Xem mẫu

  1. "People only see what they are prepared to see." Ralph Waldo Emerson SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TỬ CUNG BS. NGUYỄN QUANG TRỌNG (Update 03/04/2009) KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BỆNH VIỆN AN BÌNH - TP.HCM
  2. NỘI DUNG • Giải phẫu. • Kỹ thuật. • Tử cung bình thường. • Dị tật bẩm sinh. • Tắc nghẽn đường sinh dục. • Bệnh lý cơ tử cung: – U xơ tử cung. – Sarcoma cơ tử cung. – U cơ mỡ tử cung. – Lạc nội mạc trong cơ tử cung. • Bệnh lý nội mạc tử cung. – Tăng sản nội mạc tử cung. – Polyp nội mạc tử cung. – Carcinoma nội mạc tử cung. – Viêm nội mạc tử cung. • Tài liệu tham khảo.
  3. GIẢI PHẪU Vòi trứng Đáy tử cung Buồng trứng Dây chằng treo buồng trứng Dây chằng rộng Dây chằng tròn Dây chằng tử Niệu quản cung-cùng Thân tử cung Cổ tử cung TỬ CUNG VÀ PHẦN PHỤ NHÌN TỪ PHÍA SAU
  4. TỬ CUNG VÀ PHẦN PHỤ - MẶT CẮT VÀNH Đáy tử cung Buồng trứng Vòi trứng Cơ tử cung Nội mạc TC Lỗ trong cổ TC Lỗ ngoài cổ TC Âm đạo
  5. • TC gập trước (anteflexion) khi trục của thân TC hợp với trục của cổ TC một góc 900 – 1200 mở về phía trước. • Gọi là hyper-anteflexion khi góc này < 900.
  6. • TC gập sau (retroflexion) khi trục của thân TC hợp với trục của cổ TC một góc 900 – 1200 mở về phía sau. • Gọi là hyper-retroflexion khi góc này < 900.
  7. • TC trung gian (intermedial position) khi trục của thân TC hợp với trục của cổ TC một góc 1800 , tức là trục của thân TC cũng là trục của cổ TC. • TC ngả trước (anteversion) khi trục của thân TC hợp với trục của âm đạo một góc 900 mở về phía trước. • TC ngả sau (retroversion) khi trục của thân TC hợp với trục của âm đạo một góc 900 mở về phía sau. Ở 80% phụ nữ, tử cung có tư thế gập trước (anteflexion) và ngả trước (anteversion), đây là tư thế ít có nguy cơ bị sa sinh dục.
  8. TUỔI DÀI NGANG DÀY TRẺ EM # 3 cm < 3 cm 1-2 cm DẬY THÌ 5-7 cm 3-4 cm 3 cm TK HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC 7-10 cm 4-6 cm 3-5 cm TK MÃN KINH # 4 cm < 4 cm < 3 cm
  9. KỸ THUẬT • Siêu âm có thể thực hiện qua ngã bụng với đầu đò tần số 3,5 – 5 MHz. Bệnh nhân cần phải có bàng quang đầy nước tiểu (lý tưởng là phải phủ toàn bộ đáy TC). • Ngoài ra, tử cung còn được khảo sát tốt hơn qua ngã âm đạo với đầu dò có tần số 7,5 – 10 MHz. Bệnh nhân cần phải có bàng quang không nước tiểu để các cơ quan vùng chậu không bị đẩy ra xa đầu dò. SA qua ngã bụng: Bàng quang căng quá mức sẽ làm biến dạng các cấu trúc giải phẫu, có thể đẩy các cơ quan vùng chậu ra ngoài vùng khảo sát rõ của đầu dò. C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rd Edition. 2005. p527-579
  10. • TC nằm trong khung chậu, giữa bàng quang phía trước và trực tràng phía sau. • Cổ TC cố định ở đường giữa, nhưng thân TC có thể lệch (P) hay lệch (T) so với đường giữa. • Hai hướng cắt cơ bản là các lát cắt dọc (sagittal plane) và các lát cắt ngang (coronal plane). C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rd Edition. 2005. p527-579
  11. CÁC LỢI ĐIỂM CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ ÂM ĐẠO 1. Bệnh nhân không phải chờ cho bàng quang đầy nước tiểu. 2. Khảo sát tốt hơn siêu âm qua ngã bụng ở bệnh nhân béo phì. 3. Khảo sát tốt hơn siêu âm qua ngã bụng khi tử cung gập sau (retroflexion). 4. Sử dụng tần số cao hơn, cho độ phân giải hình ảnh tốt hơn. - Cho hình ảnh chi tiết hơn về nội mạc và cấu trúc cơ tử cung. - Cho hình ảnh chi tiết hơn về buồng trứng và vòi trứng (bệnh lý). - Cho hình ảnh chi tiết hơn về các tổn thương vùng chậu. C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rd Edition. 2005. p527-579
  12. Arthus C. Fleischer et al. Sonography in Obstetrics and Gynecology – Principles and Practice. 6th edition. 2001
  13. CÁC NGUYÊN TẮC CẦN PHẢI TUÂN THỦ KHI THỰC HIỆN SIÊU ÂM QUA NGÃ ÂM ĐẠO 1. BS phải giải thích và đạt được sự đồng thuận của bệnh nhân trước khi tiến hành thăm khám. 2. Nếu là BS nam, buộc phải có một nữ nhân viên có mặt trong phòng siêu âm trong suốt thời gian thăm khám cho bệnh nhân, như là người giám sát. 3. Chống chỉ định ở bệnh nhân còn trinh hoặc khi bệnh nhân không đồng ý thực hiện cuộc thăm khám. 4. Nếu khó khăn trong việc đưa đầu dò vào trong âm đạo (do âm đạo quá hẹp), cần phải ngưng ngay cuộc thăm khám. C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rd Edition. 2005. p527-579
  14. QUI ƯỚC VỀ CHIỀU HƯỚNG CỦA HÌNH SIÊU ÂM QUA NGÃ ÂM ĐẠO
  15. TỬ CUNG BÌNH THƯỜNG • TC ở trẻ sơ sinh (neonatal uterus) có hình quả lê ngược, tức là tỷ lệ đáy TC / cổ TC = 1/2. TC hình quả lê ngược, có ít TC hình quả lê ngược (B: bladder, dịch trong lòng AĐ. C: cervix). Laurent Garel, MD et al. US of the Pediatric Female Pelvis: A Clinical Perspective. Radiographics. 2001;21:1393-1407.
  16. • TC trước dậy thì (prepubertal uterus) có hình ống, tức là tỷ lệ đáy TC / cổ TC = 1/1. TC hình ống, nội mạc TC là đường hồi âm dày ở trung tâm. Laurent Garel, MD et al. US of the Pediatric Female Pelvis: A Clinical Perspective. Radiographics. 2001;21:1393-1407.
  17. • TC tuổi dậy thì (pubertal uterus) và người lớn có hình quả lê, tức là tỷ lệ đáy TC / cổ TC = 2/1 – 3/1. TC hình quả lê, nội mạc TC là đường hồi âm dày ở trung tâm. Laurent Garel, MD et al. US of the Pediatric Female Pelvis: A Clinical Perspective. Radiographics. 2001;21:1393-1407.
  18. • Cơ tử cung gồm 3 lớp, có thể phân biệt trên siêu âm: – Lớp giữa: dày nhất, có hồi âm trung bình. – Lớp trong: mỏng, có hồi âm kém, bao quanh nội mạc. – Lớp ngoài: mỏng, có hồi âm kém hơn lớp giữa, ngăn cách với lớp giữa bằng các ĐM vòng cung (những cấu trúc ngoằn ngoèo như rắn bò (serpiginous structures), có tín hiệu Doppler màu. C.M.Rumack et al. Diagnostic Ultrasound. 3rd Edition. 2005. p527-579
  19. Các mũi tên ngắn: nội mạc, các đầu mũi tên: lớp cơ trong, các mũi tên dài: các mạch máu vòng cung. Peter M. Doubilet et al. Atlas of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2003
  20. Caroline Reinhold, MD et al. Uterine Adenomyosis: Endovaginal US and MR Imaging Features with Histopathologic Correlation. Radiographics. 1999;19:S147-S160
nguon tai.lieu . vn