông đô thị tốt, khó có thể thúc đẩy phát triên nhanh nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống đường đô thị có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện cho chất lượng cuộc sống của người dân đô thị như chiếu sang, thông gió, cảnh quan, vệ sinh… Đường đô thị còn là nơi bố trí các hệ thống hạ tầng thiết yếu khác như cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc. Như vậy giao thông đô thị đóng vai trò như là hệ thống huyết mạch trong việc quy hoạch và phát triển đô thị. Giao thông đô thị là điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị. Nó là thước đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia, của mỗi xã hội.

1

Cao học Kỹ thuật XDCT GTĐT- K21.2

HVTH: Đoàn Thị Ngọc Thạch

Giao thông đô thị nắm giữ chức năng giao thông: liên hệ, vận chuyển, đi lại, troa đổi thông tin giữa các khu vực, vùng, miền, các đô thị với nhau. Đồng thời, giao thông đo thị là ranh giới phân chia của các khu vực chức năng: khu công nghiệp, khu dân cư, khu hành chính… Hệ thống giao thông đô thị ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách trong đô thị, nó còn là một hành lang thông gió, tạo ra các dải cây xanh góp phần cải tạo vi khí hậu, hỗ trợ đắc lực cho các công trình kỹ thuật : công trình thoát nước, ga, nhiệt... đồng thời góp phần tổ chức không gian kiến trúc hai bên đường. Có thể nói giao thông đô thị đã đóng góp lớn vào vẻ đẹp của đô thị và cũng là động lực mạnh, thúc đẩy nền kinh tế đô thị phát triển. Chức năng của mạng lƣới đƣờng đô thị và công trình đƣờng đô thị. Chức năng của mạng lưới đường đô thị: ▣ Chức năng giao thông: đây là chức năng chủ yếu của đường phố. Trong các đô thị hiện đại, đường phố là một công trình giao thông rất phức tạp, có nhiệm vụ thỏa mãn tối đa các nhu cầu giao thông, cụ thể là: - Đảm bảo liên hệ giao thông thuận tiện, nhanh chóng,với ddaonj đường ngắn nhất và an toàn cao. - Đảm bảo tổ chức các tuyên giao thông công cộng một các hợp lí. - Liên hệ tốt giữa các khu vực ở đô thị như khu dân dụng với khu công nghiệp, các khu nhà ở với khu trung tâm đô thị, nà ga, công viên,… - Có khả năng phân bố lại các nguồn giao thông tại các đường phố trong trường hợp một số đoạn đường có sự cố hoặc đang sữa chữa. - Liên hệ mật thiết và thuận tiện với các đường ô tô và các khu vực bên ngoài đô thị.
2 Cao học Kỹ thuật XDCT GTĐT- K21.2

HVTH: Đoàn Thị Ngọc Thạch

- Thỏa mãn những điều kiện phát triển giao thông của đô thị trong tương lai. ▣ Chức năng kỹ thuật: Trong các đô thị hiện đại, đường phố là một công trình kỹ thuật hiện đại phức tạp, gồm các công trình ngầm và các công trình trên mặt đất. Các công trình ngầm gồm có các đường ống và đường dây (ống cấp nước, thoát nước bẩn, thoát nước mưa, ống cấp hơi đốt, dây điện thoại, điện tín,…) được đặt dưới vỉa hè, thảm cỏ và lòng đường xe chạy của đường phố. Tập hợp các công trình ngầm kể trên gọi là mạng lưới ngầm đô thị. Trên mặt đất có áo đường, cầu vượt, cây, dây điện thắp sáng và dây điện tín, các biển báo giao thông, các hình thức kiến trúc nhỏ. Khi thiết kế đường phố phải giải quyết một loạt các vấn đề hoàn thiện kỹ thuật là: - Tổ chưc giao thông và đi bộ tại các đường phố và mối giao thông. - Bố trí các công trình ngầm. - Giải quyết san nền đường phố và các khu đất lân cận (gọi là quy hoạch mặt đứng hoặc quy hoạch sàn nền). - Giải quyết việc chiếu sáng đường phố. - Bố trí cây xanh đường phố. - Tổ chức thoát nước mùa mưa cho đường phố và các khu đất lân cận. ▣ Về mặt mỹ quan: Đường phố là một bộ phận của tổng thể kiến trúc toàn đô thị, là một trong những yếu tố để tổ chức không gian đô thị. Đường phố tạo ra khoảng không gian cần thiết để thu nhạn các công trình kiến trúc theo
3 Cao học Kỹ thuật XDCT GTĐT- K21.2

HVTH: Đoàn Thị Ngọc Thạch

ba chiều. Yêu cầu mỹ quan đòi hỏi phải có sự cân đối giữa chiều rộng đường phố và chiều cao của tòa nhà ở hai bên đường, đòi hỏi phải bố cục hợp lý các bộ phận của đường phố, sự hòa hợp về hình thái, màu sắc cây trồng và các công trình khác với nhà cửa xung quanh Quy hoạch đường phố là một lĩnh vực chuyên môn có nhiệm vụ thiết kế và tổ chức đườgn phố và các bộ phận của chúng theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm đảm bảo một cách toàn diện vai trò của đường phố trong đô thị. Để giải quyết tốt mọi chức năng của đường phố, người thiết kế và xây dựng nó cần hiểu biết cụ thể các vấn đề quy hoạch và các công trình của đường phố đồng thời phải nắm vững những vấn đề chung của công tác xây dựng đô thị.

4

Cao học Kỹ thuật XDCT GTĐT- K21.2

nguon tai.lieu . vn