Xem mẫu

  1. Bài học kinh nghiệm của 7-Eleven Nhật bản
  2. H ệ thống các cửa hàng tạp hóa 7-Eleven có mặt ở khắp nơi trên thế giới. hệ thống các cửa hàng bán tất cả các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng thường ngày, và đồ uống suốt cả ngày (24/24), không lúc nào nghỉ. Tại Nhật có đến 7.000 cửa hàng. Bài học kinh nghiệm của 7 -Eleven Nhật bản Vào cuối những năm 1990, Công ty 7-Eleven tại Nhật nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và coi nó như là một mối đe dọa tìm ẩn đối với công việc kinh doanh của mình. Ban lãnh đ ạo của công ty đ ã có một ý tưởng tuyệt vời. Thay vì đấu tranh chống lại thương mại điện tử, họ quyết định phải kết hợp với nó. Các ửa hàng của 7-Eleven trử thành trạm tiếp nhận đơn đặt hàng, tập hợp và thanh toán các hóa đơn cho hàng hóa đã được đặt qua internet. Dù bạn đặt
  3. hàng trên mạng tại bất cứ nơi đâu, b ạn cũng có thể nhận hàng và trả tiền tại các cửa hàng 7-Eleven . Bằng cách làm này, 7-Eleven thu được nhiều lợi nhuận nhờ vị trí địa lý tiện lợi của chuỗi các cửa hàng rải khắp Nhật. Còn khách hàng mua hàng qua mạng Internet cũng có lợi là giá rẻ hơn, do không phải trả tiền cước vận chuyển hàng đến nhà. Họ lấy hàng đã đặt mua tại các cửa hàng 7-Eleven vào bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm. 7-Eleven đã tìm ra ý tưởng này bằng cách nào? Lĩnh vực kinh doanh của 7- Eleven là bán hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng, chứ không phải lĩnh vực kinhh doanh hậu cần! Nếu như chúng ta xuất phát từ định nghĩa thị trường dựa vào nhu cầu “mua thực phẩm hay sản phẩm khác vào các giờ bán hàng được kéo dài thêm” thì chúng ta khó có thể nhận thấy cơ hội để cung cấp sách báo hoặc đĩa nhạc CD cho các khách mua hàng qua internet. ở đây thị trường phân khúc của 7-Eleven là gì? Một lần nữa chúng ta nhận thấy sáng kiến dựa vào một chiến lược nằm bên ngoài định nghĩa thị trường tự nhiên của lĩnh vực kinh doanh của công ty.
nguon tai.lieu . vn