Xem mẫu

  1. Q U A Û N   Ò   U Û IR O   Ø I TR R   TA   CH Í H N Hoán đổi và những chiến lược ứng dụng trong thực tiễn
  2. Các loại hoán đổi Hoán đổi là một sản phẩm phái sinh tài chính bao gồm hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán cho bên còn lại vào những ngày cụ thể.
  3. Các loại hoán đổi Có tất cả bốn loại hoán đổi cơ bản dựa trên tài sản hóa cơ sở 1. Hoán đổi tiền tệ 2. Hoán đổi lãi suất 3. Hoán đổi chứng khoán 4. Hoán đổi hàng hóa
  4. Đặc điểm của một hoán đổi Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Ngày thanh toán là ngày mà việc thanh toán được thực hiện Kỳ thanh toán là khoản thời gian giữa các lần thanh toán
  5. Đặc điểm của một hoán đổi Không có các khoản thanh toán trước bằng tiền mặt từ một bên này cho bên kia. Rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ (credit risk). Mỗi hoán đổi được cụ thể hóa bởi một số tiền giao dịch được gọi là vốn khái toán (notional principal). Vì sao không gọi là “vốn gốc” mà là “vốn khái toán”?
  6. Hoán đổi lãi suất Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai phía. Mỗi tập hợp thanh toán được dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Hoán đổi vanilla thuần nhất là một hoán đổi lãi suất mà một bên thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất thả nổi.
  7. Hoán đổi lãi suất – ví dụ Công ty XYZ thực hiện một hoán đổi với số vốn khái toán là 50 triệu đôla với ABSwaps. Ngày bắt đầu là 15/12. ABSwaps thanh toán cho cho XYZ dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày vào 15 của các tháng Ba, Sáu, Chín và Mười Hai trong một năm. Kết quả thanh toán được xác định dựa trên lãi suất LIBOR vào thời điểm đầu của kỳ thanh toán còn việc thanh toán được thực hiện vào cuối kỳ thanh toán. XYZ sẽ trả cho ABSwaps một khoản thanh toán cố định theo lãi suất 7,5% một năm. Tiền lãi thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số ngày đếm chính xác giữa hai ngày thanh toán và giả định rằng một năm có 360 ngày.
  8. Hoán đổi lãi suất – ví dụ Bên thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi sẽ có một dòng tiền vào mỗi ngày thanh toán là: (Vốn khái toán)(LIBOR – lãi suất cố định)(số ngày/360 hoặc 365) trong đó, LIBOR được xác định vào ngày thanh toán của kỳ trước. Từ góc độ của XYZ, khoản thanh toán sẽ là: 50.000.000(LIBOR – 0,075)(số ngày/360)
  9. Hoán đổi lãi suất – ví dụ
  10. Hoán đổi lãi suất – ví dụ Dòng tiền vào của XYZ
  11. Hoán đổi lãi suất – định giá Định giá hoán đổi là xác định lãi suất cố định sao cho hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất cố định cũng bằng với hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất thả nổi vào thời điểm bắt đầu giao dịch. Do đó, nghĩa vụ của một bên sẽ có cùng giá trị với bên còn lại vào lúc bắt đầu giao dịch.
  12. Hoán đổi lãi suất – định giá Trái phiếu lãi suất thả nổi • Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu có coupon thay đổi vào những ngày cụ thể theo lãi suất thị trường. • Thông thường coupon được xác định vào thời điểm đầu của kỳ trả lãi, khi đó tiền lãi được tính gộp theo lãi suất này và sẽ được thanh toán vào thời điểm cuối kỳ trả lãi. Sau đó coupon sẽ được tính lại cho kỳ kế tiếp. • Coupon thường được xác định bằng một công thức bao gồm một lãi suất thị trường cụ thể, chẳng hạn như lãi suất LIBOR cộng với một khoản chênh lệch thể hiện rủi ro tín dụng.
  13. Hoán đổi lãi suất – định giá Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất Giả sử cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là L0(t1), L0(t2), ... , L0(tn) với L tượng trưng cho lãi suất LIBOR của thời hạn t1 ngày, t2 ngày ...v.v cho đến tn ngày. Do đó, nếu chúng ta xem xét trong hai năm với thời hạn từng quý thì t1 sẽ bằng 90, t2 bằng 180 và t8 sẽ là 720. Gọi B0(t1) là giá chiết khấu của trái phiếu zero coupon 1 đôla với lãi suất L0(t1) và tương tự như vậy cho các giá chiết khấu trái phiếu khác, ta có :
  14. Hoán đổi lãi suất – định giá Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 1 B0 (t1 ) =  t1  1 + L0 (t1 )    360  1 B0 (t 2 ) =  t  1 + L0 (t 2 )  2   360  … 1 B0 (t n ) =  tn  1 + L0 (t n )    360 
  15. Hoán đổi lãi suất – định giá Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất Ví dụ, một trái phiếu có lãi suất thả nổi kỳ hạn một năm với lãi suất được chi trả theo LIBOR từng quý, giả sử mỗi quý có 90 ngày, trái phiếu mệnh giá 1 đôla. Do đó, tại thời điểm 0, lãi suất LIBOR 90 ngày được ký hiệu là L0(90). Chín mươi ngày sau, lãi suất LIBOR 90 ngày được ký hiệu là L90(90) và L180(90), L270(90) là lãi suất LIBOR 90 ngày cho khoảng thời gian còn lại của khoản vay. Đương nhiên, chỉ có L0(90) là biết được vào thời điểm bắt đầu.
  16. Hoán đổi lãi suất – định giá Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
  17. Hoán đổi lãi suất – định giá Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất FLRB270 là giá trị của trái phiếu có lãi suất thả nổi vào ngày 270, được tính theo công thức: 1 + L 270 (90)q FLRB270 = =1 1 + L 270 (90)q Ngày 180 và xác định giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi: 1 + L 180 (90)q FLRB180 = =1 1 + L 180 (90)q
  18. Hoán đổi lãi suất – định giá Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất Giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi tại bất cứ ngày thanh toán nào cũng như tại ngày bắt đầu đều bằng 1, bằng mệnh giá.
  19. Hoán đổi lãi suất – định giá Giá trị của một hoán đổi là gì? Hoán đổi vanilla thuần nhất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi cố định và một chuỗi các thanh toán tiền lãi thả nổi. Tương đương với việc phát hành một trái phiếu lãi suất cố định và dùng số tiền đó để mua một trái phiếu lãi suất thả nổi.
  20. Hoán đổi lãi suất – định giá Giá trị của một hoán đổi là gì?
nguon tai.lieu . vn