Xem mẫu

  1. Chương 8 Chức năng lãnh đạo trong quản lý  Chức năng lãnh đạo trong quản lý: là quá trình truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động lực của con người để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch.  Chức năng lãnh đạo là 1 trong 4 chức năng quản lý, tất cả các nhà quản lý đều thực hiện chức năng này.  Chức năng lãnh đạo ≠ sự định hướng 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 1
  2. Chương 8 Chức năng lãnh đạo trong quản lý  Nội dung của chức năng lãnh đạo  Hiểu rõ con người trong tổ chức về nhu cầu, động cơ, năng lực, tính cách,...  Sử dụng phương pháp lãnh đạo thích hợp  Thực hiện giao tiếp, truyền thông và đàm phán  Xây dựng các nhóm làm việc và lãnh đạo nhóm làm việc  Giải quyết xung đột 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 2
  3. Chương 8 Chức năng lãnh đạo trong quản lý  Lãnh đạo là quá trình tác động lên con người để họ thực hiện các công việc, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức  Lãnh đạo là sự dẫn dắt con người tới mục đích chung  Lãnh đạo là việc nắm bắt nhu cầu, động cơ làm việc, đặc điểm của con người, từ đó sử dụng các biện pháp tác động phù hợp (hành chính, kinh tế, giáo dục) lên con người để họ thực hiện tốt nhất mục tiêu của tổ chức 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 3
  4. Điền kiện để lãnh đạo con người  Hiểu biết con người: về năng lực, sở trường, về nhu cầu, động cơ làm việc, đặc điểm tính cách, các mối quan hệ cá nhân  Quyền lực: là sức mạnh được thừa nhận nhờ đó có khả năng chi phối, khống chế người khác và giải quyết các vấn đề trong phạm vi cho phép  Uy tín và phẩm chất cá nhân  Nắm được chiến lược và cơ cấu tổ chức 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 4
  5. Kỹ năng lãnh đạo (theo phương thức làm việc với con người)  Kỹ năng lãnh đạo trực tiếp: là kỹ năng làm việc với con người trong và ngoài tổ chức  Kỹ năng ủy quyền: là kỹ năng lãnh đạo cho phép cán bộ cấp dưới có quyền RQĐ và chịu trách nhiệm trong quyền hạn cho phép, nhưng người lãnh đạo chịu trách nhiệm cuối cùng.  Kỹ năng xây dựng hệ thống: hình thành quy chế, môi trường văn hóa cho tổ chức, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển của tổ chức. 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 5
  6. Các phương pháp lãnh đạo con người  Khái niệm: Phương pháp lãnh đạo con người là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích và có thể có của nhà quản lý lên con người để thực hiện mục tiêu của quản lý tổ chức.  Có 3 phương pháp lãnh đạo (Phương pháp tác động lên con người) cơ bản  Phương pháp hành chính  Phương pháp kinh tế  Phương pháp giáo dục 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 6
  7. So sánh 3 phương pháp lãnh đạo con người  Để người lao động làm việc NSLĐ và hiệu quả cao hơn  Phương pháp hành chính: đặt ra nội quy, quy định về giờ giấc làm việc; quy định trách nhiệm khi ko hoàn thành công việc; sử dụng mệnh lệnh hành chính  Phương pháp kinh tế: khoán SP, khoán doanh số, trả lương, thưởng theo hiệu quả và NSLĐ  Phương pháp giáo dục: nhắc nhở, động viên người lao động 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 7
  8. Căn cứ lựa chọn phương pháp lãnh đạo  Căn cứ vào hiệu quả của việc sử dụng từng phương pháp lãnh đạo đối với từng đối tượng.  Căn cứ vào trình độ, nhận thức và khả năng chấp nhận của đối tượng bị tác động  Căn cứ vào trình độ, thói quen, phong cách của cán bộ quản lý  Căn cứ vào mục tiêu của quản lý  Căn cứ vào các quy định và ràng buộc của môi trường (thông lệ, luật pháp) 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 8
  9. Phương pháp giáo dục  Phương pháp giáo dục : là cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong tổ chức, để con người nhận thức được cái đúng – cái sai ; cái nên làm – ko nên làm,… để tự giác hành động.  Tuyên truyền, giáo dục về mục tiêu, chiến lược của tổ chức  Phổ biến những khó khăn mà tổ chức phải đương đầu  Giáo dục ý thức kỷ luật và tính trách nhiệm của người lao động trong tổ chức 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 9
  10. Phương pháp kinh tế  Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián tiếp lên người lao động thông qua các lợi ích kinh tế (lương, thưởng, phạt,…) để người lao động tự lựa chọn phương án hành động một cách có hiệu quả nhất.  Tìm cách gắn lợi ích của người LĐ với lợi ích của tổ chức  Gắn lợi ích của người LĐ với hiệu quả công việc  Sử dụng các công cụ kinh tế: lương, thưởng, phụ cấp... 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 10
  11. Phương pháp kinh tế  Phương pháp kinh tế phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của người lao động vì người lao động sẽ tìm mọi cách để hoàn thành công việc, tìm mọi cách nâng cao NSLĐ.  Phương pháp kinh tế tạo điều kiện để áp dụng KHCN vào sản xuất và quản lý nhằm tăng NSLĐ.  Trong các DN, để cùng đạt được mục tiêu, tăng cường sử dụng PP kinh tế, hạn chế sử dụng PP HC.  Phương pháp kinh tế ko tạo ra bầu không khí căng thẳng trong tập thể 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 11
  12. Phương pháp hành chính  Phương pháp hành chính : là phương pháp tác động trực tiếp của nhà quản lý lên người lao động thông qua các quyết định hành chính bắt buộc, quy định rõ trách nhiệm hành chính của người lao động và buộc người LĐ phải tuân theo.  VD: QĐ thành lập Phòng (ban) mới, Nội quy-quy chế của cơ quan, quyết định phân công công việc và điều động nhân viên... 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 12
  13. Phương pháp hành chính  Phương pháp hành chính xác lập trật tự cho tổ chức và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.  Phương pháp hành chính là cơ sở cho việc thực hiện phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục.  Phương pháp hành chính có thể tạo bầu không khí căng thẳng, có thể tạo sự chống đối  Chú ý: Do tính bắt buộc thực hiện nên khi sử dụng PPHC fải  Đưa ra các QĐ HC mang tính khoa học  Gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng PPHC 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 13
  14. Nhu cầu và động cơ làm việc của con người  Nhu cầu: là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn và ko thỏa mãn về một cái gì đó và mong được đáp ứng. Có nhiều cách phân loại nhu cầu:  Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu xã hội  Nhu cầu sinh lý, nhu cầu lao động, nhu cầu an toàn, nhu cầu được kính trọng, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tự hoàn thiện,…  Động cơ: là mục đích chủ quan của hoạt động của con người, là động lực thúc đẩy con người h.động nhằm đáp ứng các nhu cầu. 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 14
  15. Mô hình công cụ lãnh đạo theo động cơ  Động cơ kinh tế (Ai cũng thích có thu nhập cao) -> tác động lên bằng các công cụ kinh tế  Động cơ cưỡng bức, quyền lực (Động cơ sợ): Ai cũng thích có quyền nhưng cũng rất sợ quyền lực, sợ bị kỷ luật,...) -> tác động lên bằng các công cụ hành chính - tổ chức  Động cơ tinh thần: Ai cũng muốn có tình cảm, được tôn trọng, được tự khẳng định bản thân) -> tác động bằng các công cụ tâm lý - giáo dục 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 15
  16. Mô hình công cụ lãnh đạo theo động cơ  Công cụ kinh tế  Công cụ kinh tế trực tiếp: Lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng,…  Công cụ kinh tế gián tiếp: Bảo hiểm, dịch vụ y tế, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ nhà ở và giao thông đi lại, đào tạo và phát triển 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 16
  17. Mô hình công cụ lãnh đạo theo động cơ  Công cụ hành chính tổ chức  Các công cụ tổ chức: cơ cấu tổ chức trong đó xác định vị thế của con người với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích; hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, uỷ quyền, trao quyền  Các công cụ hành chính: hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể; các văn bản hành chính của tổ chức, giám sát và ra quyết định trực tiếp của nhà quản trị 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 17
  18. Mô hình công cụ lãnh đạo theo động cơ  Công cụ tâm lý giáo dục  Các công cụ tâm lý: đảm bảo có việc làm; làm cho công việc thú vị hơn; an toàn lao động; tạo môi trường làm việc đoàn kết; khích thích sự sáng tạo; khen chê, khích lệ, động viên; thể hiện sự công nhận chính thức; công việc thử thách…  Các công cụ giáo dục: đảm bảo truyền thông; tự do tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, nghề nghiệp; thực hiện các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 18
  19. Học thuyết nhu cầu của Maslow Cao Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Thấp Nhu cầu vật chất cơ bản (sinh lý) 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 19
  20. Học thuyết nhu cầu của Maslow  Nhu cầu của con người rất đa dạng nhưng 5 nhóm nhu cầu.  Con người trong từng giai đoạn có những nhu cầu ưu tiên.  Các nhu cầu này được xếp theo cấp bậc từ thấp đến cao.  Khi 1 nhu cầu đã được thỏa mãn thì nhu cầu đó ko còn là động cơ thúc đẩy nữa.  Nhà quản lý phải quan tâm và đáp ứng các nhu cầu từ bậc thấp đến bậc cao. 14/04/2014 Th.S Nguyễn Quang Huy 20
nguon tai.lieu . vn