Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của kế hoạch quản lý điểm đến du lịch 3.2. Quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch 52
  2. 3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của kế hoạch điểm đến du lịch 3.1.1. Khái niệm kế hoạch điểm đến du lịch 3.1.2. Các yếu tố cơ bản của kế hoạch điểm đến du lịch 53
  3. 3.1.1. Khái niệm kế hoạch điểm đến du lịch Lập kế hoạch điểm đến du lịch (Destination Management Plan - DMP) là một tuyên bố chung về ý định quản lý điểm đến trong một khoảng thời gian, nêu rõ vai trò của các bên liên quan khác nhau và xác định các hành động rõ ràng mà họ sẽ thực hiện và phân bổ nguồn lực. => Nội hàm của DMP là: - Định hướng QLĐĐ trong một khoảng thời gian nhất định - Vai trò của các bên liên quan - Các hành động sẽ thực hiện - Các nguồn lực được phân bổ 54
  4. 3.1.2. Các yếu tố cơ bản của kế hoạch quản lý điểm đến  Xác định khu vực điểm đến được quản lý  Đánh giá hiệu quả và tác động của hoạt động du lịch hiện tại  Điểm hấp dẫn, khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, doanh nghiệp du lịch và dịch vụ khách hàng tại điểm đến  Hình ảnh, thương hiệu của điểm đến và các hoạt động tiếp thị  Sản phẩm dịch vụ và kinh nghiệm của du khách  Cơ cấu quản lý điểm đến và hoạt động truyền thông  Tầm nhìn của điểm đến: Chiến lược và các kế hoạch hành động 55
  5. 3.2. Quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch 3.2.1. Thành lập Ban soạn thảo kế hoạch quản lý điểm đến du lịch 3.2.2. Nội dung quá trình lập kế hoạch quản lý điểm đến du lịch 56
  6. 3.2.1. Thành lập Ban soạn thảo kế hoạch quản lý điểm đến du lịch Việc lập DMP được đảm trách bởi một nhóm các thành viên (gọi là Ban soạn thảo). Trong đó, Ban soạn thảo cần thiết có các thành phần tham gia ở ba cấp độ khác nhau: (1) Nhóm chỉ đạo (2) Nhóm tham gia chính (3) Nhóm tư vấn 57
  7. 3.2.1. Thành lập Ban soạn thảo DMP (tiếp) (1) Nhóm chỉ đạo: Nhóm chỉ đạo lập DMP thực chất là một nhóm giám sát thường xuyên việc lập DMP. Nhóm chỉ đạo thường bao gồm: - Cán bộ/ nhân viên của tổ chức quản lý điểm đến du lịch (Destination Management Organizations - DMOs). Trong đó, DMOs là cơ quan quản lý điểm đến, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của điểm đến nhằm bảo vệ các tài nguyên tự nhiên, văn hóa và xã hội để có thể đem lại lợi ích kinh tế tốt hơn cho người dân địa phương thông qua phát triển du lịch và sự tham gia của các đối tác. - Chính quyền địa phương hoặc tổ chức khác. 58
  8. 3.2.1. Thành lập Ban soạn thảo DMP (tiếp) (2) Nhóm tham gia chính: Nhóm tham gia chính sẽ tham gia vào tất cả các cuộc họp cũng như quy trình hình thành và thống nhất về DMP. Nhóm tham gia chính thường bao gồm thành viên của các bên liên quan là cơ quan hoặc cá nhân được điều phối thông qua Nhóm chỉ đạo, làm việc độc lập trong các nhiệm vụ được phân công và cùng nhau làm việc nhóm. 59
  9. 3.2.1. Thành lập Ban soạn thảo DMP (tiếp) (3) Nhóm tư vấn: Nhóm tư vấn đóng vai trò tư vấn cho nhóm chỉ đạo các nội dung DMP thông qua một văn bản tóm tắt các vấn đề liên quan. Nhóm tư vấn bao gồm các tổ chức và cá nhân được chỉ định. Họ có thể được ký hợp đồng trọn gói hoặc một phần công việc tư vấn chuyên môn độc lập. 60
  10. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP Quá trình lập DMP bao gồm 5 giai đoạn được thể hiện qua bảng 3.1: Bảng 3.1: Quá trình lập DMP Thời gian Sự tham gia của Giai đoạn Tư vấn rộng hơn Đầu ra (tháng) các bên liên quan 1. Chuẩn bị Cuộc họp ban đầu Thông báo 2. Đánh giá điểm đến du lịch 2-6 Hỗ trợ và tham gia Tư vấn mở rộng Tóm tắt kết quả 3. Xác định mục Hội thảo các bên liên Thông tin theo yêu Định hướng 1-2 tiêu quan cầu chiến lược 4. Xây dựng các kế Thỏa thuận về nhiệm vụ Thông tin theo yêu hoạch hành động 1-4 Dự thảo DMP và trách nhiệm cầu Ra mắt DMP (1-2) Phê duyệt DMP (Tư vấn về dự thảo) cuối cùng 5. Giám sát các Giao tiếp thường Báo cáo hàng tiến độ hành động Báo cáo hàng quý xuyên năm 61
  11. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị  Thống nhất DMP: Các bên liên quan chính cùng nhau thống nhất mục đích, phạm vi và quy trình thực hiện.  Thiết lập chương trình làm việc: Xác định một nhà lãnh đạo, thành lập Nhóm chỉ đạo, thống nhất các nhiệm vụ và bổ nhiệm các chuyên gia tư vấn.  Tổ chức một sự kiện khởi động hoặc hội thảo ban đầu: Nhằm khởi động sự kiện, cùng nhau xem xét khái quát bối cảnh lập DMP.  Thông báo việc thực hiện DMP và xử lý quan hệ với giới truyền thông. 62
  12. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch a. Sự cần thiết khách quan: Để có những thông tin khách quan và toàn diện về điểm đến, làm bằng chứng xây dựng DMP. b. Nội dung đánh giá điểm đến du lịch: Tập trung vào 7 khía cạnh: (1) Sản phẩm (2) Hiệu suất hoạt động (3) Thị trường khách (4) Nhà cung cấp (5) Cộng đồng và địa phương (6) Xu hướng bên ngoài (7) Đối thủ cạnh tranh 63
  13. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (1) Sản phẩm * Nội dung đánh giá - Nắm bắt được hệ thống sản phẩm DVDL hiện có. Trong đó, các yếu tố cần được xem xét để đánh giá xem bảng 3.2. - Nhận thức được các dự án phát triển du lịch mới, các sản phẩm DVDL ở khu vực lân cận. * Yêu cầu - Số lượng và cơ cấu - Chất lượng - Tính khác biệt - Dự báo sự thay đổi và các mối đe dọa 64
  14. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (1) Sản phẩm (tiếp) Bảng 3.2: Các yếu tố cần xem xét để đánh giá sản phẩm DVDL của điểm đến - Các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống - Các điểm tham quan, vui chơi, giải trí Cơ sở cung cấp dịch vụ, du lịch - Các hoạt động, sự kiện - Hệ thống cửa hàng bán lẻ, cơ sở y tế, ngân hàng, bưu điện,… - Các di sản hữu hình (công trình kiến trúc, bảo tàng, công viên,…); Tài nguyên văn hóa - Các di sản vô hình (các yếu tố lịch sử, phong tục tập quán, truyền thống, nghệ thuật, thủ công, ẩm thực;…) Tài nguyên tự nhiên - Cảnh quan (biển, núi, hang động, vách đá,…); - Hệ động thực vật sinh thái;… - Mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không) và phương Mạng lưới và phương tiện giao thông tiện vận chuyển; - Các nhà cung cấp vận tải (công cộng và tư nhân). - Phương tiện tiếp thị, cung cấp thông tin; Dịch vụ du khách - Hệ thống biển chỉ dẫn; - Bãi đỗ xe (và phí trông giữ xe) - Hệ thống nhà vệ sinh,… 65
  15. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (2) Hiệu suất hoạt động: * Nội dung đánh giá: - Khối lượng và giá trị của du lịch tại điểm đến - Hiệu suất của các doanh nghiệp du lịch * Yêu cầu: Việc đánh giá hiệu suất hiện tại của điểm đến phải biểu hiện thông qua hệ thống dữ liệu thống kê hàng năm cập nhật nhất và dự báo thông tin về xu hướng: - Lượt khách và cơ cấu khách - Đóng góp của du lịch vào nền kinh tế địa phương - Đóng góp của ngành khách sạn vào các lĩnh vực kinh tế địa phương;… 66
  16. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (3) Thị trường khách * Nội dung đánh giá: Đánh giá chính xác nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch. * Yêu cầu: Việc đánh giá nhu cầu thị trường cần được phản ánh thông qua các thông tin: - Đặc điểm nhân khẩu học của khách - Thông tin về chuyến thăm của khách - Các hoạt động và địa điểm khách đã ghé thăm - Phản ứng của khách đối với điểm đến và các thành phần của điểm đến. 67
  17. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (4) Nhà cung cấp * Nội dung đánh giá: Nhu cầu của các NCC DVDL * Yêu cầu: Cần nắm bắt được các thông tin về NCC DVDL - Bản chất của doanh nghiệp - Thị trường khách mục tiêu - Định hướng phát triển và đầu tư - Các yêu cầu hỗ trợ cần thiết - Đánh giá quản lý điểm đến hiện tại - Tham gia và giao tiếp với điểm đến 68
  18. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (5) Cộng đồng và địa phương * Nội dung đánh giá: Cần thu thập các thông tin liên quan đến bối cảnh địa phương trong mối quan hệ với phát triển điểm đến du lịch. * Yêu cầu: Cần nắm bắt đầy đủ các thông tin: - Bối cảnh kinh tế và chính trị địa phương - Nhận thức và phản ứng của cộng đồng đối với du lịch - Tác động của du lịch - Điều kiện giao thông tiếp cận và trong nội bộ điểm đến - Mối quan hệ của du lịch với các lĩnh vực kinh tế khác 69
  19. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (6) Xu hướng bên ngoài * Nội dung đánh giá: Đánh giá xu hướng biến động của các yếu tố bên ngoài có liên quan. * Yêu cầu: Các thông tin liên quan bao gồm: - Xu hướng kinh tế, xã hội và môi trường chung - Xu hướng thị trường du lịch trong nước và quốc tế - Các dự báo cụ thể về du lịch thế giới và trong nước - Xu hướng ứng dụng CNTT trong tiếp thị điểm đến, quản lý thông tin khách hàng, quản lý sản phẩm,… 70
  20. 3.2.2. Nội dung quá trình lập DMP (tiếp) 3.2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm đến du lịch (tiếp) (7) Đối thủ cạnh tranh: * Nội dung đánh giá: Đánh giá chính xác tiềm lực của đối thủ cạnh tranh để giúp điểm đến có thể đương đầu, học hỏi ý tưởng và vượt lên các đối thủ cạnh tranh hoặc liên kết và hợp tác trong tương lai. * Yêu cầu: Các thông tin cần thu thập bao gồm: - Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh - Những khác biệt của đối thủ cạnh tranh - Cách thức hoạt động, định hướng phát triển của đối thủ cạnh tranh. 71
nguon tai.lieu . vn