Xem mẫu

  1. Ba cách nhanh chóng lấy lại bình tĩnh trong các cuộc đối thoại căng thẳng
  2. Những nhân viên giỏi, có tài thường rất khó quản lý. Và với vị trí là một nhà quản lý tài ba, bạn sẽ làm gì khi gặp những tình huống tranh luận, đối thoại căng thẳng giữa các nhân viên cùng cấp với nhau. Phải chăng khi đó bạn cần giữ bình tĩnh cho mình để đảm bảo có đủ minh mẫn giải quyết những tình huống như vậy. Dưới đây là ba bí quyết giao tiếp giúp bạn giữ được một cái đầu “lạnh” khi gặp phải những cuộc tranh luận “ nóng” giữa các nhân viên cấp dưới, hoặc một thành viên nào đó trong nhóm.
  3. Học cách hít thở sâu, giữ im lặng trong mười giây đó là chính là bí quyết giao tiếp thứ nhất giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Điều chỉnh nhịp thở bằng cách hít thở thật sâu sẽ giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng, làm giảm bớt sự bực tức trong bạn. Có thể trong lúc tức giận, thật khó bắt bạn phải suy nghĩ đến bối cảnh người nghe như thế nào khi nhận được những câu nói không hay từ bạn. Nếu câu trả lời là một phản ứng tiêu cực, thì hãy giữ im lặng cho đến khi nào bạn có thể đưa ra những ngôn từ mà bạn cho rằng sẽ đem lại phản ứng tích cực. Vì vậy, việc giữ im lặng giúp bạn kiểm soát, không nói ra những lời thiếu suy nghĩ mà sau này bạn sẽ hối hận. Dùng khoảng thời gian đó để cân nhắc xem những ngôn từ bạn sẽ dùng. Tạm ngừng khi hai bên quá căng thẳng đó là chính là bí quyết giao tiếp thứ hai giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Trước khi bạn, đối phương rơi vào tình trạng tranh luận căng thẳng, tột bậc, bạn hãy nhanh chóng rút lui khỏi cuộc đối thoại, tranh luận đó. Đi bộ sẽ giúp bạn ngăn nói ra những điều giận dữ mà cả hai bên sau này hối hận. Đưa ra đề nghị: “Tôi nghĩ chúng ta nên tạm dừng tranh luận trong ít phút để bình tĩnh lại đã”. Sau đó hãy ra ngoài, và nhớ quay lại nhé.
  4. Tự nhắc nhở bản thân không được nóng vội đó là chính là bí quyết giao tiếp thứ ba giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Trong một cuộc thảo luận căng thẳng, có khi nào bạn tự hỏi bản thân mình “sắp nói những điều không nên” không? Nếu như tiếng nói bên trong chi phối bạn bằng những câu hỏi đại loại thế, bạn dần có khuynh hướng tin vào những điều mình đang nghe. Để giữ bình tĩnh, thay thế cuộc tự thoại đó bằng một thông điệp tích cực đơn giả, tích cực khác. Bạn có thể tự nhủ với bản thân “bình tĩnh, đừng nóng. Mình có thể giải quyết vấn đề này mà”. Những ngôn từ đơn giản đó sẽ giúp bạn kiềm chế, kiểm soát được cảm xúc thái quá của mình, nhờ đó cuộc tranh luận nhỏ sẽ không leo thang lên thành một cuộc chiến lớn.
nguon tai.lieu . vn