Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA DƯỢC BÀI BÁO CÁO CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT LỚP DƯỢC MKU K21
  2. NHÓM 11  LƯƠNG HOÀN PHỤNG  NGUYỄN DƯƠNG HỒNG YẾN  TRỊNH MINH THẮNG  TRẦN HUỲNH YẾN PHƯƠNG  PHAN THỊ LINH ĐA  NGUYỄN BẢO TOÀN  VÕ TUYẾT NHI  LÊ QUỐC DŨNG  VÕ THÀNH HẢI  HỒ HOÀNG ANH  VÕ NGỌC TÂN  LÊ QUỐC PHỤC
  3. CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT  NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH  Khái niệm chất hoạt động bề mặt.  Phân loại chất hoạt động bề mặt.  Ứng dụng của nó trong thực tế.
  4. 1. KHÁI NIỆM CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT  Chất hoạt động bề mặt (tiếng Anh: Surfactant, Surface active agent) đó là một chất làm ướt có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng. Là chất mà phân tử của nó phân cực: một đầu ưa nước và một đuôi kị nước.
  5. 2. PHÂN LOẠI TỰ NHIÊN CHĐBM TỔNG HỢP ANION CATION KHÔNG PHÂN LƯỠNG LY CỰC
  6. 2.PHÂN LOẠI  NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN: đất sét, gôm, cao lanh, nhựa cây, long đỏ trứng ( lecithin), cholesterol.  TỔNG HỢP ( NHÂN TẠO): đây là loại quan trọng và ứng dụng nhiều trong thực tế. Gồm có các dạng sau:  Anion: loại này phân ly thành ion (-) trong MT hoạt động.  Cation: loại này phân ly thành ion (+) trong MT hoạt động.  Không phân ly thành ion: không phân ly trong MT hoạt động.  Lưỡng cực: khi bị phân cực thì đầu phân cực có thể mang điện âm hoặc điện dương tùy vào PH của dung môi.
  7. CHẤT HĐBM TỔNG HỢP
  8. LƯỠNG CỰC  LECITHIN  Trong tự nhiên, chất nhũ hóa lecithin được tìm thấy nhiều trong đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu phộng, súp lơ, hạt cải, hạt hướng dương …  Chất nhũ hóa lecithin có tính chống oxy hóa cao, hòa tan được vitamin A,D,E,K. Hóa chất lecithin là một phụ gia thực phẩm.
  9. 3. ỨNG DỤNG Trong ngành công nghiệp dược Chất HĐBM chủ yếu được dùng làm tác nhân: thấm ướt, hòa tan, nhũ hóa, tạo bọt, khả năng tẩy rửa và khả năng tạo mixen.
  10. a. Sự thấm ướt Nhiều chất rắn không thấm ướt được chất lỏng, khi SCBM tới hạn của nó quá thấp so với chất lỏng. Vì vậy, người ta dùng các chất hoạt động bề mặt khác nhau để them vào chất lỏng, để làm giảm sức căng bề mặt của nó xuống bằng với chất rắn, để chúng dễ thấm ướt.
  11. b. Tác nhân hòa tan Trong dung dịch sự hiện diện của 1 số chất HĐBM sẽ hòa tan nhiều hoạt chất hơn. Ví dụ: natri lauryl, tween 20, tween 60 (Polysorbate 20/60/80),…
  12. c. Tác nhân nhũ hóa Khi sử dụng chất HĐBM làm tác nhân nhũ hóa, sẽ quyết định loại nhũ tương dầu trong nước (D/N) hoặc nước trong dầu (N/D), điều này giúp cho cấu trúc của nhũ tương điều chế thích hợp hơn.
  13. d. Tác nhân tạo bọt Bọt là một hệ không bền vững, sự tạo bọt kèm theo sự gia tăng bề mặt phân cách khí- lỏng rất lớn. Vì thế, Sự tạo bọt chỉ có thể xảy ra khi sức căng bề mặt của hệ nhỏ. Điều này được thực hiện bằng cách thêm xà phòng natri vào nước, hoặc các chất hoạt động bề mặt khác.
  14. e. khả năng tẩy rửa Khả năng tẩy rửa là tổng hợp các tính chất của xà phòng như: khả năng thấm ướt, khả năng nhủ hóa, khả năng hòa tan và khả năng tạo bọt giúp các chất bẩn bị tách khỏi bề mặt vải sợi và hòa tan vào nước dễ dàng.
  15. f. Khả năng tạo mixen.  Trong dung dịch xà phòng có thẻ tồn tại ở dạng ion phân tử hoặc mixen. Mixen là tập hợp các phân tử xà phòng phân ly hoặc không phân ly.  Khi nồng độ xà phòng trong dung dịch đạt tới một mức độ nhất định gọi là nồng độ tới hạn mixen thì trong hệ hình thành mixen hình cầu. Trong mixen hình cầu, mạch hydrocarbon sẽ quay đầu vào nhau còn nhóm phân cực thân nước sẽ quay ra ngoài tạo thành khối cầu.
nguon tai.lieu . vn