Xem mẫu

  1. KHOA MÔI TRƯỜNG BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG DI TÍCH CHIẾN TRANH Nhìn lại lịch sử mà suy ngĩ Gvgd: Sv: lê thị phương Mssv:0917252 Lớp: 09kmt Giới thiệu khái quát về bảo tàng chứng tích chiến tranh Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tọa lạc ở số 28 đường Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng này được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1975 với tên g ọi " Nhà trưng bày tội ác Mỹ-ngụy". Ngày 10 tháng 11 năm 1990 đổi tên thành "Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược". Đến ngày 4 tháng 7 năm 1995 (một tuần trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam), bảo tàng này lại đổi tên thành "Bảo tàng Chứng tích chiến tranh" như ngày nay .
  2. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trưng bày một số hiện vật, hình ảnh trong Chiến tranh Việt Nam với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát, tra tấn, tù đày dân, rải chất độc hóa học, phá hoại miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. *Bảo tàng có 8 chuyên đề trưng bày: Những sự thật lịch sử : Âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương. Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược (về mặt quân sự, kinh tế,văn hoá, xã hội, hậu quả với con người,thiên nhiên và môi trường). Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù, trại tập trung tiêu biểu, các phương thức tra tấn, hành hạ, huỷ diệt tù chính trị về thể xác lẫn tinh thần. Bộ sưu tập ảnh phóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro "Việt Nam-Chiến tranh và Hoà Bình". Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến. Tranh thiếu nhi " Chiến tranh và hoà bình". Các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh xâm lược VN. Nhìn lại lịch sử mà suy nghĩ!
  3. Đây là lần thứ 3 tôi đến với bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nhưng tâm trạng thì vẫn như lần đầu đến đây. Tâm trạng của một người thuộc th ế h ệ tr ẻ sinh ra và lớn lên trong hòa bình, không thể biết được nỗi đau dân tộc, không hiểu được cái hình ảnh người Việt Nam nằm co ro trong thân phận một dân t ộc nh ược tiểu, đắm chìm trong khói lửa của chiến tranh và của lòng thù hận là th ế nào? Cho nên, vẫn phải nhìn, nghe, xem, đọc lịch sử qua nh ững nơi lưu gi ữ m ột ph ần sự thật chiến tranh. Đó cũng là lý do tôi và các b ạn đ ến đây m ột l ần n ữa không chỉ để làm bài thu hoạch đương lối mà còn để hiểu rõ hơn về lịch sử của dân tộc. Bảo tàng chứng tích chiến tranh Nhìn lại lịch sử: Sau tháng 7/1954, lợi dụng sự th ất bại và khó khăn c ủa Pháp t ại Vi ệt Nam, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp chính thức biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa. Là một quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm chủ thế giới… Mỹ đã xây dựng miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương. Mỹ rót hàng triệu đô la
  4. vào miền nam và chúng thẳng tay đàn áp các cuộc kh ởi nghĩa c ủa nhân dân Vi ệt Nam. Bằng chứng là chúng đã khiến cho biết bao nhiêu người ph ải mất t ất c ả: mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha… nhân dân phải chịu mất nước, đất nước bị chia thành hai miền với hai chế độ khác nhau. Lòng căm thù M ỹ c ủa nhân dân ngày càng sâu sắc, miền bắc lúc bấy giờ hoàn toàn giải phóng; còn nghèo nàn, lạc hậu, quốc khố trống rỗng… nhưng vẫn là hậu phương vững chắc cho miền nam. Miền nam thì phải chịu ách đô hộ của đế quốc Mỹ, nhân dân ngày càng bế tắc trước chích sách chính trị của bọn đế quốc. Với ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng dân tộc của nhân dân còn phải kể đến đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam. Đ ể rồi ngày 30.4.1975 đã đi vào lịch sử của đất nước ngàn năm văn hiến; Việt Nam hoàn toàn độc l ập, t ự do. Tuy nhiên sau bao nhiêu năm chiến tranh chống Mỹ-Ngụy chúng ta ph ải ch ịu quá nhiều mất mát, đau thương. Đến với bảo tàng ch ứng tích chi ến tranh du khách mới có thể cảm nhận hết được những gì cha ông ta ph ải tr ải qua đ ể đem lại hòa bình cho chúng ta ngày hôm nay. Đây là lần thứ 3 tôi đi tới bảo tàng này, nhưng không khác buổi đi lần đầu, căn phòng mà luôn làm tôi phải dừng chân lâu nhất vẫn là căn phòng ghi giữ t ội ác chiến tranh mà thực dân mỹ đã làm với đồng bào chúng ta, tận m ắt nhìn th ấy những bức ảnh mà thực dân Mỹ tàn sát, đồng bào mình, không ai là không kh ỏi cảm thấy nghẹt thở Thật đau đớn khi chứng kiến những bức ảnh người ch ết không nguyên v ẹn, bọn Mỹ xem đó như một trò đùa, chúng chụp lại nh ững bức hình đó không ph ải để làm bằng chứng cho tội ác mà đơn thuần chỉ là làm “kỉ niệm”, thật xót xa cho bọn vô nhân tính ấy. Lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 25 xách một mảnh xác một chiến sĩ giải phóng vừa bị trúng lựu đạn, Tây Ninh năm 1967. Trong khi nhân ta đang khóc than thì chúng cười sảng khoái chụp hình “lưu niệm” bên cạnh một phần thân thể của chiến sĩ giải phóng, chúng xem xác các người là một chiến lợi phẩm. Dưới đây là những hình ảnh thật đáng kinh tởm, khi bọn đế quốc cho thấy được bản chất ác độc của chúng:
  5. Đây là hình ảnh chúng dùng xe tăng kéo lê người cho đến chết. Cảnh tương thật man rợ! Cùng là đồng loại với nhau, thế mà những tên thực dân Mỹ có thể thản nhiên xách mảnh xác tả tơi của 1 chiến sĩ cộng sản lên để chụp hình .Rồi trong 1 bức ảnh khác là hình ảnh đồng bào ta bị chúng buộc chân sau chi ếc xe tải rồi kéo lê lết trên đường! Tôi không thể nói gì h ơn ngoài c ảm giác đi ếng ngừơi vì phẫn uất. Bên dưới những tấm ảnh là dòng chữ đ ược trích ra t ừ 1 quyển sách của tác giả người Pháp: “Quân viễn chinh Mỹ đã đi đ ến ch ỗ coi người VN là 1 sinh vật hạ đẳng, coi việc giết họ không phải là tội ác…Người VN không có 1 chút quỳên sở hữu và quyền được sống. Tất cả cái mà h ọ có: thân thể, tính mạng của họ đều thuộc quyền sở h ữu của ng ười Mỹ…” Th ật xót xa! Cũng ngay tầng trệt chúng ta sẽ phát hiện một cái ống cống ,du khách sẽ không khỏi thắc mắc về hình ảnh này. Đây là cả một câu chuyện về một cuộc truy giết người tập thể: “Khoảng 8 đến 9 giờ tối ngày 25/2/1969, một toán biệt kích hải quân SEAL ( một trong những đơn vị thuộc lực lượng biệt kích tinh nhuệ của quân lưc Mỹ), do trung úy Bod Kerrey chỉ huy tiến vào ấp 5, xã Tịnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Họ đã cắt cổ ông Bùi Văn Cát 66 tuổi và bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi, rồi kéo ba em bé là cháu n ội c ủa bà đang n ấp trong ống cống và đâm chết hai cháu, mổ bụng một cháu. Sau đó toán lính di chuyên đến hầm trú ẩn của các gia đình khác bắn ch ết 15 người ( trong đó có 3 phụ nữ mang thai), mổ bụng một bé gái. Nạn nhân duy nhất sống sót là bé gái tên Bùi Thị Lượm 12 tuổi, bị thương ở chân. Đến tháng 4/2001, cựu Thượng sĩ Mỹ Bod Kerrey mới thú nhận tội ác của mình trước dư luận quốc tế”.
  6. Đây là thân thể nạn nhân Hồ Văn Đang ( bản Khe Sòng, xã Hướng Hiệp, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị) do bom mìn chư nổ của Mỹ giết chết ngày 6/11/2003. Từng tấm ảnh hiện lên, rõ nét như chứng minh cho tội ác lịch sử của quân Mỹ. Kia là hình ảnh xác người chồng chất trên bờ ruộng nhắc nhở ta không bao giờ được quên cái ngày mà quân Mỹ tàn sát 504 người dân vô tội làng Sơn Mỹ, t ỉnh Qu ảng Ngãi. Chúng giết phụ nữ, mổ bụng trẻ sơ sinh, và không bỏ qua cả ngừơi già. Th ật không bằng loài cầm thú! Những người dân ấy nào có tội tình gì đâu? H ọ ch ỉ là nh ững con người yếu ớt không có khả năng tự vệ. Bọn thực dân dã man hình nh ư đã mất hết tính người, chúng nhẫn tâm nổ súng vào những con người vô tội nh ư thế! Thử hỏi nếu mẹ già của chúng, vợ chúng, con cái bé bỏng của chúng cũng bị chĩa súng vào người như thế, liệu chúng sẽ có suy nghĩ gì?
  7. Khi nhìn tấm hình này tôi không thể kiềm nén xúc động. trên khuôn m ặt nh ững đứa trẻ này hiện lên nỗi sợ hãi tột cùng. Bọn mỹ nguỵ thật dã man vô nhân tính. Đến cả trẻ em mà chúng cũng không tha. Tôi tự nói với mình rằng mình th ật may mắn, may mắn vì được sống trong hòa bình. Tôi xót xa đau đ ớn cho nh ững đứa trẻ này đáng ra chúng phải có một cuộc sống yên ổn, được học t ập , đ ược vui chơi, chứ không như hình ảnh mà tôi được tận mắt chứng kiến này. Đi tiếp một đoạn ,tôi giật mình khi nhìn thấy gương mặt bị biến dạng hoàn toàn, dường như chỉ còn trơ lại đầu lâu của 1 nạn nhân bom phosphore , thật đau đớn xót xa Tôi cắn chặt răng khi nhìn thấy những thân người teo tóp xiêu vẹo của các nạn nhân chất độc màu da cam, và tôi sững sờ trước những quái thai trong lồng kính. Phải, tội ác của Mỹ đã huỷ hoại không chỉ 1 mà rất nhiều thế hệ của con người Việt Nam như thế!
  8. Đây là hình ảnh quân Mỹ-Ngụy đốt phá nhà cửa và thiêu tất cả những gì có thể cháy. Chúng tàn phá nhà cửa, làng mạc Và khi nghe thuyết minh về những thủ đoạn tra tấn của quân Mỹ đối với các người tù cộng sản, tôi lại 1 lần nữa cảm nhận được nỗi đau của dân tộc mình. Càng rùng mình trước những cảnh tra tấn kinh hoàng bao nhiêu, tôi lại càng cảm phục những người con gan dạ của đất Việt Nam bấy nhiêu. Thật tự hào khi được mang trong mình dòng máu của 1 dân tộc anh hùng. Tôi cứ ngỡ thành ngữ “thịt nát xương tan” chỉ có trong trang giấy, nhưng hôm nay tôi tin là nó có thật! Những người tù cộng sản kiên cường bất khuất đã bị chúng bẻ gãy cả 2 tay, 6 lần cưa chân ra từng khúc nhỏ, máu trong người cạn kiệt chỉ còn lại da bọc
  9. xương, nhưng lửa cách mạng vẫn còn! Tôi nghiêng mình kính cẩn trước những con người như thế! Những gì mà tôi đã chứng kiến có lẽ chỉ là 1 phần rất nhỏ đối với những mất mát đau thương của dân tộc tôi. Nhưng nó cũng đã một lần nữa nhắc nhở tôi không thể, và không bao giờ được lãng quên quá khứ. Suy nghĩ của bản thân: Có thể nói, nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh ắt hẳn mỗi người trong chúng ta ít nhiều cũng đã đọc, đã biết qua. Th ế nh ưng khi đ ến v ới b ảo tàng chứng tích chiến tranh, được tận mắt nhìn thấy nh ững t ư li ệu, hi ện v ật, những bức ảnh,những thước phim ghi lại tội ác và hậu quả chiến tranh mà đ ế quốc Mỹ đã trút xuống Việt Nam, không ai là không khỏi cảm th ấy ngh ẹt th ở. Tàn bạo và độc ác, giày xéo và đọa đày, bóc lột và gi ết chóc, máu và vũ khí, xác người và mất nước… đấy chính là những gì mà nhân dân Việt Nam nh ận đ ược từ đế quốc Mỹ-Ngụy. Tôi không thể nói gì hơn ngoài cảm giác đau đớn, xót xa đến tột cùng vì phẫn uất. Phẫn uất vì cùng là đồng loại mà lính Mỹ đã nhẫn tâm giết nhân dân Việt Nam mà vẫn cười vui vẻ, thậm chí còn ganh đua nhau đ ể giết cho đủ số lượng. Đến với bảo tàng tôi luôn nghĩ đến tính nhân đạo và phi nhân đ ạo của con người. Chiến tranh đã qua 36 năm mà khi đứng tại bảo tàng thì tôi c ảm nh ận hình như nó mới vừa kết thúc, hậu quả của nó ảnh hưởng nhiều đến dân tộc Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn những di chứng khó thể chấp nhập được. Nhưng dù sao bây giờ chiến tranh đã qua, chúng ta đang sống, học tập và lao động trên một đất nước hòa bình, dân chủ. Mà để có được ngày nay thì nhân dân ta đã phải đỗ biết bao nhiêu máu, biết bao nhiêu chiến sĩ đã ra đi mãi mãi… Vì vậy chúng ta phải sống sao xứng đáng với những người đã hi sinh cho Tổ quốc. Là lớp trẻ của đất nước, chúng ta phải quyết tâm học tập, xây dựng đất nước xứng tầm năm châu, và phải biết hàn gắn vết thương chiến tranh. Biểu tượng “chim bồ câu trắng” và “những quả bom rực đỏ” th ể hi ện hai mặt đối lập của “hòa bình” và “chiến tranh”. Là công dân của một đất nước yêu chuộng hòa bình thiết nghĩ chúng ta cần phải trân trọng hi ện t ại mà làm t ất cả những gì có ích cho dân tộc và hành tinh này.
nguon tai.lieu . vn