Xem mẫu

ANH HÙNG ÐÔNG A - DỰNG CỜ BÌNH MÔNG Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sỹ HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT SỨ GIẢ NHÀ TRỜI. Thiết Mộc Chân đưa mắt cho Bác Nhĩ Truật. Bác Nhĩ Truật nắm lấy tay Thủ Huy: - Không nói dấu gì phò mã. Khi chúng tôi đón được Tuyên uy đại tướng quân Lý Long Phi sang Mông cổ, tuy chúng tôi khâm phục người, mà chỉ khâm phục về võ công, nên chúng tôi xin người dạy võ cho tướng sĩ, mà không nhờ người luyện quân. Phải đợi cho đến khi đi sứ Ðại Việt, tôi được phò mã cho xem hai hiệu Thiên tử binh Ngự long, Quảng vũ thao diễn, lại được xem hiệu Kỵ binh Phù đổng tập trận. Tôi như người mù được mở mắt. Trở về Mông cổ, tôi thuật cho Ðại hãn nghe. Bấy giờ Ðại hãn mới nhờ Long Phi luyện quân cho. Mông cổ hùng mạnh từ ngày ấy. Thiết Mộc Chân trịnh trọng cắt một miếng thịt nướng, bưng một bát rượu trao cho Thủ Huy để bầy tỏ một cữ chỉ kính trọng. Chờ Thủ Huy ăn thịt, uống rượu xong, ông mới nói : - Tôi được biết mười hai hiệu Thiên tử binh, hiệu Kỵ binh Phù đổng, hiệu Ngưu binh Hoa lư, đội võ sĩ Long biên, Côi sơn, đều do một tay phò mã đào tạo ra. Khi nghe Bác Nhĩ Truật ca tụng hiệu binh Phù đổng, tôi tuy khâm phục, nhưng vẫn có ý coi thường. Cho đến mấy hôm nay, được thấy đội võ sĩ Long biên xuất chiến, tôi mới tự thẹn rằng Kị binh của mình chỉ là một bầy cừu trước bầy sư tử. Bây giờ... Ông nói chậm lại: - Nếu như phò mã giúp chúng tôi, huấn luyện được khoảng vài chục đội kị mã như đội Long biên, thì những cái gọi là Ðại kim quốc hùng mạnh, Nải man sấm sét, Tây hạ vô địch, Ðại vương quốc Khắc liệt... kia tôi có coi ra gì. Thấy Thiết Mộc Chân hết sức cầu khẩn, Thủ Huy đáp bằng lời lẽ thành thực: - Hiện tôi không thể trở về Ðại Việt, trượng phu bốn bể là nhà, Ðại hãn đã đem lòng của kẻ sĩ ủy thác, thì tôi nhận lời. Tuy nhiên tôi xin thưa trước, muốn huấn luyện xong hai mươi đội, phải cần thời gian là bốn tháng. Baltorama 844 www.Vietkiem.com ANH HÙNG ÐÔNG A - DỰNG CỜ BÌNH MÔNG Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sỹ - Chỉ bốn tháng thôi sao? Trước tôi nghe nói, phò mã phải huấn luyện trong 18 tháng mới xong kia mà? - Trước kia tôi cần 18 tháng, vì những người được tuyển chưa từng biết cỡi ngựa, chưa từng biết bắn cung, cũng chưa từng sử dụng vũ khí. Lại nữa, về người huấn luyện, bấy giờ ngoài tôi ra, chỉ có năm vị sư thúc của tôi là Ðại Việt ngũ tuyệt mà thôi. Còn bây giờ binh sĩ của Ðại hãn đã thành đội ngũ, phối hợp tác chiến thành thạo. Họ là những kị mã, tiễn thủ đại tài rồi. Trong khi đó, tôi có tới ba chục trưởng toán võ sĩ Long biên, ba đội trưởng cùng huấn luyện thì mau lắm. Thiết Mộc Chân suy nghĩ một lúc rồi hỏi các tướng: - Từ trước đến giờ, tổ chức các đội quân của vùng thảo nguyên này thường không giống nhau. Nguyên do chỉ vì mỗi tộc có quân số không đồng đều, mỗi tộc trưởng có một sáng kiến riêng. Từ sau khi Lý Long Phi cùng phu nhân giúp chúng ta, thì người tổ chức các đội quân theo Ðại Việt. Năm người thành một ngũ, năm ngũ thành một lượng, năm lượng thành một đội. Mỗi đội là một đơn vị độc lập. Bây giờ tôi thấy các võ sĩ Long biên lại tổ chức hơi khác. Mười người là một thập (10), mười thập là một bách (100). Năm bách thành một đoàn (500). Vậy chúng ta nên giữ nguyên tổ chức cũ hay theo đoàn Long biên? Bác Nhĩ Truật từng sang Ðại Việt, từng xem Thủ Huy thao diễn cho xem. Ông trình bầy: - Binh đội Ðại Việt chia ra làm Thiên tử binh, Thủy binh, Kỵ binh, Ngưu binh với hai đội võ sĩ Long biên, Côi sơn. Sáu loại binh đoàn, đều có tổ chức khác nhau. Lối tổ chức mà tiên sinh Long Phi luyện cho ta là theo Thiên tử binh. Còn tổ chức đội võ sĩ Long biên, Côi sơn thì là một sáng kiến của huynh trưởng Trần phò mã là Thần nông sứ Trần Lý. Mục đích của hai đội võ sĩ này không phải để tác chiến, mà để chọc thủng phòng tuyến địch bắt chúa tướng địch và bảo vệ chúa tướng mình khi đối diện với địch quân. Tốc Bất Ðài khen: - Tôi thấy lối tổ chức của đội Long biên hợp với chiến trường vùng Thảo nguyên. Vậy ta nên cải tổ toàn bộ các binh đội của ta theo đội Long biên thì hơn. Nhưng nay, vì chiến trường cần tới đội quân độc lập lớn hơn, ta chia ra thập, bách và thiên. Với một đơn vị biệt lập nghìn người mới có thể thi hành những nhiệm vụ lớn. Thiết Mộc Chân đưa mắt nhìn Thủ Huy với tất cả khẩn cầu : Baltorama 845 www.Vietkiem.com ANH HÙNG ÐÔNG A - DỰNG CỜ BÌNH MÔNG Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sỹ - Phò mã! Trời đã đem tiên sinh Long Phi cho Mông cổ. Bây giờ trời lại đem phò mã cho Mông cổ nữa. Trước kia chúng tôi chỉ có những đội quân ô hợp. Sau khi tiên sinh Long Phi giúp chúng tôi huấn luyện binh đội, thì chúng tôi có hai loại binh. Loại ô hợp cũ gọi là binh đội bộ tộc. Loại có tổ chức huấn luyện, gọi là chính binh. Bây giờ phò mã giúp chúng tôi luyện quân theo đội Long biên, thành ra chúng tôi có ba loại binh là binh bộ tộc, chính binh, và loại mới. Cái loại binh mới nên đặt tên là Lôi kị. Không biết phò mã nghĩ sao? - Lời Ðại hãn luận thực phải. Có điều đây chỉ là tạm thời. Tương lai, Ðại hãn phải huấn luyện lại tất cả các binh chủ lực thành Lôi kị hết. Lại cũng phải luyện binh bộ tộc theo lối luyện Hoàng nam của Ðại Việt. Thế rồi Thiết Mộc Chân rút quân về vùng núi non miền Ðông, giáp giới với Kim. Ông truyền binh tướng Mông cổ gọi Thủ Huy, Ðoan Nghi, Tử Kim là Thiên sứ, tức khách trời ban cho Mông cổ. Ðích thân ông cùng các tướng điều động việc huấn luyện, trang bị cho kị binh. Thủ Huy trao việc huấn luyện bắn cung, phi ngựa, tác chiến cho các trưởng toán, đội trưởng. Còn chính mình, Ðoan Nghi, Thúy Thúy, Tử Kim luyện võ cho họ. Sau hơn ba tháng thì việc huấn luyện cá nhân hoàn tất. Công bắt đầu cho huấn luyện tác chiến, phối hợp tác chiến cấp thập phu (10 người), bách phu (trăm), thiên phu (nghìn). Một tháng sau qua đi, công việc hoàn tất. Mông cổ đã có một lực lượng chín Thiên phu phối hợp tác chiến nhịp nhàng, không thua đội võ sĩ Long biên làm bao. Bên cạnh đó, có chín Thiên phu nữa đang trong vòng thụ huấn phối hợp tác chiến. Cuối cùng là việc cử tướng chỉ huy các Thiên phu, khiến cho Thiết Mộc Chân phân vân! Ai sẽ là Thiên phu trưởng ? Bởi cử người này, thì người khác không hài lòng. Cối cùng ông nhờ Thủ Huy. Thủ Huy căn cứ vào phép tuyển tướng thời vua Trưng, thời vua Lý Thánh tông, Nhân tông, trình bầy cho ông. Sau khi ông bàn với Thủ Huy ba ngày liền, rồi quyết định . Chính Thiết Mộc Chân với Thủ Huy tổng chỉ huy chín đại tướng. Mỗi đại tướng chỉ huy một Thiên phu: Bác Nhĩ Truật chỉ huy đệ nhất Thiên. Tốc Bất Ðài chỉ huy đệ nhị Thiên. Mộc Hoa Lê chỉ huy đệ tam Thiên. Xích Lão Ôn chỉ huy đệ tứ Thiên. Gia Luật Mễ chỉ huy đệ ngũ Thiên. Baltorama 846 www.Vietkiem.com ANH HÙNG ÐÔNG A - DỰNG CỜ BÌNH MÔNG Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sỹ Triết Biệt chỉ huy đệ lục Thiên. Bác Nhĩ Hốt chỉ huy đệ thất Thiên. Dược Sơ Ðài chỉ huy đệ bát Thiên. Bác Khô La chỉ huy đệ cửu Thiên. Thiết Mộc Chân gọi chín đại tướng là Cửu đại sơn điêu. Ông truyền lấy quốc kỳ mầu xanh. Trên quốc kỳ, ông truyền vẽ hình con chim ưng bay ngang mặt trời, tượng trưng cho cái tên Thiên hỏa điêu đế của ông. Phía dưới quốc kỳ móc chín cái đuôi trâu, tượng trưng cho Cửu đại sơn điêu. Còn chín Thiên phu đang thụ huấn, khi tác chiến sẽ là lức lượng trừ bị với mục đích khi Thiên phu chính bị tổn thất, thì sẽ dùng người của chín Thiên phu trừ bị bổ sung. Chín Thiên phu này trao cho Trần Tử Kim chỉ huy gọi là Thân binh. Chín người được cử chỉ huy gồm Lý Long Tùng ; ba em của Thiết Mộc Chân là Biên Gô Ðài, Cát Xa, Tê Mô Gu; bốn người con là Truật Xích, Oa Khoát Ðài, Sát Hợp Ðài, Ðà Lôi; con rể là Ðô Gu Sa. Ghi chú của thuật giả. Các sử gia Trung quốc, Liên sô, Ðức, Iran, Irac, Ba lan, Hung gia lợi, Afghanistan đương thời cũng như sau này chỉ biết rằng Mông cổ có chín đại tướng, được Thành cát Tư hãn coi như chân tay, trao cho chỉ chỉ huy chín binh đoàn. Sau được phong thân vương. Lại được ông ban cho vinh dự biểu hiệu trên quốc kỳ. Nhưng không sử gia nào biết rằng đầu tiên họ chỉ là Thiên phu trưởng. Rồi dần dần theo nhu cầu chiến trường, các Thiên phu thành Vạn phu, rồi Vạn phu thành Binh đoàn (Binh đoàn tương đương với ngày nay là quân đoàn). Họ lại càng không biết ai đã huấn luyện, đã tuyển chọn các tướng này cho Mông cổ. Chỉ độc giả Anh hùng Ðông a mới biết rõ mà thôi. Trong thời gian ấy, Thiết Mộc Chân sai mật sứ đi liên lạc với các tộc trưởng trung thành, thuyết phục các tộc trưởng bị Khắc liệt đàn áp. Tin tức tế tác báo : Tang Côn cho rằng việc bình định Mông cổ đã xong, y trở mặt với Tống. Y sai sứ sang Kim, xin Kim cùng ra quân tiến váo các bộ tộc miền Ðông để tận diệt Mông cổ. Lập tức Thiết Mộc Chân sai sứ sang Kim cáo việc Tống giúp Khắc liệt đánh Mông cổ. Khi Mông cổ không còn nữa, thì Khắc liệt sẽ liên binh với Tống đánh Kim. Trước Kim đã được tin này, nhưng cho rằng chưa chính xác. Bây giờ trước những tin tức xác thực, Baltorama 847 www.Vietkiem.com ANH HÙNG ÐÔNG A - DỰNG CỜ BÌNH MÔNG Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sỹ Kim chúa nổi giận. Một mặt ừ hự hứa cùng ra quân với Khắc liệt, một mặt ngầm giúp Mông cổ. Tang Côn tưởng Kim sẽ ra quân, y cho các tộc trưởng đem quân về. Y chỉ giữ lại năm vạn quân cơ hữu đóng rải rác làm năm doanh, chờ Kim cùng xuất quân. Quân Khắc liệt phải đóng ở vùng xa đất của mình gần hai nghìn dặm (1000 Km), tiếp tế khó khăn, chúng tràn vào các bộ tộc gần nơi đóng quân cướp bóc. Các tộc trưởng phẫn uất, nhưng phải cắn răng nín nhịn. Họ âm thầm cử sứ giả đến xin Thiết Mộc Chân xuất binh. Thiết Mộc Chân bèn tổ chức đại hội các Hãn, Khả hãn, tộc trưởng, tướng lĩnh để nghị việc xuất quân. Ông lên tiếng trước: - Bây giờ sắp vào Thu rồi. Nếu ta không phục hồi lại lãnh thổ, mùa Ðông đến, dân chúng, binh tướng phải sống lang thang, thì e rằng không chịu nổi cái lạnh kinh khủng. Vậy anh em nghĩ sao? Tổng Ðạo sư Cốc Chu cau mặt lại tỏ vẻ bất mãn. Vì thông thường những buổi họp như thế này, bao giờ y cũng là người lên tiếng trước. Thế mà bây giờ Thiết Mộc Chân lại dành mất cái danh dự đó. Lão Muôn Lịch (ghi chú, ông này là bạn của thân phụ Thiết Mộc Chân, cũng là bố ghẻ của Thiết Mộc Chân), bàn: - Hiện ta mới tổ chức được 18 Thiên phu Lôi kỵ. Quân số một vạn tám nghìn của ta tuy hùng mạnh, liệu ta có thể địch lại mười vạn quân của Tang Côn, với mười vạn của các bộ tộc quy phục y không? Gia Luật Mễ bác ý kiến Muôn Lịch: - Bàn về quân số thì lúc khởi đánh ta, Khắc liệt có mười vạn quân. Khi ta rút chạy, y thu thập quân của các bộ tộc theo ta đầu hàng thêm mười vạn nữa. Nhưng sau khi ta rút chạy thì y đã đem năm vạn chính binh về trấn ở đất của ta, vì sợ dân nổi dậy. Còn mười vạn quân của các bộ tộc, thì y mang năm vạn trở về, rải ra một vùng dài trên ba nghìn dặm, rộng trên hai nghìn dặm. Rút lại, ngay trước mặt ta, y chỉ có năm vạn chính binh do Tang Côn chỉ huy, năm vạn quân bộ tộc ô hợp do Trác Mộc Hợp chỉ huy, cách ta tám trăm dặm. Nếu ta tung quân đánh Tang Côn, thì chỉ phải đối phó với năm vạn chính binh mà thôi này mà thôi. Tổng Ðạo sư Mông cổ là Cốc Chu, con của Muôn Lịch lên tiếng: - Như Gia Luật Mễ nói, ngay trước mặt ta có năm vạn quân tinh nhuệ của Tang Côn. Trong khi ta chỉ có lực lượng một vạn tám nghìn. Nếu ta xuất quân, thì vừa dàn trận đã bị năm vạn quân của Tang Côn tiêu diệt rồi. Ta Baltorama 848 www.Vietkiem.com ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn