Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT BỘ MÔN: KHAI THÁC LỘ THIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HỌC VIÊN THỰC HIỆN: LÊ DUY HƯỞNG NGÀNH: KHAI THÁC MỎ MÃ SỐ: 60520603 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HỒ SĨ GIAO 23/06/2016 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1 2 1. Tính cấp thiết Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã phát hiện được hơn 200 mỏ và điểm quặng sắt với trữ lượng và tài nguyên gần 1,2 tỷ tấn. Các mỏ chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Bộ. Điều kiện khai thác của các mỏ quặng sắt nước ta khá khó khăn: HTKT và thiết bị khai thác không đồng bộ, thiết bị lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu khi mở rộng và khai thác, v.v.... Đặc biệt, trong các khâu xúc bốc, vận tải, khoan nổ mìn, đồng bộ thiết bị vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của các mỏ sắt nhỏ. Bởi vậy đề tài: “ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các mỏ quặng sắt nhỏ ở miền Bắc Việt Nam” mang tính cấp thiết đáp ứng nhu cầu thực tế đối với các mỏ quặng sắt nhỏ lộ thiên ở miền Bắc VN 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên của các mỏ quặng sắt nhỏ lộ thiên, lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác với các mỏ quặng sắt nhỏ nói chung và cho mỏ quặng sắt Bản Quân nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu sản lượng và nâng cao hiệu quả khai thác cho doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các mỏ quặng sắt nhỏ ở miền Bắc Việt Nam, chú trọng mỏ sắt Bản Quân. 3 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về tiềm năng hiện trạng khai thác quặng sắt lộ thiên ở miền Bắc VN và các vấn đề liên quan. - Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác cho các mỏ quặng sắt nhỏ lộ thiên ở miền Bắc VN. - Tính toán áp dụng cho mỏ quặng sắt Bản Quân. 5. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp giải tích, mô hình hoá toán. - Phương pháp phân tích, chọn lọc. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung và hoàn thiện lý thuyết khai thác mỏ lộ thiên nói chung và khai thác quặng sắt lộ thiên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học để các Công ty khai thác quặng sắt lộ thiên tham khảo, nhằm đưa ra được những giải pháp công nghệ và kỹ thuật thích hợp, khắc phục những khó khăn trong quá trình khai thác, đảm bảo thực tế và hoàn thành kế hoạch sản xuất. 7. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về tiềm năng khai thác quặng sắt lộ thiên ở Việt Nam và các vấn đề liên quan. Chương 2: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác cho các mỏ quặng sắt nhỏ lộ thiên ở miền Bắc Việt Nam. Chương 3: Tính toán áp dụng cho mỏ quặng sắt Bản Quân. 8. Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Sỹ Giao đã tận tâm hướng dẫn nghiên cứu đề tài cũng như những các buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Mỏ - Trường Đại học Mỏ Địa Chất đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với Học viên ngành Mỏ cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành Học kỹ thuật khác. 4 1.1 Hiện trạng công tác khai thác ở VN 1.1.1. Tình hình khai thác và sản lượng các mỏ sắt VN Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 200 vị trí có quặng sắt, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. 1.2. Tiềm năng trữ lượng quặng sắt VN: Quặng sắt: Đến nay trong cả nước, ngành địa chất đã phát hiện hơn 200 điểm quặng sắt lớn, nhỏ. Tổng trữ lượng địa chất khoảng 1,2 tỉ tấn; trong đó trữ lượng được thăm dò là trên 1 tỷ tấn. 1.2.1 Một số hình ảnh mỏ quặng sắt tỉnh Bắc Kạn Hình 1.2: Mỏ quặng sắt Bản Quân Hình 1.4: Mỏ quặng sắt Pù Ổ Hình 1.3: Mỏ quặng sắt Keo Lếch Hình 1.5: Mỏ quặng sắt Nà Nọi 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn