Xem mẫu

  1. Dinh dưỡng trẻ em DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI VÀ TRÊN 1 TUỔI MỤC TIÊU 1. Nêu được tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, đặc điểm của sữa non, phương pháp cho trẻ bú mẹ, một số biến cố khi cho con bú và nuôi con khi không có sữa mẹ. 2. Trình bày được các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm và hướng dẫn được cách nuôi dưỡng trẻ < 1 tuổi và > 1 tuổi. 3. Nêu lên được vai trò, nguồn cung cấp và nhu cầu hàng ngày của các chất đạm, béo, đường. 4. Tính được nhu cầu năng lượng và nước hàng ngày theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ. 5. Nêu được nhu cầu hàng ngày của một số chất khoáng và vitamin. NỘI DUNG 1. Nuôi con bằng sữa mẹ 1.1. Tầm quan trọng nuôi con bằng sữa mẹ Trong những năm gần đây, tỷ lệ các bà mẹ cho con bú tăng lên rõ rệt. Cho đến nay mọi người phải thừa nhận sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ < 1 tuổi, không có thức ăn nào có thể thay thế được. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn hẳn và rẽ hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò. 1
  2. Dinh dưỡng trẻ em Ở nước ta, nuôi con bằng sữa mẹ là phong tục tập quán cổ truyền, đa số các bà mẹ rất muốn nuôi con bằng sữa của mình, vì thực tế đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bà mẹ và đứa trẻ nhất là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay. Sữa mẹ được bài tiết vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non. Sữa non sánh đặc, màu vàng nhạt. Sữa non có nhiều năng lượng, protein và Vitamin A, đồng thời có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường cho trẻ. Sữa no có tác dụng sổ nhẹ gíp cho việc tống phân su nhanh, ngăn chặn vàng da. Sữa non tiết ra tuy ít, nhưng chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ. Sau giai đoạn sữa non sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định. Sinh lý sự bài tiết sữa: Sữa mẹ tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú xung động cảm giác từ núm vú lên não tác động lên tuyến yên để sản xuất Prolactin và Oxytocin Prolactin là nội tiết tố của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng kích thích tế bào tiết sữa. Phản xạ này gọi là phản xạ tạo sữa. Prolactin thường sản xuất nhiều vào đêm và làm cho bà mẹ thư giãn và buồn ngủ. Vì vậy nên cho trẻ bú vào buổi tối. Ngoài ra Prolactin còn có tác dụng cản sự rụng trứng làm cho bà mẹ chậm có thay. Oxytocin là nội tiết tố của thùy sau tuyến yên có tác dụng là co các cơ xung quanh tuyến sữa để đẩy sữa từ các nang sữa theo ống dẫn sữa đấn các xoang sữa. Phản xạ này gọi là phản xạ phun sữa. Oxytocin có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu cho các bà mẹ sau đẻ. Phản xạ Oxytocin dễ bị ảnh hưởng bởi các ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ. Nếu bà mẹ thấy hài lòng, thương yêu 2
  3. Dinh dưỡng trẻ em trẻ và tin tưởng sữa của mình là tốt thì sẽ hổ trợ cho phản xạ này. Nếu bà mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ mình không đủ sữa thì sự hoạt động của phản xạ này bị ức chế. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết sữa: - Ăn uống. - Lao động hợp lý. - Tinh thần thoải mái. - Hạn chế dùng thuốc - Sinh đẻ có kế hoạch. 1.2. Sữa non 1.2.1. Đặc điểm dinh dưỡng của sữa non Sữa non có từ tháng tư của bào thai và tiếp tục 6 ngày đầu sau đẻ. Sữa có màu vàng nhạt, đặc, có nhiều protein, ít lactose và chất béo.Nhờ có sữa non giàu năng lượng giúp trẻ chống được đói rét trong những ngày đầu sau sanh. Giá trị của sữa giảm dần và cố định từ ngày 7 trở đi. Sữa non giàu viatmin A gấp mười lần sữa vĩnh viễn, được dự trữ ở gan để giúp trẻ tăng trưởng và lên cân nhanh. Ngoài ra, sữa non chứa ít calcium và phosphor so với sữa vĩnh viễn phù hợp với sự hoạt động chưa tốt của thận trong những ngày đầu. 1.2.2. Đặc điểm chống nhiễm khuẩn của sữa non Các chất diệt khuẩn gồm có: - Lactoferin hạn chế việc sử dụng sắt của vi khuẩn và vì vậy hạn chế chúng phát triển . 3
  4. Dinh dưỡng trẻ em - IgA kháng thể chống khuẩn tại chổ. - Lysozym. - Tế bào bạch cầu, trên 4000/ mm3 - Yếu tố bifidus giúp phát triển lacto-bifidus và hạn chế phát triển E.Coli ở ruột các chất diệt khuẩn trên giảm đi rất nhanh từ giờ thứ hai sau sanh. 1.2.3. Các lợi ích khi cho con bú sữa non sớm 1/ 2 giờ đầu sau sanh - Con bú sớm, mẹ lên dần sữa non, nhờ có chất prolactin của tuyến yên ở não mẹ tiết ra, sau động tác bú của con, hai vú mẹ sẽ căng sữa 5-6 giờ chứ không đợi đến 24 – 48 giờ. - Dạ con của mẹ co sớm, làm giảm mất máu sau đẻ nhờ chất ocytocine, các nang tuyến vú co lại và đưa sữa ra ngoài tránh được abcès vú và mất sữa. 1.3. Sữa vĩnh viễn Từ tuần thứ ba, sữa mẹ ổn định về số lượng và chất lượng. 1.3.1. Số lượng sữa Mẹ khỏe mạnh, ăn uống không kiêng cữ, tinh thần thoải mái, có thể tiết từ 750–850 ml sữa trong 24 giờ nếu trẻ chỉ bú 6 –7 lần, tăng đến 2000 –3 000 ml nếu trẻ bú 12–15 lần. Số lượng sữa phụ thuộc vào sự hoạt động của tuyến vú và động tác bú của trẻ. Nếu thiếu sữa, trẻ chỉ ngủ 1 –2 giờ khóc đòi bú, và mẹ có thể tăng dần số bú lên 10 –15 lần và ăn uống đầy đủ theo nhu cầu phụ nữ cho con bú đẻ bảo đảm đủ lượng sữa cho con bú. Một số yếu tố làm giảm lượng sữa trong ngày: 4
  5. Dinh dưỡng trẻ em - Cho con bú chậm sau đẻ 2–3 ngày, sẽ hạn chế sự hoạt động của tuyến vú bởi vì không có chất prolactin. - Mẹ bị bệnh: suy tim, lao, thiếu máu, suy dinh dưỡng. - Mẹ quá trẻ: dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành, kém tiết sữa. - Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai (trung bình 12 kg) - Mẹ dùng thuốc ức chế tuyến sữa: aspirin, kháng sinh, chống dị ứng... - Lao động nặng. - Mẹ buồn phiền, lo âu, suy nghĩ sẽ hạn chế não tiết ra prolactin. - Khoảng cách cho con bú quá dài, trên 3 giờ, làm cho 2 vú căng tức sữa và ngừng hoạt động. Nếu mẹ đi làm xa nhà không thể cho trẻ bú giữa giờ, nên vắt sữa bỏ đi 3 giờ một lần, trẻ bú còn thừa cũng vắt sữa bỏ. - Lượng sữa giảm dần theo thời gian: + Năm đầu: 1200 ml/ngày. + Năm thứ hai: 500 ml/ngày. + Năm thứ ba: 200 ml/ngày. 1.3.2. Chất lượng sữa Trong sữa có khoảng 200 chất chia làm 7 nhóm: chất đạm, chất Nitơ, Vitamine, bạch cầu, glucide, chất béo, chất khoáng và các chất vi lượng. Có 2 nguồn cung cấp sữa mẹ: huyết tương và các tế bào nang tuyến vú tổng hợp, trừ Vitamin, chất khoáng hoàn toàn phụ thuộc vào huyết tương và chấ độ ăn của bà mẹ. Một số chất độc có thể từ máu mẹ vào sữa gây độc cho con: thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá, hơi chì, chloramphenicol, nitrofurantoin, tetraciline, 5
  6. Dinh dưỡng trẻ em thuốc chống ung thư, nội tiết tố, ... Các chất gia vi như hành, tỏi, tiêu, ớt vào sữa mẹ tạo mùi làm cho trẻ chê. 1.4. Phương pháp cho trẻ bú mẹ - Cho trẻ bú sớm 1 - 2 giờ đầu sau sanh. - Bú theo yêu cầu, mỗi lần 1 bên vú. - Trong 15 ngày đâu cho trẻ bú cả ngày lẩn đêm để đảm bảo lượng sữa. - Bú tư thế ngồi trong những ngày đầu sau đẻ, kiên trì tập cho trẻ bú tránh đổi sang sữa bò kể cả những bà mẹ có vú tụt vào trong. - Tránh ọc sữa sau bú, để trẻ nằm nghiên sau khi ẩm đứng trẻ vài phút. - Trẻ không bú được: đẻ non, thiếu cân, có tật đường miệng ... vắt sữa cho uống số lượng bằng 15 % thể trọng chia làm 6 - 8 lần. - Phân trẻ bú mẹ: sền sệt, nhiều nước, mùi hơi chua, vàng sậm ngày 6 - 8 lần, trẻ vẫn lên cân đều. Ngoài bú mẹ: nên cho trẻ uống thêm Vitamin D 400 - 800 đv/ ngày, nếu không thể tắm nắng mỗi ngày. 1.5. Một số biến cố khi cho con bú 1.5.1. Tắc tia sữa: bú sữa non sớm ngay sau đẻ, nặn sữa bỏ nếu trẻ bú còn thừa. 1.5.2. Abcès vú: ứ sữa lâu ngày, tuyến sữa dễ bị nhiễm trùng và gây abcès vú. 1.5.3. Đầu vú bị nứt nẻ: rửa đầu vú bằng nước đun sôi để nguội trước khi cho trẻ bú, tránh bôi alcool hoặc xà phòng gây nứt nẻ đầu vú. 1.5.4. Trường hợp đầu vú ngắn tụt vào trong: thường xảy ra ở bà mẹ sinh con đầu lòng, phòng ngừa bằng cách kéo dài đầu vú ngày 2-3 lần vào tháng cuối thai kỳ. 6
  7. Dinh dưỡng trẻ em 1.5.5. Mẹ thiếu sữa: cho con bú nhiều lần trong ngày và ăn uống đầy đủ để bảo đảm lượng sữa cho con. Nếu không kết quả, cho trẻ bú dặm thêm các loại sữa súc vật khác hoặc sữa đậu nành. 1.6. Thời gian bú mẹ Cho trẻ bú đến khi nào tùy theo sức khỏe của mẹ, có thể cho trẻ bú từ 18 –24 tháng. Nếu cần dứt sữa sớm để đi làm phải bảo đảm thời gian cho con bú tối thiểu là 12 tháng. 1.7. Các loại sữa thay thế sữa mẹ (khi mẹ không có sữa) - Sữa bò: Thường được dùng nhất gồm có sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột, sữa chua,... những chất lượng vẫn thua sữa mẹ và dễ bị nhiễm khuẩn nếu bình sữa không được nấu chín. - Sữa dê: Có thể dùng cho trẻ sau khi thêm đường, đun sôi để nguội. - Sữa trâu: Đặc hơn sữa bò tươi, khi dùng phải thêm nước, đun sôi để nguội. - Sữa đậu nành: dễ tiêu nhưng thiếu béo khi dùng cho dầu, đường vào. 2. Ăn dặm 2.1. Ô vuông thức ăn - Thức ăn cơ bản: gồm ngũ cốc, bột đường, chiếm chủ yếu số lượng(60%) trong bữa ăn. - Thức ăn bổ sung: chất đạm, Vitamin, muối khoáng và dầu mỡ. + Đạm động vật gồm có thịt (heo, bò, gà vịt,...)cá, trứng, tôm,cua... + Đạm thực vật: gồm các loại đậu mè. + Mỡ động vật như mỡ heo, gà, vịt, cá, bò,... 7
  8. Dinh dưỡng trẻ em + Dầu thực vật: gồm có dầu phộng, dầu mè, dầu đậu nành,... Thøc ¨n c¬ b¶n Thøc ¨n bæ sung Ngñ cèc, bét, cñ §¹m Sữa mẹ Thøc ¨n bæ sung Thøc ¨n bæ sung Rau, tr¸i c©y DÇu, mì 2.2. Nguyên tắc cho ăn dặm 5 nguyên tắc ăn dặm: Tập cho trẻ chuyển từ sữa sang thức ăn thường 1 cách từ từ để bộ máy tiêu hoá của trẻ có đủ thời gian thích nghi với thức ăn thường. 2.2.1. Tập ăn sớm ngay từ tháng thứ 4 để trẻ dể tiếp thu, chưa có ý thức kén chọn 2.2.2. Phải tập ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Khi trẻ có răng nên chuyễn dần sang thức ăn cứng. Khi trẻ được 1 - 2 tuổi, bà mẹ vẫn cho con ăn chế độ bột sữa kéo dài làm cho trẻ mau chán, ăn không thấy ngon 2.2.3. Nên tập cho trẻ ăn đủ các loại thức ăn của người lớn, không chỉ ăn đùi gà bỏ da, cổ cánh hay ăn thịt nạc bỏ mỡ. 2.2.4. Cân thay đổi món ăn hằng ngày, và chế biến cho hợp khẩu vị để trẻ đở chán. Trong mỗi chén bột, cháo, cơm nên có đủ 4 nhóm thức ăn đều đặn mỗi ngày, tránh tình trạng bữa thiếu, bữa sau ăn bù gấp 2 - 3 lần. 8
  9. Dinh dưỡng trẻ em 2.2.5. Cùng với thức ăn bổ sung, giảm dần số lần bú của trẻ trong ngày, cho đến lúc dứt sữa hẳn 18 - 24 tháng tùy theo khả năng tiết sữa của mẹ. 2.3. Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ 2.3.1. Dưới 4 tháng - Bú mẹ hoàn toàn. Cho bú bất cứ lúc nào khi trẻ muốn, cả ngày lẫnđêm. ít nhất là 8 lần một ngày. - Không nên cho trẻ ăn uống thêm thức ăn gì khác. 2.3.2. Trẻ 4 - 6 tháng - Bú mẹ hoàn toàn. Cho bú bất cứ khi nào bé muốn, cả ngày và đêm,ít nhất 8 lần/ ngày. - Chỉ cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn hoặc nước uống khác nếu trẻ: + Vẫn còn đói sau mỗi bữa bú hoặc + Không tăng cân bình thường - Cho trẻ ăn thêm 1 - 2 bột đặc dần mỗi ngày với các loại thức ăn bổ sung cho trẻ 6 - 12 tháng. - Không cho trẻ bú chai 2.3.3. Từ 6 - 12 tháng - Bú mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. - Tập cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng. Thực hiện “tô màu chén bột” với đầy đủ 4 nhóm thức ăn. - Thường xuyên bổ sung thêm mỡ hoặc dầu để cung cấp thêm năng lượng. - Sữ dụng phiếu bà mẹ để hướng dẫn bà mẹ các loại khẩu phần ăn thích hợp như sau: 9
  10. Dinh dưỡng trẻ em Bột đặc với: + Bột đậu xanh và đường hoặc + Bột đậu xanh hoặc đậu phộng nghiền nhỏ và 1 muỗng cà phê mỡ hoặc dầu hoặc Bột đặc với: + thịt (gà, heo hoặc bò), cá, tôm, cua đậu bằm nhỏ hoặc trứng và + rau xanh bằm nhỏ như bí rợ, cà rốt, rau cải ngọt, rau muống, cải bắp, su hào và + 1 muỗng mỡ hoặc dầu (1 muỗng cà phê = 5 ml) - Cho trẻ ăn thêm trái cây có sẳn tại địa phương sau khi ăn và giữa các bữa ăn chính như: chuối, hồng xiêm, cam, xoài, đu đủ, táo . . . - Tích cực cho trẻ ăn - Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 - 1 chén các loại thức ăn này + 3 bữa một ngày nếu trẻ còn bú mẹ + 5 bữa một ngày nếu không được bú mẹ 2.3.4. Trẻ từ 12 - 24 tháng - Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn. - Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn thích hợp: cháo đặc hoặc cơm nghiền hoặc phở, bún, nui với: + Thịt (gà, heo hoặc bò) hầm nhừ hoặc bầm hay thái nhỏ hoặc cá, tôm, trứng và + Rau xanh bầm nhỏ như rau cải, rau ngót, rau muống, bắp cải, su hào và + 1 muỗng mỡ hoặc dầu 10
  11. Dinh dưỡng trẻ em - Cho trẻ ăn các loại thức ăn này 5 bữa một ngày, ít nhất 1 - 1.5 chén một bữa. - Cho trẻ ăn thêm hoa quả có sẳn tại địa phương như: chuối, hồng xiêm, cam, xoài, đu đủ, táo, mảng cầu . . . 2.3.5. Trẻ 2 tuổi và lớn hơn - Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình, ưu tiên cho trẻ thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại rau xanh. - Giữa các bữa ăn chính nên cho thêm ít nhất 2 bữa phụ bằng các loại sữa, bánh, chuối. - Cho trẻ ăn thêm hoa quả như: chuối, hồng xiêm, cam, xoài, đu đủ, táo... - Thức ăn hằng ngày cần phụ hợp về thành phần và số lượng, giàu năng lượng (thí dụ: bột đặc thêm dầu hoặc mỡ), protein từ thịt, cá, trứng hoặc các loại đậu (như đậu nành, đậu xanh), các loại hoa quả và các loại rau. Dùng muối iốt hoặc nước mắm iốt để nấu thức ăn. 2.4. Thực hiện được 1 số chế độ ăn hằng ngày theo tuổi - Bột loãng 5%: 100 ml nước có 5 gram (tương đương 1 mcf bột). Để nước 100ml vào nồi để bột vào quấy thật đều sau khi bắt lên bếp lữa nhỏ, khuấy liên tục đều tay cho đến khi bột trong cho thêm đường hoặc muối hay nước mắm. Bột 5% giống nước cơm loãng. - Bột đặc 10%: 100 ml nước có 2 mcf bột (10g). Cho 200 ml nước vào xoang cho 4 mcf bột vào quấy cho tan và bắt lên bếp lữa nhỏ quấy liên tục bằng đủa cho đến khi bột trong. Bột 10% giống như hồ đặc. 11
  12. Dinh dưỡng trẻ em - Cháo + thịt (cá) xay nhuyễn trong máy xây và thêm 1 mcf dầu hoặc mỡ nếu không có cối xay tay hay dùng ray tán nhỏ cá hoặc lươn. Thịt + rau xay nhuyễn nấu cháo nhừ và để hổn hợp này vào thêm 1 mcf dầu ăn. - Khi nấu cơm sôi đều ta lấy 1/2 chén cơm và thêm nước cho đầy chén sau khi cơm cạn ta để chén lại vào nồi cơm đậy nấp lại. Cơm chín dem ra dùng muỗng nghiền nhỏ. Sau đó để cá, rau, dầu vào. - Thịt hầm nhừ với rau cải và cơm nguyên hột cho trẻ lớn hơn 2 tuổi. 3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em theo tuổi 3.1. Nhu cầu về năng lượng - Phụ thuộc vào: tuổi, giới, CN, nhiệt độ môi trường mức hoạt động thể lực. - Số năng lượng cần của khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ tất cả các tiêu hao của cơ thể gồm: Chuyển hóa cơ thể, tăng trưởng, hoạt động thể lực. - Đơn vị đo lường kcal. - Trong những 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có 3 chất cung cấp năng lượng chủ yếu: + 1 g Protéin cho 4 kcal + 1 g Glucid cho 4 kcal + 1g lipid cho 9 kcal Trong đó Glucid là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất. - Cách tính nhu cầu năng lượng: + Trẻ < 1 tuổi: 0 - 3 tháng: 110 kcal /kg /24 g 3 - 6 tháng: 100 kcal/ kg/ 24 g > 6 tháng: 90 kcal/ kg/ 24 g 12
  13. Dinh dưỡng trẻ em Trung bình trẻ < 1 tuổi : 100 kcal /kg/ 24g + 1 - 2 tuổi: 1200 kcal /24 g + 2 - 3 tuổi 1400 kcal/24g + 3- 4 tuổi: 1500 kcal/24 g - Tính theo công thức Harris (1972)  10 kg: 100 kcal /kg > 10 –20 kg: 100kcal + 50 kcal /kg > 20 kg: 1500 kcal + 20 kcal /kg - Công thức dựa vào tuổi. 1000 kcal +100n (n>1, số tuổi) - Trẻ sanh thiếu tháng : Tuần đầu: 80 kcal /kg/24 g Tuần thứ 2: 120 kcal / kg / 24 giờ (Trẻ đủ tháng trung bình 100 kcal/ kg/ ngày) -Trẻ suy dinh dưỡng. Tính nhu cầu năng lượng theo tuổi (thay vì dựa vào CN thực tế) - Phân bố tỉ lệ calo giữa các chất. + Đạm : 13 % + Béo : 27 % + Đường: 60 % 3.2. Nhu cầu về chất đạm 13
  14. Dinh dưỡng trẻ em 3.2.1. Vai trò - VLXD nên các tế bào mô, cơ quan ĐBĐVTE nữ có thai cho con bú, bn thời kỳ hồi phục. - Cấu tạo các nội tiết tố + các men, các dịch tiêu hóa + Vitamin. - Tổng hợp kháng thể. - Là nguồn cung cấp năng lượng:1g Protéin cho 4 kcal vai trò XDTB + mô là đặc biệt nếu khẩu phần ăn thiếu thì ngừng tăng trưởng + bảo vệ cơ thể. 3.2.2. Nguồn gốc - Động vật: sửa, thịt, cá, trứng - Thực vật: sửa đậu nành, các loại đậu, ngủ cốc. - Đạm thực vật thiếu 1 số AA quí như: gạo thiếu lysin, các loại đậu thiếu Methionin, bắp thiếu lysin + tryptophan. - Cơ thể có 22 AA trong đó 8 AA cơ thể không tổng hợp được. 3.2.3. Nhu cầu - Phụ thuộc vào tuổi và chất lượng Protéin - Chế độ ăn hợp lý đạm động vật chiếm 50 – 70 % tổng số đạm - Protéin có 10 -14 % năng lượng so với toàn bộ năng lượng. - Bú mẹ: 2-2,5 g/kg/ ngày - 1- 3 tuổi: 4 - 4,5 g/kg/ngày - 4 -7 tuổi: 3,5 g/kg/ ngày - 7 – 12 tuổi: 3 g/kg/ ngày - 12 – 17 tuổi: 2.5 g/kg/ ngày - Người lớn: 2 g/kg/ngày 14
  15. Dinh dưỡng trẻ em 3.3. Nhu cầu về chất béo 3.3.1. Vai trò Cơ thể không tổng hợp được acid linoleic và acid alpha-linolenic, phải được cung cấp từ thức ăn. Vai trò chất béo: - Cung cấp năng lượng: 1 g cho 9 kcal - Cung cấp Acid béo - Vai trò tạo hình (thành phần của màng tế bào, mô não..) - Cung cấp vitamin tan trong dầu: A, D, E, K. các A B chưa no nhiều nối đôi. 3.3.2. Nguồn gốc - Mở động vật chứa A B no, bảo hòa, khó hấp thụ tác dụng cung cấp năng lượng. - Bơ dễ hấp thụ E A, D - Dầu thực vật : AB cần thiết, Vitamin E, Lecithin huyết thanh không có cholesterol. - Mỡ cá và các động vật ở biển : vitaminA, A béo chưa no đặc biệt Acid Arachinoic, nguồn gốc các loại prostaglandin. . . 3.3.3. Nhu cầu - Thay đổi theo tuổi điều kiện thời tiết. - Trẻ em: 3-4 g/ kg/ ngày chiếm 40 % nhu cầu năng lượng. - Trẻ bú mẹ nhu cầu Lipid ( 50 %) - Trẻ lớn 2 - 3 g / kg chiếm 30 % (thực vật chiếm 30%) 15
  16. Dinh dưỡng trẻ em 3.4. Nhu cầu về chất đường 3.4.1. Vai trò - Cung cấp năng lượng là chủ yếu - Tạo hình: Glycoprotein cấu tạo tổ chức tế bào - Tham gia vào chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho hoạt động thể lực. - Glucoza nguồn năng lượng duy nhất cho mô não tế bào máu, tủy . . . - 1 g cho 4 kcal 3.4.2. Nguồn gốc - Sữa (lactose) - Đường: mía, củ cải (saccharose) - Bột - Hoa quả - Khẩu phần 60 % tổng năng lượng 3.5. Nhu cầu về nước 3.5.1. Vai trò - Rất cần thiết cho cơ thể - Nước được phân bố như : 8% dành cho sự nẩy nở và dự trữ trong tế bào + 59% bài tiết ở thận + 33 % điều chỉnh nhiệt độ cơ thể - Nhu cầu nước của trẻ em cao hơn người lớn vì : + Nhu cầu chuyển hóa cao + Ăn nhiều hơn 16
  17. Dinh dưỡng trẻ em + Cô đặc thận kém + Tăng trưởng nhanh 3.5.2. Nhu cầu - Trẻ bú mẹ : 100 - 150 ml /kg /24 giờ (10- 15 % P) - 1 - 15 tuổi : 45 -100ml/ kg/24 giờ (4,5 –10 % P) - Người lớn: 30 - 45 ml /kg/ 24 giờ (3- 4,5 %P) - Lượng nước tiểu 24 giờ theo tuổi: Số ml = 600 + 100 (n – 1); với n là số tuổi. 3.5.3. Nguồn gốc - Do thức ăn + nước uống đưa vào - Do quá trình oxy hoá các chất trong chuyển hóa + 100g béo - 107 g nước + 100 g đường - 55,5 g nước + 100 đạm - 31,5 g nước. 3.6. Nhu cầu về muối khoáng - Na: 2mEq/ kg/24 giờ - K: 1,5 mEq/ kg/24 giờ - Ca: 0,3 - 0,6 g/ 24 giờ - P: 0,15 - 0,3 g /24 giờ - Ca/P = 2 hấp thu Ca tốt nhất - Fe: 1mg/kg Sữa mẹ cũng như sữa bò đều thiếu sắt nên từ tháng thứ 4 trở đi cần cho trẻ ăn thức ăn hỗn hợp (ăn dặm). 17
  18. Dinh dưỡng trẻ em 3.7. Nhu cầu về Vitamin 3.7.1. Vai trò - Tham gia chuyển hóa các chất - Tăng cường sự chống đở bệnh tật - Có những vitamin tan trong dầu: A, D, E, K; tan trong nước : C, B, PP. 3.7.2. Nhu cầu A(đv B1 B12 PP(mg) C(mg) D(đv) ) (mg) (mg) 1–3t 2000 0,6 1 6 35 400 4 –6 t 2500 0,8 1,2 8 8 50 7-9t 3500 1 1,5 10 60 10 -12 t 4000 1,3 1,8 12 75 13 -15 t 5000 1,3- 2- 2,1 13-16 90 1,6 4. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Cần lưu ý: cơ cấu bữa ăn có liên quan đến mô hình bệnh tật - Ăn thiếu - suy dinh dưỡng - Thiếu A – mù mắt - Thiếu Iod – bướu cổ - Thiếu Ca – thiếu Ca - Thiếu B1 – suy tim thiếu B1 18
  19. Dinh dưỡng trẻ em - Ăn thừa chất – xơ mỡ động mạch – Cao HA Phòng thiếu dinh dưỡng: - Theo dõi cân nặng hàng tháng và đo chiều cao / tháng - Tập huấn cho mẹ biết dùng các thức ăn có sẳn tại địa phương - Khuyến khích trồng rau , cây ăn trái - Vườn – ao – chuồng để cải thiện thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn Đề phòng béo phì do thừa dinh dưỡng - Giáo dục hậu quả thừa dinh dưỡng : Cao HA, xơ mỡ động mạch. - Phát hiện béo phì bằng cách đo CN, CC, HA / tháng - Hạn chế mỡ động vật + muối - Nên ăn nhiều rau quả, thức ăn có nhiều chất xơ 5. Kết luận - Đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hoá của trẻ em chưa hoàn chỉnh nhưng nhu cầu phát triển đòi hỏi cao, do đó dễ bị rối loạn nếu chúng ta chế biến và bảo quan thức ăn không phù hợp. - Trẻ em phát triển về thể chất, chiều cao, cân nặng nhanh vào 1 - 2 năm đầu và tuổi dậy thì. - Thức ăn phù hợp với trẻ vẫn là sữa mẹ, do đó nên tận dụng và phải biết cách bảo vệ nguồn sữa mẹ. - Thức ăn dặm cho trẻ cần đúng thời gian, chế biến thức ăn phong phú phù hợp với lứa tuổi và phải bao quản tốt để tránh nhiễm khuẩn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
  20. Dinh dưỡng trẻ em 1. Đào Ngọc Diễn và Trần Thị Bích Nga, Bài giảng Nhi Khoa tập I, trường Đại Học Y Khoa Hà Nội. 2. Tạ Thị ánh Hoa, Sữa mẹ, Bài giảng Nhi Khoa Tập I, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 1996. 3. Tô Thanh Hương-Nuôi con bằng sữa mẹ. Bảo vệ bà mẹ-trẻ em và kế hoạch hoá gia đình 1992. 4. Trần Thị Thanh Tâm, “Nhu cầu ăn uống trẻ em”, Bài giảng Nhi Khoa Tập I, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 2006. 5. Trần Thị Thanh Tâm, “Nuôi con bằng sữa mẹ”, Bài giảng Nhi Khoa Tập I, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 2006. 6. Tài liệu huấn luyện xử trí lồng ghép trẻ bệnh, Bộ Y Tế, WHO, UNICEF 1998. 7. Carolyn D. Berdanier and Elaine B. Feldman (2008), Hanbook of Nutrition and Food, 2nd edition. 8. Nelson Textbook of Pediatrics, 18th edition, 2007. 9. Pediatric Nutrition Handbook, 5th edition, 2004. 20
nguon tai.lieu . vn