Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC: VĂN HOÁ BẢN ĐỊA NGÀNH: HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP HƯỚNG DẪN DU LỊCH 1
  2. 2
  3. Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀO CAI 1. Khái quát chung về Lào Cai 1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội LC 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên LC *Vị trí địa lý Diện tích: 6.383,9 km² Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Lào Cai là tỉnh thành có địa hình cao nhất và có khí hậu bị ảnh hưởng rõ nét từ độ cao ở nước ta. Trong đó, thị trấn Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một đô thị du lịch miền núi điển hình, một điểm du lịch hấp dẫn du khách với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng rất hấp dẫn. Tỉnh Lào Cai còn có những vùng quanh năm có sương mù giăng mờ ảo, khí hậu trong lành, mát mẻ nên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khám phá. Rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh đã được hình thành và được du khách đón nhận. * Địa hình Tỉnh Lào Cai có địa hình cao và hiểm trở nhất nước ta. Độ cao của tỉnh trên 700m trở lên, vùng này được hình thành từ những dãy núi khối lớn với 2 dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi. Phía hữu ngạn sông Hồng là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ có nhiều đỉnh cao: Phan Xi Păng: 3.143m; Tả Giàng Phình: 3.090m; Pú Luông: 2.938m... Ðịa hình vùng núi cao thuộc khối nâng kiến tạo mạnh có độ chia cắt sâu từ lớn đến rất lớn và chia cắt ngang từ trung bình đến rất mạnh (Từ cấp 1,5km/ Km2 đến 2,5km/ Km2). Ðộ dốc địa hình khá lớn chủ yếu từ 150 đến 200. vùng núi cao là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc: H'mông, Dao; Hà Nhì; Phù Lá; Kháng La; La Chí... Vùng thấp chủ yếu là thung lũng dọc ven sông, ven suối lớn địa hình máng trũng có bề mặt dạng đổi. Bên cạnh thung lũng dọc sông Hồng và thung lũng Mường Than (Lớn thứ 3 vàng tây Bắc) là các thung lũng nhỏ hẹp bị bao bọc bởi các sơn nguyên, dãy núi đây là nơi cư trú của các dân tộc Tày, Thái, Nùng, giãy, Lự, Bố y, Mường... Sự đa dạng về địa hình đã tạo nên cho tỉnh Lào Cai những thắng cảnh đẹp, quyến rũ du khách như: Sa Pa, Ý Tý, Bắc Hà, Mường Khương…. Đồng thời, một số sản phẩm du lịch mạo hiểm cũng đã được nhiều du yêu thích: Trekking tour, leo núi, vượt sông… * Khí hậu Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa, mùa nè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau: vùng cao nhiệt độ trung bình từ 150 C đến 200 C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000mm. Vùng thấp nhiệt độ trung bình từ 230 C đến 250 C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm đến 1.700m. Lào Cai là tỉnh thành có khí hậu chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình núi cao. Do đó, khí hậu tương đối mát mẻ, có một số huyện như Sa Pa, Bắc Hà…thời tiết dịu mát quanh năm. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. 3
  4. Tuy nhiên, do khí hậu và địa hình phức tạp nên vùng có nhiều hiện tượng khí hậu bất thường (lũ quét, sạt lở đất) cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. `* Sông ngòi Lào cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124 km) sông Nậm Thi (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km). Các dòng sông kết hợp với địa hình tạo nên những thắng cảnh sơn thủy hữu tình đặc biệt của vùng cao. Đặc biệt, hệ thống sông suối còn tạo nên một số những thác nước đẹp như Thác Bạc, thác Tình Yêu, thác Tà Lâm… có giá trị cho hoạt động du lịch. *Sinh vật Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn 2000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở nước ta). Đặc biệt do khí hậu mát mẻ, tỉnh là khu vực trồng nhiều loài hoa (các loại hoa lan, hoa hồng…) và thuốc quý phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tỉnh có VQG Hoàng Liên nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Đây là nơi có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng, đặc biệt là loài đỗ quyên với khoảng 20 loài trong tổng số 27 loài có mặt tại Việt Nam, trong đó đẹp và nhiều nhất là loài quyên ly, quyên huyền diệu, quyên silie. Về động vật, có loài quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen, và những loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc má. Hệ thống động thực vật phong phú là điều kiện để phát triển du lịch sinh thái. 1.1.2. Đặc điểm xã hội * Dân số Dân số: 626.2 nghìn người (2010) Dân tộc: Việt (Kinh), H’Mmông, Tày, Dao, Thái... Tỉnh Lào Cai là địa bàn cư trú của 27 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng các tỉnh Phú Thọ,Thái Bình, Hà Nam... lên. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Nhiều các làng bản đã được quy hoạch để phục vụ cho việc phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách. *.Đơn vị hành chính 01 Tỉnh lỵ (Thành phố Lào Cai), 01 thị xã Sa Pa; 07 huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai. 4
  5. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai. Trong tương lai hệ thống sân bay hoàn thành sẽ là điều kiện phát triển du lịch của tỉnh, kết nối tỉnh Lào Cai dễ dàng hơn với trung tâm du lịch Hà Nội và với nước bạn Trung Quốc. Không những thế, Lào Cai có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng: *Di tích văn hóa - lịch sử, và lễ hội Lào Cai là tỉnh thành không tập trung nhiều di tích văn hóa - lịch sử, nhưng mỗi một di tích lại mang những dấu ấn rất riêng, đậm nét văn hóa truyền thống vùng đất địa đầu tổ quốc này. Hiện nay, tỉnh có 12 di tích văn hóa - lịch sử được xếp hạng, trong đó có một số di tích rất hấp dẫn khách thập phương đến tham quan như: Đền Thượng, bãi đá cổ, đền Trung Đô, đền Bảo Hà, đền Đôi Cô, đền Phúc Khánh….. Lào Cai là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc đặc trưng của vùng núi phía Tây Bắc nên ngoài các lễ hội của người Kinh, lễ hội của các dân tộc thiểu số nơi đây như một nét chấm phá tạo nên sự hấp dẫn về tài nguyên du lịch của tỉnh thành này. Lào Cai có 27 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, muôn màu rực rỡ cho mảnh đất Lào Cai. Theo kết quả điều tra cơ bản, kho tàng di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai bao gồm trên 50 di tích danh thắng, trong đó 26 di tích đã xếp hạng các cấp (quốc gia và tỉnh); hàng trăm lễ hội, trò chơi dân gian, hàng ngàn bài dân ca, điệu múa; 9 loại hình nghề thủ công truyền thống. Hàng trăm sản vật và món ăn đặc sản; hàng trăm phong tục tập quán... là những tinh hóa văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra, nhiều sản vật, đặc sản văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc đã xây dựng được thương hiệu điển hình như: rượu Bản Phố, mận Tam hoa (Bắc Hà), rượu San Lùng (Bát Xát); tương ớt, gạo Séng cù, thắng cố ngựa (Mường Khương); dược liệu thuốc, dịch vụ tắm lá thuốc chữa bệnh, su su (Sa Pa)... Nhờ công tác tuyên truyền giới thiệu và quảng bá, các sản vật, đặc sản đã trở thành sản phẩm hàng hóa góp phần tăng thu nhập kinh tế gia đình, cộng đồng, phát triển kinh tế địa phương. *Các tài nguyên du lịch nhân văn khác Bên cạnh các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, tỉnh Lào Cai còn kết hợp với tỉnh Yên Bái, Phú Thọ để hàng năm tổ chức chương trình “Du lịch về nguồn”. Chương trình này đã thu hút lượng khách lớn đến tham quan theo các tuyến du lịch mang tính dân tộc. Song song với các chương trình du lịch tổng quát mang tính liên ngành, tỉnh Lào Cai còn thường xuyên tổ chức các lễ hội mang đậm tính chất vùng, miền như: lễ hội trên mây, lễ hội hoa đăng, lễ đua ngựa… Đây là những hoạt động kích thích, thu hút khách du lịch đến trải nghiệm. 2. Đặc điểm chung về Văn hóa Lào Cai 5
  6. Nhận xét chung về VHLC Đặc trưng VHLC thể hiện tính đa dạng và phong phú Tính đa dạng, phong phú của văn hoá Lào Cai thể hiện cả trong lĩnh vực văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. * Về nhà cửa: của đồng bào ở Lào Cai có nhiều loại hình khác nhau. Nếu căn cứ vào sự cấu tạo của nền nhà, các tộc người Lào Cai có 3 loại hình nhà chính: Nhà nền đất (tiêu biểu là các tộc Việt, Mông, Hoa...); Nhà nửa sàn nửa đất như dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ...); Nhà sàn (người Tày, Thái, Kháng, La Ha...). Trong loại hình nhà nền đất có loại nhà đất của người Việt, nhưng cũng có loại nhà nền đất tường trình của người Mông, nhà nền đất tường trình theo kiểu pháo đài của người Hà Nhì... Trong loại hình nhà sàn có loại nhà sàn bốn mái gần như hình vuông của người Tày, nhưng cũng có kiểu nhà sàn mái tròn của người Thái, hoặc nhà sàn tường trình của người Tày Bắc Hà... * Về trang phục: Lào Cai luôn rực rỡ sắc màu, phong phú về kiểu loại. Mỗi tộc người có kiểu trang phục khác nhau. Nhưng trong cùng tộc người cũng có những ngành có trang phục riêng. Mỗi ngành Dao trang phục đều khác nhau. Trang phục của người Mông hoa, Mông xanh, Mông đen, Mông trắng, cũng có kiểu cách, màu sắc khác hẳn nhau. Phụ nữ Mông ở các huyện khác mặc váy, nhưng phụ nữ Mông ở Sa Pa lại mặc quần cộc. Đặc biệt, cũng là người Tày, nhưng người Tày ở Văn Bàn, Bảo Yên mặc áo ngắn, vắy ngắn, còn người Tày ở Bắc Hà lại mặc áo dài và quần dài. Mỗi phiên chợ vùng cao Lào Cai đều là nơi gặp gỡ hội tụ của nhiều kiểu trang phục. * Về VHNT dân gian: Tính đa dạng, phong phú của văn hoá cũng thể hiện rõ nét ở văn học nghệ thuật dân gian. Múa Mới khảo sát sơ bộ, Lào Cai có hơn 80 điệu múa khác nhau. Có những điệu múa dùng trong sinh hoạt (như xoè vòng, xoè chiêng), nhưng cũng có các điệu múa chỉ dùng trong nghi lễ tôn giáo hoặc lễ hội. Chỉ riêng nhóm Dao họ (Dao quần trắng) ở Bảo Thắng, Bảo Yên đã có 7 điệu múa khác nhau (múa kiếm, múa sạp, múa chuông, múa khăn, múa mặt nạ, múa trống, múa gà). Nhạc khí Nghệ thuật âm nhạc cũng rất đa dạng, chỉ tính riêng nhạc khí, Lào Cai đã có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau. Văn học Trong văn học dân gian, mỗi dân tộc có đầy đủ hệ thống, các loại hình từ thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn đến tục ngữ, câu đố, dân ca (dân ca giao duyên, dân ca nghi lễ phong 6
  7. tục, các bài ca than thân...). Hệ thống truyền thuyết, truyện cổ liên quan đến địa danh làng, bản, sông, núi khá phong phú. * Về Tôn giáo tín ngưỡng Trong tôn giáo, bên cạnh tôn giáo tín ngưỡng bản địa (thờ cúng tổ tiên, thần bản mệnh...) chiếm địa vị quan trọng, còn xuất hiện một số tôn giáo mới du nhập. Các tín ngưỡng dân gian đã chịu sự ảnh hưởng của tam giáo, ảnh hưởng này diễn ra khá mạnh ở vùng người Dao, Tày, Nùng, Giáy... nhưng nổi bật nhất là người Dao. Trong miếu Vạn Thần của người Dao, bên cạnh Ngọc Hoàng còn có Phật là quân sư. Dưới trướng của Ngọc Hoàng và Phật còn có Thuỷ Nguyên, Linh Bảo, Đạo Đức. Sự đan xen giữa Tam giáo với tín ngưỡng dân gian đã tạo ra diện mạo mới trong đời sống tinh thần của các dân tộc Lào Cai. Như vậy, sắc thái nổi bật trong văn hoá dân gian Lào Cai là tính phong phú của nhiều loại hình văn hoá. Nhờ có điều kiện, vị trí thuận lợi, giao lưu văn hoá phát triển đã tạo ra bức tranh đa dạng trong văn hoá Lào Cai./. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Hoàn thành những từ còn thiếu vào trong dấu … dưới đây: Lào Cai có diện tích: 6.383,9 km², Phía đông giáp tỉnh ….; phía tây giáp tỉnh ….và ….; phía nam giáp tỉnh …, phía bắc giáp tỉnh … A. Hà Giang, Sơn La- Lai Châu, Yên Bái, Vân Nam (Trung Quốc) B. Hà Giang, Điện Biên- Lai Châu, Yên Bái, Vân Nam (Trung Quốc) C. Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Vân Nam (Trung Quốc) D. Yên Bái, Sơn La- Lai Châu, Hà Giang, Vân Nam (Trung Quốc) Câu 2. Lào Cai là tỉnh thành có địa hình cao nhất và có khí hậu bị ảnh hưởng rõ nét từ độ cao ở nước ta. Phía hữu ngạn sông Hồng là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ có nhiều đỉnh cao: A. Phan Xi Păng: 3.134 m; Tả Giàng Phình: 2.938 m;. Pú Luông: 3.090m B. Phan Xi Păng: 3.143 m; Tả Giàng Phình: 3.090 m; Pú Luông: 2.938m... C. Phan Xi Păng: 3.143 m; Tả Giàng Phình: 2.938 m;. Pú Luông: 3.090m D. Phan Xi Păng: 4.134 m; Tả Giàng Phình: 3.090 m; Pú Luông: 2.938m... Câu 3. Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, khí hậu tương đối mát mẻ. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng có một số huyện thời tiết dịu mát quanh năm như huyện: A. Sa Pa, Mường Khương B. Sa Pa, Bát Xát C. Sa Pa, Si ma Cai D. Sa Pa, Bắc Hà 7
  8. Câu 4. Lào cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là: A. Sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Chảy B. Sông Hồng, sông Đà, sông Mã C. Sông Hồng, sông Đà, sông Lô D. Sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Đà Câu 5. Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học, Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm, do khí hậu mát mẻ, tỉnh là khu vực trồng nhiều loài hoa, đặc biệt là hoa: A. Hồng B. Ly C. Cúc D. Đỗ quyên Câu 6. Tỉnh Lào Cai là địa bàn cư trú của 27 dân tộc cùng sinh sống. Chính sự phong phú về đời sống đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai, đó là các dân tộc chủ yếu: A. H’Mmông, Dao, Tày, Giáy B. H’Mông, Dao, Mường, Ba Na C. Dao, Lô lô, Khơ - me, Hán D. Giáy, La hủ, Khơ mú, Chăm Câu 7. Tính đến năm 2020, Lào Cai có: A. 01 thành phố, 01 thị xã; 08 huyện B. 01 thành phố, 02 thị xã; 06 huyện C. 01 thành phố, 01 thị xã; 07 huyện D. 01 Thành phố; 08 huyện Câu 8. Tính đến năm 2020, kho tàng di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai bao gồm trên 50 di tích danh thắng, trong đó, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Lào Cai là: A. 26 B. 25 C. 24 D. 23 ………………………………………………… 8
  9. Chương 2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG LÀO CAI 1. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC H’MÔNG 1.1.Khái quát chung về người H’Mông ở Lào Cai Dân tộc H'Mông ở Lào Cai có 4 ngành chính, phân bố ở các địa bàn cụ thể: HMông Đư (HMông Trắng) ở Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa. HMông Lềnh (HMông Hoa) là ngành có số dân đông nhất, chiếm 70% số người HMông Lào Cai, cư trú cả 8 huyện nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên. HMông Đú (Mông Đen) cư trú rải rác tại Sa Pa, Bát Xát; HMông chúa (Mông xanh) cư trú ở xã Nậm Xé, Huyện Văn Bàn; (HMông Sí (Mông Đỏ), Na meo (Mông Mán) ở các tỉnh khác, H'mông Xúa (H'mông Lai).) Nhóm ngôn ngữ: Hmông - Dao 1.2. Đặc trưng Văn hóa dân tộc H’Mông 1.2.1. Văn hóa vật chất *Nhà ở Không những để ở mà còn là sản phẩm chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống. Bàn thờ tổ tiên của người HMông rất đơn giản, chỉ là một mảnh ván hoặc 3 ống cắm hương làm bằng tre nứa cắm vào tường. Việc làm nhà, chọn đất, hướng nhà, chọn 2 cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng… có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người HMông, nhất là trong tang ma (Cây cột cái ở giữa phía bếp lò dùng để treo trống khi có người chết (ma tươi); cây cột cái giữa ở phía bếp sưởi để treo trống khi làm ma khô. Cây cái nóc gần trời nhất nên là nơi người trời về nghỉ ngơi, xem xét mọi việc làm trong nhà. Người trời thường thanh cao nên khi đưa cây đòn nóc ở rừng về người ta phải đưa lên nóc ngay, không đựoc đặt xuống đất. Nhà trình tường: Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nhà trình tường mát dịu vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, Thường thống nhất 3 gian, 2 cửa (một cửa chính, một cửa phụ) và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính: Gian bên trái: đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải: đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái: đặt cối xay ngô, giã gạo… Nhà sàn: Sín Chéng SMC của người Mông Hoa: có 5 gian, 6 vì với kết cấu hai tầng bề thế. Có 4 dãy nhà nối tiếp, vuông góc với nhau tạo khoảng không ở giữa là giếng trời. Nhà chính đối 9
  10. diện với cổng vào, gồm phòng khách ở giữa và phòng ngủ hai bên. Tầng 2 của ngôi nhà được dùng làm nhà kho chứa nông sản và các vật dụng trong gia đình. Nhà nửa sàn nửa đất: Phần sàn để gác lương thực Những căn nhà nổi tiếng Lào Cai: Nhà cổ Pha Long (Mường Khương); Nhà sàn người Mông Hoa xã Sín Chéng (Si Ma Cai); Nhà trình tường thôn Say Sán Phìn, xã Mản Thẩn (Si Ma Cai); bản Cát Cát của người Mông đen Sa Pa; *Trang phục Trang phục của người phụ nữ dân tộc Mông luôn rất sặc sỡ, mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tài tình của phụ nữ Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo. Nổi bật trang phục Mông hoa Bắc Hà và Mông đen Sa Pa. Nghệ thuật tạo hình trên các trang phục Ở Bắc Hà, đồng bào Mông hoa có dân số đông nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, sống tập trung ở các xã Bản Phố, Lùng Cải, Lùng Phình, Tả Van Chư và Lầu Thí Ngài… Đây là cộng đồng dân tộc có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc, nổi bật là nghệ thuật tạo hình trên các trang phục thổ cẩm của phụ nữ. Thường, bộ trang phục thổ cẩm của thiếu nữ Mông đẹp rực rỡ sắc màu, hoa văn tinh xảo, tạo ấn tượng sâu sắc…Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông hoa gồm khăn, áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía dưới trước váy, thắt lưng, xà cạp… Khăn của phụ nữ Mông hoa có hai loại, đó là loại hình chữ nhật khổ 65x40cm thêu hoa văn trùm lên đầu, một loại khăn vành rộng quấn quanh đầu. Áo của phụ nữ Mông hoa thường xẻ nách, cổ cao, trên vai và ngực có nẹp thêm vải màu thêu, in hoa văn hình xoắn ốc. Váy chủ yếu là dùng các màu đỏ, xanh đậm… trông nổi bật, rực rỡ. Thắt lưng là miếng vải rộng khoảng 7 - 8 cm và dài 80 - 120 cm, đoạn giữa thắt lưng được thêu các hoa văn, màu đẹp, quấn ngang bụng, tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời cũng làm cho các thiếu nữ Mông có vóc dáng đẹp hơn. Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông hoa chủ yếu là các hoa văn hình học và mang tính chất ước lệ. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi… Trên trang phục của người Mông hoa ở Bắc Hà, màu đỏ đóng vai trò chủ đạo. Màu này phối hợp màu vàng, trắng nhằm đối chọi với nền chàm tạo nên sắc rực rỡ. Phụ nữ Mông hoa giỏi may, thêu được cả cộng đồng đề cao, tôn trọng, đây cũng là tiêu chí để các chàng trai lựa chọn vợ. Trước khi đi làm dâu, người mẹ tặng cho con gái bộ váy, áo coi như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái lại thêu, dệt váy áo để tặng mẹ đẻ, mẹ chồng và các em của chồng. Không những thế, người phụ nữ khi đã làm mẹ còn có nghĩa vụ dạy bảo con gái trồng lanh và làm thổ cẩm. Trẻ em gái dân tộc Mông hoa ngay từ khi 7 - 8 tuổi đã được mẹ hướng dẫn cách dệt vải, thêu, may các hoa văn truyền thống, để đến khi lấy chồng sẽ may được 8 - 15 chiếc váy làm của hồi môn. *Nghệ thuật vẽ sáp ong (Kỹ thuật batick) và Kỹ thuật chắp vải 10
  11. Thể hiện rõ trong trang phục người Mông bản Cát Cát Sa Pa, Mông hoa ở Bắc Hà. Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trên trang phục ở người H’Mông và Dao Tiền. Người ta vẽ hoa văn bằng sáp ong bằng cách nhúng bút vẽ vào sáp ong nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các họa tiết hoa văn. Sáp ong sẽ dính lại trên nền vải, sau đó tấm vải được đem đi nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi có được màu như ý muốn. Những chỗ vẽ sáp ong thì nước chàm sẽ không thấm vào. Sau khi giặt và phơi khô, người ta nấu chảy sáp ong đi cho sáp ong bám trên nền vải tan ra tạo những họa tiết trắng trên nền vải chàm sẫm. Ngoài ra họ cũng in sáp ong bằng cách dùng khuôn có chạm khắc các học tiết trang trí sẵn rồi nhúng vào sáp ong được đun nóng và dập lên vải mộc. Kỹ thuật chắp vải Chắp vải là kỹ thuật tạo hoa văn bằng nhiều miếng vải nhỏ, màu sắc khác nhau khâu lên trên một tấm vải đơn sắc, đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến ở dân tộc Lô Lô đen, Lô Lô hoa, Pu Péo và H’Mông. Trong những khuôn thức bố cục chặt chẽ, các màu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm rõ, làm tăng độ tương phản vốn có khiến hòa sắc trở nên rực rỡ, tươi sáng. Người H’Mông có kỹ thuật đáp vải rất tinh xảo gọi là "đáp vải ngược", nghĩa là mảnh vải đáp được cắt lượn thành các hoạ tiết rồi đáp lên y phục để lộ màu nền bên dưới. Cùng màu sắc và kỹ thuật thể hiện, các mô típ hoa văn trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ và mang tính đặc trưng riêng. Trang phục dân tộc Mông rất rất phong phú, nhiều kỹ thuật và hình thức thể hiện. Đó chính là nét cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà phụ nữ Mông đã tạo ra trong tác phẩm của mình làm cho nó không bị nhòa lẫn trong các hoa văn dân tộc khác. Đây là một điểm nhấn thú vị trong VH người Mông LC. *Ẩm thực người Mông Mèn mén: Đặc sản truyền thống của người dân tộc Mông, không thể không nhắc đến món mèn mén một món ăn thường xuyên góp mặt trong các dịp lễ hội, tết, phiên chợ.Không khó để làm nhưng mèn mén đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian, mèn mén ngon nhất phải được làm từ giống ngô tẻ địa phương. Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dung cối đá xay nhỏ, đặt lên chảo nước rồi đun. Mèn mén khi đã chín có vị thơm rất đậm đà, một trong những gia vị không thể thiếu khi ăn kèm đó là tương ớt, đậu xị và rau thơm. Phở chua Bắc Hà: Khác với những loại phở bình thường, phở chua cần bánh phở, nước chua, dưa muối chua, tàu xì, lạc rang, tương ớt. Sở dĩ nói đây là 1 món ăn dân dã vì bánh phở được làm từ loại gạo địa phương, đặc biệt là tàu xì được chế biến rất công phu, mất đến 3 tháng để có 1 hũ tàu xì ngon. Thắng cố - niềm tự hào của người miền núi. Thắng cố được làm từ thịt lợn, thịt chó, thịt dê… và các loại xương, ngũ tạng rửa sạch, nêm gia vị rồi ninh lên thành món tổng hợp. Cũng đã có rất nhiều nhà hàng có loại đặc sản này, nhưng không nơi đâu thắng cố có 1 hương vị đặc biệt như hương vị của miền núi nơi đây. 1.2.2.Văn hóa tinh thần *Cưới xin 11
  12. Tục cướp vợ người Mông Nguồn gốc của tục Kéo vợ: Trước đây người Mông rất phổ biến tục “kéo vợ”. Khi chàng trai Mông ưng một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, “kéo” cô gái về làm vợ mình. Cô gái bị “kéo” về được nhà trai “dùng gà trống đánh dấu nhập nhà” buộc phải lấy chàng trai cho dù có đồng ý hay không. Trong xã hội cũ, tục bắt vợ thường diễn ra là do những gia đình nhà trai có quyền thế ép buộc các cô gái về làm vợ. Khi các cuộc cưỡng hôn này tan vỡ thì thường người con gái chỉ biết tìm đến cái chết. Bởi lẽ sau khi đã “nhập ma” nhà trai, cô gái có tự ý bỏ về thì bố mẹ cô cũng không thừa nhận nữa. Hiện nay, ở một số nơi vẫn còn tồn tại phong tục này nhưng đã khác hẳn về tính chất, thường là có sự thoả thuận từ hai phía cô gái và chàng trai, để đặt gia đình hai bên vào một “sự đã rồi”. Hoặc giả, lễ cưới đã được hai bên gia đình chuẩn bị, còn việc “kéo vợ”. chỉ là làm tăng thêm phần thi vị cho đôi lứa mà thôi. Suy cho cùng, tục “kéo vợ”. của người Mông khi gạt bỏ những thủ tục lại khẳng định cho tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát hôn nhân tự do đã bị chế ngự và kìm hãm từ bao đời. Suy cho cùng, tục “kéo vợ”. của người Mông khi gạt bỏ những thủ tục lại khẳng định cho tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát hôn nhân tự do đã bị chế ngự và kìm hãm từ bao đời. *Lễ hội Gầu tào Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông và được cộng đồng dân tộc Mông thuộc các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị trấn Phong Hải, tỉnh Lào Cai gìn giữ từ xưa đến nay. Thông thường, khi một gia đình người Mông không có con, ít con hoặc sinh con một bề hay có người ốm đau hoặc làm ăn không tốt…, họ sẽ lên đồi Gầu Tào khấn xin thần linh ban cho con cái, cầu xin sức khỏe hay làm ăn thuận lợi. Khi lời cầu khấn trở thành hiện thực, họ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị được tiến hành từ cuối tháng Chạp, với hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu. Ngày chặt tre để dựng nêu, chủ nhà bày mâm lễ để chủ lễ và những người giúp việc tiến hành nghi thức cúng. Gia chủ mời chủ lễ uống rượu và sau hai ly rượu, chủ lễ bắt đầu hát bài “sây giể” (xem bói) về lý do làm lễ Gầu Tào. Sau đó, chủ lễ xòe ô, hát bài “sáy dìn sê” (đi tìm cây nêu) và dẫn đoàn người đến chỗ cây tre đã chọn, để chặt tre. Cây tre làm nêu phải thẳng, đều dóng, cao từ 9 - 12m, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không ra hoa, ngọn cây hướng về phía mặt trời mọc. Lễ cúng bên cây nêu được diễn ra ngay buổi sáng hôm đó với lễ vật là gà, rượu và cơm. Chủ lễ thắp hương, đốt tiền mã, rồi đi ngược chiều kim đồng hồ quanh cây nêu, hát bài “Tịnh chay” (hẹn ngày) cúng báo thần linh biết việc gia đình dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn (như đã hứa), rồi mọi người hưởng lộc ngay dưới chân cây nêu. Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông. Tuy nhiên, lễ hội Gầu Tào của người Mông nói chung, ở Lào Cai nói riêng, đang dần mai một, vì các nghệ nhân đều đã cao tuổi mà họ chỉ truyền dạy cho con trai trưởng nên đã hạn chế việc trao truyền cho thế hệ kế tiếp. Hơn nữa, thế 12
  13. hệ trẻ ngày càng không mặn mà với việc tham gia các nghi lễ cũng như các hoạt động trình diễn truyền thống trong lễ hội. Để khẳng định giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học cũng như sự cần thiết bảo vệ và phát huy di sản này, Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Lào Cai đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản. *Nghề Chạm bạc người H’Mông Nghề Chạm khắc bạc của người Mông ở Sapa, Lào Cai. Chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống, có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của họ. bạc như một thứ bùa hộ mệnh có chức năng bảo vệ sức khoẻ, hạnh phúc của con người, nên bạc còn liên quan đến nhiều nghi lễ về tâm linh. Các sản phẩm được tạo ra từ nghề chạm khắc bạc thường mang tính sáng tạo, thẩm mỹ cao, bao gồm: vòng cổ - "pâux cu đăng"; vòng tay - “pâux tês”. Vòng tay có hai loại: vòng bản dẹt và loại vòng có tiết diện tròn. Trên mặt vòng khắc hình hoa lá, hình con bướm,… theo lối tả thực. Vòng vía - "pâux sux" là loại vòng được chế tác riêng, dùng để đeo cho trẻ em và người lớn khi bị ốm, gồm ba loại: vòng chân, vòng cổ và vòng tay. Vòng vía thường được thiết kế một chiếc khóa móc ở quãng hở, khi đeo xong, thầy cúng cài khóa lại coi như giữ không cho vía rơi ra ngoài, không cho tà ma xâm phạm cơ thể. Vòng tai (khuyên tai) - "vòng che pláx", xược cài tóc là loại trang sức dành riêng cho phụ nữ. Nhẫn ngón tay "khay": gồm 2 loại: tiết diện tròn và dẹt. Đeo nhẫn có tiết diện tròn là dấu hiệu của những người còn độc thân (trai chưa vợ, gái chưa chồng) hoặc đã goá vợ/chồng và đang có ý định tái giá. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc, tiêu biểu, Nghề thủ công truyền thống Chạm khắc bạc của người Mông ở Sa Pa đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2013./. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Người Mông ăn tết vào thời gian nào? A.Tháng 11 ÂL B.Tháng 12 ÂL C.Tháng 1 ÂL Câu 2: Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của dân tộc nào? A. H'Mông B. Thái C. Vân Kiều D. Dao Câu 3: Tục lệ con trai vỗ mông người con gái của người H'Mông có ý nghĩa gì? A. Cầu hôn cô gái B. Ra hiệu để mọi người biết cô gái đã là vợ của chàng trai 13
  14. Câu 4: Trong đám cưới của người H'Mông, chú rể bắt cầm một con gà trống, quay nhanh 3 vòng trên đầu cô dâu để làm gì? A. Để xua đuổi tà ma nếu có bám trên người cô dâu B. Để nhập hồn cô dâu về nhà chồng C. Để thông báo với thần linh D. Cầu may Câu 5: Phụ nữ H'Mông khi mang thai thường buộc một vòng cỏ tranh tươi quanh bụng để làm gì? A. Cầu mong sức sống đến với thai nhi B. Ngăn cách tà quỷ không quấy phá thai nhi C. Bụng thon gọn D. Cầu may Câu 6: Phụ nữ H'Mông khi khó đẻ sẽ uống nước rửa tay của bố hoặc mẹ chồng. Tập tục này có ý nghĩa gì? A. Để truyền sự may mắn trong sinh đẻ của mẹ chồng trước kia B. Để xin lỗi bố mẹ chồng vì đã không hiếu thảo khiến khó đẻ C. Để mong con khỏe, ngoan D. Để tạ ơn thần linh ………………………….................................................................. 14
  15. 2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC DAO 2.1.Khái quát chung về người Dao ở Lào Cai Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng). Tên gọi khác: Mán. Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài). Dân số: 473.945 người. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao. Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao. 2.2. Đặc trưng Văn hóa dân tộc Dao 2.2.1.Văn hóa vật chất *Nhà ở Theo quan niệm cổ truyền của người Dao, ngôi nhà lý tưởng phải được xây dựng ở nơi cao ráo, cho phép quan sát được khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc làm ruộng nương, có nơi để buộc trâu bò, không thiếu nước ăn trong mùa khô. Họ thích dựng nhà ở gần rừng, bởi rừng là nguồn tài nguyên quyết định mức sống cũng như thời gian cư trú của các gia đình trong bản. Rừng cung cấp đất canh tác, cung cấp rau, củ quả, muông thú, vật liệu để làm nhà… Căn cứ vào mặt bằng mà con người sinh hoạt trong mỗi ngôi nhà mà nhà ở của người Dao được chia thành ba loại: nhà đất, nhà sàn và nhà nửa sàn - nửa đất. Loại hình nhà đất Nhà đất là loại hình nhà ở đã có từ rất lâu đời và phổ biến trong cuộc sống của người Dao, nhà đất thường có ba hoặc năm gian đứng (không có chái). Người ta cho rằng: có ở nhà nền đất thì mới có chỗ để cúng Bàn vương. Bộ sườn của nhà nền đất được cấu tạo khá đơn giản. Thông thường, mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn. Với người Dao, nhà nền đất luôn mang tính chất bền vững, thích hợp với điều kiện sản xuất tương đối ổn định ở miền núi rừng. Loại hình nhà sàn 15
  16. Nhà sàn phổ biến ở những người Dao đã làm ruộng nước và sống gần người Tày, Nùng, Việt hoặc ở những thôn người Dao chuyên làm rẫy như: Dao Thanh y, Dao Áo dài, Dao Slán chỉ. Nhà sàn được cất lên trên các gò đất thấp, dưới chân núi trong các thung lũng gần ruộng nước. Tuy nhiên, dù thế nào thì nhà sàn của người Dao vẫn mang những nét tiêu biểu riêng. Nhà sàn có sự thông gió trên mái và dưới sàn để tránh ẩm. Mái nhà độc đáo theo phong cách của người Dao với những tấm xà lớn được trang trí, và lợp bằng lá cọ đảm bảo sự mát mẻ cho mùa hè nhưng lại ấm áp vào mùa đông. Mái nhà được xử lý một cách tự nhiên bằng khói từ ô sưởi vuông trong nhà, trong cách dựng nhà của người Dao có thể thấy sinh thái học hình thành từ xa xưa trước cả trào lưu về sinh thái. Loại hình nhà nửa sàn - nửa đất Nhà nửa sàn - nửa đất tập trung tại các làng người Dao sống bằng nương rẫy du canh, cư trú trên đất dốc,vì thế những ngôi nhà này chỉ là phương tiện cư trú tạm thời. Để làm nhà nửa sàn - nửa đất, người ta không phải bỏ ra nhiều công sức để san nền. Có thể nói, nhà nửa sàn - nửa đất không chỉ là một bước phát triển của của loại hình nhà nền đất mà là một biến dạng của nhà nền đất để thích ứng với điều kiện sản xuất du canh du cư trên nền đất dốc. Mặc dù có ba loại hình nhà ở khác nhau nhưng vẫn có thể nhận ra những nét chung trong kiến trúc nhà ở người Dao. Đó là vị trí và cách bố trí bên trong của một "gian đặc biệt" trong ngôi nhà. Gian này thường có vách chắn theo chiều dọc của nhà và có một đoạn vách ngăn giữa nó với gian bên,ở góc nhỏ này có bàn thờ,sau đoạn vách ngăn dọc là một buồng nhỉ thường để rượu hay thịt ướp chua. Cách bố trí của gian nhà này là đặc trưng nhà ở của người Dao. *Ẩm thực Rượu thóc Thanh Kim là đặc sản do người Dao Đỏ thuộc xã Thanh Kim, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm ra. Bản của người Dao Đỏ nằm nép mình dưới chân núi Fansipan. Người dân nơi đây quanh năm chỉ biết đến những thửa ruộng bậc thang và nghề trồng lúa. Trong cái bình dị của đời sống nông nghiệp, người Dao Đỏ đã sáng tạo ra rượu thóc Thanh Kim – món đặc sản độc đáo. Để tạo ra một loại sơn tửu trời ban này, họ đem ủ những hạt thóc mộc mạc cùng với loại men lá bí truyền. Ban đầu, rượu Thanh Kim chỉ được nấu để uống trong gia đình, thết đãi khách quý hay dâng lên các vị thánh thần trong dịp lễ, tết. Nhưng với hương vị thơm ngon tuyệt vời, sơn tửu này đã có cơ hội rời non xuống phố, trở thành thứ đặc sản Sa Pa nức tiếng của người Dao Đỏ. Rượu thóc Thanh Kim được chế biến rất công phu, nguyên liệu phải là thóc trên nương, men lá truyền thống chứa đủ vị thảo dược của núi rừng Tây Bắc. Quá trình chưng cất cũng diễn ra hoàn toàn thủ công. Thóc nương được mang về phơi khô, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu chín từ 5 – 6 giờ đồng hồ. Sau đó, người dân địa phương vớt thóc ra, để nguội, rồi trộn với men lá đã được giã nhỏ. Sau đó, họ đem ủ vào chum khoảng 5 - 7 ngày. Khi thóc đã ngấm men, họ sẽ được chuyển sang một hệ thống ủ khác, thêm nước vào ủ tiếp 8 – 10 ngày tùy theo thời tiết. Cuối cùng, thóc đó được đem bỏ vào trõ gỗ hoặc gang rồi chưng cất thành rượu. Món ăn 16
  17. Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng đồng quy định. Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi, thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương hầm... Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như trong những ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ. Còn trong đám ma có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi chuối rừng nấu với xương lợn. Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm, vị trí ngồi, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, chỗ ngồi theo tuổi tác và địa vị của khách… thì tuỳ theo sự quy định của từng loại nghi lễ. *Trang phục Ngay từ khi còn bé, các cô gái Dao đã được mẹ dạy cho từng đường tơ, sợi chỉ, may vá, thêu thùa. Đến khi biết làm duyên cũng là lúc đường tơ sợi đã thành thục. Họ được dạy từ những công đoạn giản đơn, đến phức tạp, từ những chi tiết nhỏ đến cách nhuộm lại tấm áo chàm cho mới khi nó bị bạc màu. Bằng cách truyền nghề, chỉ dẫn thấu đáo của các bà, các mẹ tạo cho người phụ nữ Dao một nếp nghĩ ăn sâu vào tiềm thức, như một sắc thái độc đáo của văn hóa Dao. Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... tất cả đều làm nổi bật trang phục phụ nữ Dao giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc. Trước đây thì người Dao tự dệt vải để may trang phục của mình nhưng ngày nay thì còn rất ít người tự dệt lấy mà hầu như là dùng vải mua rồi mang về thêu hoa văn trang trí vào bộ trang phục. Trang phục phụ nữ Dao thường có áo dài yếm kết hợp với quần. Theo quan niệm của người Dao, trong bộ y phục của người phụ nữ quan trọng nhất là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn. Sau lưng áo của phụ nữ Dao cũng có phần thêu hoa văn. Ở phần thêu này, người Dao cho rằng sẽ làm chiếc áo thêm đẹp, thêm độc đáo và để dễ phân biệt dân tộc Dao với các dân tộc khác. Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo trong chiếc áo của phụ nữ Dao chính là những nét hoa văn được thêu ở phần đuôi áo. Người Dao cho rằng, nhìn áo để biết người phụ nữ khéo hay không, nhìn áo để biết người phụ nữ có đảm đang hay không chính là nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo mà người phụ nữ mặc. Trong khi đó, quần của phụ nữ Dao được thêu ở đoạn cuối ống giống với phần thêu trên áo để tạo ra một bộ trang phục mang vẻ đẹp thẩm mỹ và rất tinh tế. Kiểu quần thường mặc là quần chân què, cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế lao động. Đồng bào thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai vòng, buộc lại ở phía sau, để buông dải đuôi xuống sau lưng. Khăn đội đầu (Goòng phà) được người Dao đỏ trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn (ở thầy cúng thì có thêm 8 cánh sao tượng trưng cho đầu ông Tam thanh, gọi chung là "Phàm sinh goong", được bài trí rất hài hòa và công phu. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. 17
  18. Có thể nói, nét đặc sắc tạo nên trang phục của người Dao Đỏ không thể thiếu hoa văn trang trí trên khắp các bộ phận của trang phục. Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình người mặc váy... Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3-4 vòng và buộc chặt ở phía sau. Hoa văn trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ-vàng-trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám... Khi mặc, quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng; phần dưới của hai ống quần với các hoa văn, họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục. Hoa văn trên áo bé tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo. Vì thế khi mặc áo dài chùm bên ngoài, những họa tiết sẽ không bị che lấp mà ngược lại, chúng được phố ra bên ngoài một cách tinh tế. Trong khi đó, hoa văn trang trí trên áo dài lại tập trung ở viền nẹp ngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc... Nẹp ngực mỗi bên đính 7 quả bông len đỏ và các tua len được đính ở nơi xẻ tà. Nếu để ý kỹ, những họa tiết trên trang phục người Dao Đỏ rất gần gũi trong thiên nhiên như cỏ, cây, hoa lá hay các loài động vật… Người Dao Đỏ quan niệm, hoa văn trên y phục không chỉ biểu hiện cho tính cần cù và nhẫn nại, thể hiện sự khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, tươi sáng của người dân, tạo nên nét riêng đậm đà bản sắc dân tộc 1.2.2.Văn hóa tinh thần *Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở Lào Cai Còn gọi là lễ lập tỉnh, lễ trưởng thành cho con trai, là một nghi lễ truyền thống không thể thiếu trong chu kỳ đời người. Lễ cấp sắc được tổ chức rải rác vào các tháng trong năm, nhưng tập trung chủ yếu vào những tháng nông nhàn, từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Lễ trình diện của những học trò được thụ lễ và nhiều nghi lễ khác được tiến hành theo trình tự thầy chính đã đặt ra. Đồng thời tuân thủ theo quy luật mời nước, mời ăn sau đó mới nhờ các vị thánh thần trợ giúp công việc. Lễ trình diện tổ tiên: Thầy đọc sách cúng trình báo danh sách các học trò, báo cáo tổ tiên được biết và phù hộ cho các trò để được làm lễ cấp sắc được tốt. Nghi thức và nội dung tổ chức lễ cấp sắc của mỗi ngành Dao tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng đều mang một ý nghĩa chung là lễ trưởng thành cho những người đàn ông trong gia đình. Tùy theo dòng họ mà người Dao có thể tổ chức lễ cấp sắc cho người con trai ở cấp độ 3 đèn, 7 đèn, hay 12 đèn. Số lượng đèn được cấp tương đương với sự cao thấp của tay nghề người làm thầy sau này. Ngày tổ chức lễ cấp sắc là ngày tập trung đông đủ thầy (sư phụ) nhất, có thể tùy theo cấp bậc được cấp mà mời từ 6 đến 18 thầy hành lễ, chia làm hai phái: Đạo giáo (thầy truyền dậy văn, đạo lý), Sư giáo (Thầy dậy về võ, sức mạnh). Ngoài ý nghĩa thiêng liêng của việc cấp sắc cho người đàn ông, lễ này cũng trở thành một ngày hội của gia đình, họ hàng và cộng đồng người 18
  19. Dao trong vùng, do vậy mỗi lễ cấp sắc thường có sự tham gia của đông đảo họ hàng, bà con dân làng. Lễ cấp sắc mang ý nghĩa to lớn đối với người đàn ông trong gia đình cũng như cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Khi người đàn ông được cấp sắc đồng nghĩa với việc họ có thể làm thầy cúng, lo toan những việc tâm linh cho bản thân, gia đình và cộng đồng… Người Dao đỏ, chỉ khi người đàn ông đã có vợ thì mới được cấp sắc và người vợ cũng được cấp sắc cùng với 60 quân âm binh. Tuy nhiên âm binh đối với người phụ nữ Dao đỏ chỉ có ý nghĩa bảo vệ mình và con cái chứ không thể làm thầy để cấp sắc cho người khác và những việc cúng cho cộng đồng. *Lễ Nhảy lửa (tiếng Dao gọi là Pút tồng) Thường được tổ chức từ đầu năm âm lịch đến ngày 15 tháng Giêng. Đây là nghi lễ truyền thống của một số dân tộc miền núi phía Bắc, trong đó có người Dao đỏ ở xã Nậm Đét (Bắc Hà). Lễ hội này được tổ chức theo quy mô hộ gia đình khi có người con, cháu vừa làm xong lễ Cấp sắc. Đây là lễ hội truyền thống lớn, quan trọng hàng đầu trong năm của người Dao đỏ, mang nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, kỳ lạ. Lễ nhảy lửa được tổ chức trên một khoảng sân rộng. Trong phần nghi lễ của người Dao đỏ thì vật phẩm dâng cúng không thể thiếu các loại như: Cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến… Tất cả các sản phẩm được trưng bày trên một bàn gỗ dài. Ngay giữa sân, một đống củi to đã được thanh niên mang đến, xếp gọn gàng. Khi đống củi đã trở thành một đống than hồng rừng rực cháy, thầy cúng bắt đầu làm nghi lễ. Niên phụ lễ và bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may cho một năm mới, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong “mưa thuận, gió hòa”, muôn nhà khỏe mạnh. Cầu mong thần lửa mang hơi ấm của mình về sưởi ấm dân làng, về vui cùng lễ hội. Quanh đống lửa, hàng trăm đôi mắt các cô gái người Dao dõi theo những chàng trai chưa có vợ, đang nhảy lửa, để rồi xong hội xuân, họ tìm đến nhau, nhen nhóm tình yêu, thương trộm, nhớ thầm để rồi nếu hợp duyên sẽ nên vợ, nên chồng. Kết thúc buổi lễ nhảy lửa Ông chủ lễ cầm con gà trống cùng rượu và giấy bạc đứng trước bàn thờ cầu khấn phù hộ cho những người tham gia nhảy lửa được khỏe mạnh, thông minh, học được nhiều phép, cúng giỏi, đủ đức, đủ tài để giúp đỡ mọi người, chữa bệnh, cưu mang dân nghèo, làm phúc cho thiên hạ. Phù hộ cho gia đình, dòng họ, đồng bào dân tộc Dao đỏ làm ăn phát đạt, phát tài, phát lộc, giàu sang, phú quý. Ông chủ lễ tạ ơn các thầy tiền bối (sư phụ) bằng hương, giấy bạc, rượu, hóa vàng để đưa sư phụ về nơi thiên đường. Lễ hội nhảy lửa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Dao Đỏ ở Nậm Đét và là minh chứng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao Đỏ mà còn là hoạt động văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc rất hoang sơ, huyền bí cần được nghiên cứu và bảo tồn. * Lễ cưới người Dao 19
  20. Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Dao trong đó chứa đựng những giá trị về văn hoá, về lịch sử, giá trị về giáo dục... Người Dao thường tổ chức cưới chủ yếu là bên nhà trai. Bên nhà gái báo cho bên nhà trai số khách đến dự cưới là bao nhiêu (thường là 100 - 120 người) để nhà trai chuẩn bị cỗ và thịt ruợu cho thông gia nhà gái. Số thịt rượu hồi cho khách sui gia mỗi người 1 kg thịt lợn, 1 chai rượu. Ngày cưới, đoàn nhà gái đưa dâu sang nhà trai gọi chung là đoàn (săn cha), từ trẻ đến già ăn mặc chỉnh tề theo trang phục truyền thống của dân tộc mình. Sau khi ăn uống, đoàn đưa dâu đứng trước bàn thờ tổ tiên, hai ông quan lang hai bên thưa với tổ tiên việc cưới xin của gia đình và xin phép được đưa đón dâu sang nhà trai. Cô dâu mặc trang phục ngày cưới, cổ và tay đeo vòng bạc... Trên đầu trùm chiếc khăn đỏ to che kín mặt. Trong khi làm lễ cô dâu quay mặt ra phía cửa. Cô phù dâu bên cạnh có nhiệm vụ che ô cho cô dâu đi đường và phụ giúp cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai. Trong đoàn săn cha có một người thổi Phằn tỵ (kèn). Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào bản chào mường, mừng cưới theo điệu vui vẻ. Đến nhà trai, đoàn săn cha dừng chân cách nhà trai một quãng. Nhà trai đưa bàn ghế ra, thuốc, trà, rượu ra mời đoàn săn cha đang dừng chân (đợi giờ vào nhà). Đội nhạc lễ nhà trai gồm: trống, thanh la, kèn, hai chũm chọe gồm một to và một nhỏ. Trước khi ra cửa đón dâu, đội nhạc lễ thổi những bài ca mừng cưới vòng ba lần trong nhà rồi ra ngoài đón đoàn săn cha nhà gái. Người thổi kèn đôi bên thổi bài chào đón khách và đưa cô dâu cùng đoàn săn cha vào nhà. *Thuốc tắm người Dao đỏ Bí ẩn cây thuốc tắm thường ngày của người Dao để làm giảm bớt những cơn đau mỏi khi đi lao động sản xuất về, đặc biệt là lá thuốc tắm cho sản phụ của người Dao khi mới sinh nở không thể thiếu khi nhắc đến tri thức dân gian của người Dao. Người Dao lên rừng tìm kiếm, thu hái những loại lá cây thuốc hỗn hợp mang về đun nước tắm giúp phục hồi sức khỏe, lưu thông khí huyết, dễ ăn, dễ ngủ, phòng và chống bệnh hậu sản, đồng thời, làm sạch nhanh các sản dịch và giải độc cho sản phụ, một nồi thuốc tắm đẻ của người Dao phải có đến hàng chục loại cây thảo dược. Đây là thuốc tắm gia truyền kì diệu từ nhiều loại thảo mộc của người Dao từ xa xưa truyền lại, người Dao nào cũng biết lấy về sử dụng... Một nồi thuốc tắm cho sản phụ phải có đến hàng chục loại cây như: Quề đài mhjây, tằng hạp, bùng mun mhjây, cù tạy mhjây, kièn muông lau, dào mía, puồng lầu, càm chậu, tồng lầu, nàng chìa mhjây, sình pầu... "Đây là bài thuốc gia truyền lâu năm từ khi tôi còn ở nhà, bố mẹ đẻ truyền lại, rất hiệu quả cho phụ nữ sau sinh, mổ và nạo hút thai. Công dụng giúp phục hồi sức khỏe, lưu thông khí huyết, dễ ăn, dễ ngủ, phòng và chống bệnh hậu sản, đồng thời, làm sạch nhanh các sản dịch và giải độc cho sản phụ”. *Lễ cúng rừng người Dao Không chỉ có người Nùng, người Thái có lễ cúng rừng độc đáo, bà con người Pa Dí, người Dao đỏ, người Hà Nhì… sống ở tỉnh Lào Cai hàng năm cũng đều tổ chức lễ cúng rừng. Với 20
nguon tai.lieu . vn