Xem mẫu

  1. ThS.BS Lê Thanh Hùng 1
  2. Định nghĩa: • Ối vỡ non: ối vỡ trước khi có chuyển dạ (CD) hay ối vỡ >1 giờ trước khi vào CD. • Ối vỡ sớm: ối vỡ trong lúc CD, trước khi cổ tử cung mở trọn • PROM-Premature rupture of membranes: ối vỡ non • PPROM-Preterm premature rupture of membranes: trước 37 tuần tuổi thai • Term PROM: sau 37 tuần tuổi thai • PPPROM-Prolonged preterm premature rupture of membranes: >24 giờ mà không có CD
  3. MÀNG BÀO THAI • Gồm có 2 màng: - Màng đệm (Smooth chorion). - Màng ối (Aminotic membrane).
  4. MÀNG BÀO THAI (Fetal membranes)
  5. MÀNG BÀO THAI • Màng đệm: - Xuất phát từ những tế bào nuôi, hay lớp tế bào ngoài của phôi. Vì thế tiếp liền với nhau thai tại bản nhau. - Băng ngang qua cổ tử cung. • Màng ối: - Xuất phát từ lớp tế bào trong của phôi thai. - Là màng rất chắc, bao bọc khoang nước ối, cũng băng ngang qua cổ tử cung. Phủ lên mặt con của bánh nhau. - Không có mạch máu và TK.
  6. NƯỚC ỐI • Định nghĩa Là môi trường lỏng bao quanh thai nhi được xuất hiện sau những tuần đầu của thai kỳ. • Chức năng – Nuôi dưỡng – Môi trường đệm giữa thai và tử cung – Bảo vệ thai nhi – Bình chỉnh thai nhi tốt trong những tháng cuối thai kỳ.
  7. NƯỚC ỐI • Nguồn gốc – 3 tháng đầu thai kỳ • Khoang ngoại phôi • Túi ối – 3 tháng giữa • Thận & phổi – 3 tháng cuối • Sản xuất ở phổi, thận • Thải trừ: hệ tiêu hóa, màng bào thai
  8. ỐI VỠ NON • Nguyên nhân – Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi  mông, ngôi đầu cao – Khung chậu hẹp – Nhau tiền đạo  – Đa thai – Đa ối – Hở eo tử cung – Viêm màng ối: NT ở âm hộ, âm đạo – Không rõ NN
  9. ỐI VỠ NON Chẩn đoán 1) Bệnh sử: sự phun vọt chất dịch từ âm đạo, sau đó có thể tiếp tục rỉ ra 2) Nhìn: phương pháp tốt nhất – Nếu không quan sát được thì cho SP ho, rặn nhẹ 1) CLS • Nitrazine test: khi Δ chưa rõ – pH âm đạo: 3,8-4,2. pH dịch ối: 7-7.7 – Giấy quỳ chuyển màu xanh ở pH > 6.5 – Dương giả do: máu, tinh dịch, xà phòng, viêm nhiễm âm đạo
  10. ỐI VỠ NON • Fern test: – Tiến hành: phết dịch túi cùng sau lên lam, để khô ít nhất 10 phút – Kết quả: dịch ối cho hình lá dương xỉ, chất nhầy CTC cho dạng phân nhánh giống rễ cây
  11. Fern test Dương tính Âm tính
  12. ỐI VỠ NON • Trong trường hợp nghi ngờ rỉ ối, có thể dùng test sau: – Dưới hướng dẫn SÂ, tiêm 1ml thuốc nhuộm màu chàm đỏ + 9 ml nước muối SL vào buồng ối. Đặt tampon vào âm đạo. Sau 1h30’, xác định tampon có bị nhuộm màu chàm -> rỉ ối. • Siêu âm: – Dấu chứng thiểu ối hay vô ối kết hợp với bệnh sử và CLS khác cho gợi ý ối vỡ non – Siêu âm không phải để chẩn đoán OVN.
  13. ỐI VỠ NON • Nguy cơ cho mẹ và con: – Nhiễm trùng: nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hậu sản, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết. – Sinh non: gây ra những hậu quả: hội chứng suy hô hấp , còn ống ĐM, VRT hoại tử, XH trong não thất, những tổn thương TK, ngưng thở, xơ hóa VM, NT sơ sinh,… – Sa dây rốn: dây rốn bị chèn ép, khô gây thiếu oxy, suy thai, tử vong. Ngoài ra, nếu OV lâu có thể làm cho sự bình chỉnh ngôi thai bị trở ngại.
  14. Chẩn đoán ối vỡ sớm • Tương tự như OVN về: – Bệnh sử – Khám: quan sát trực tiếp hoặc Nitrazine test, Fern test, – Siêu âm
  15. Chẩn đoán ối vỡ sớm • Ngoài ra, việc xác định lại tuổi thai, tình trạng nước ối, kích thước, và đánh giá sức khỏe thai phải được thực hiện, nhờ vào: – Siêu âm – CTG – Làm NST
  16. XỬ TRÍ • Các tình huống có chỉ định chấm dứt thai kỳ: – Chuyển dạ giai đoạn hoạt động. – Viêm màng ối (mẹ sốt, tử cung mềm, nhịp tim nhanh ở mẹ hoặc thai nhi). – Không yên tâm về các test của thai nhi. – Thai chết. – Có bằng chứng bong nhau kèm chảy máu âm đạo dữ dội. – Cổ tử cung tiến triển, có hay không biểu hiện suy thai liên quan với việc sa dây rốn. • Nếu không có bất kỳ yếu tố nào kể trên, tuổi thai là yếu tố đầu tiên để quyết định thái độ
  17. XỬ TRÍ • Đủ hoặc gần đủ ngày: – Chưa chuyển dạ hoặc chưa có dấu hiệu nhiễm trùng ối: theo dõi 6 – 12 giờ – Đã chuyển dạ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng ối: chấm dứt thai kỳ
  18. XỬ TRÍ • Dưới 36 tuần hoặc trọng lượng thai nhi ước lượng < 2000g: Cố gắng dưỡng thai, kéo dài thai kỳ – Tuổi thai dưới 32 tuần: điều trị bảo tồn – Tuổi thai từ 32 - 34 tuần: • Phổi trưởng thành? • Biến chứng? – Cho sản phụ nằm nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều, vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ và tầng sinh môn, đặt băng vệ sinh vô trùng.
  19. XỬ TRÍ • Bác sĩ, nữ hộ sinh: Hạn chế thăm khám âm đạo. • Theo dõi: – Mẹ: số lượng nước ra ở âm đạo, nhiệt độ, công thức bạch cầu, CRP (C Reactive Protein), siêu âm khảo sát tình trạng nước ối – Thai nhi: tim thai, cử động thai, nonstress tests, BPP (BioPhysical Profile).
  20. Diễn tiến • Không có nhiễm trùng, nước ối ra ít hoặc ngừng ra: hi vọng thai tiếp tục phát triển mà không có nguy hiểm gì. • Có dấu hiệu nhiễm trùng ối hoặc nước ối tiếp tục ra nhiều: chấm dứt thai kỳ.
nguon tai.lieu . vn