Xem mẫu

  1. 80 chưa phải là già! From; Do Tran * Mai To < TT - Người xưa có câu “nhân sinh thất thập cổ lai hi” (người thọ 70 tuổi xưa nay hiếm), nhưng đến với Thế vận hội người cao tuổi 2009 đang diễn ra ở Sydney, Úc thì những VĐV trên 70 tuổi lại nhiều vô kể. “Hercules tuổi 81!” - Trong thần thoại Hi Lạp, Hercules được xem là vị thần sức mạnh - biệt danh của cụ ông Kurt Rosenberger vừa đoạt HCV nội dung cử tạ 59kg với tổng thành tích 101kg - Ảnh: ABC News
  2. “100 chưa phải là... già”. 100 tuổi mà vẫn khỏe mạnh như cụ bà Ruth Frith lại càng hiếm. Với thành tích 4,07m, cụ Ruth Frith đã đoạt HCV nội dung đẩy tạ nữ- Ảnh: Reuters Đây là giải đấu được tổ chức bốn năm một lần dành cho người cao tuổi trên khắp hành tinh. Họ tập hợp không chỉ thi đấu thể thao mà còn gặp gỡ, giao lưu, tận hưởng niềm vui đúng với câu slogan: “Khỏe, vui và trẻ mãi”. Được biết giải năm nay quy tụ tổng cộng 28.200 người đến từ 95 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự, số lượng gần gấp ba lần so với Olympic Sydney 2000. Thành phần tham dự giải hầu hết là người cao tuổi, nhưng bên cạnh đó cũng có vài nội dung thi đấu dành cho những người vừa bước vào tuổi trung niên. Nên ở giải đấu này đã xảy ra chuyện thú vị là VĐV trẻ nhất kém người già nhất đến 77 tuổi. Cụ thể đó là trường hợp VĐV bơi lội 24 tuổi người Canada Facundo Chernikoff (trẻ nhất giải) và người lớn tuổi nhất là VĐV chơi bowling trên cỏ của Úc Reg Trewin 101 tuổi. Bên cạnh đó, giải cũng đặc biệt không kém với sự xuất hiện của hoàng thái tử Đan Mạch Frederik 35 tuổi tranh tài ở nội dung đua thuyền. Mỗi VĐV dự TVH đặc biệt đều mang một câu chuyện cuộc đời họ. Chẳng hạn câu chuyện của cụ bà 90 tuổi Olga Kotelko đến từ Vancouver (Canada). Cụ từng là một giáo viên hơn nửa thế kỷ trước. Thế nhưng bây giờ cụ là nhà vô địch ở nội dung chạy 100m và đẩy tạ ở lứa tuổi 90 của mình. Tại giải này,
  3. cụ Kotelko tham dự tổng cộng chín nội dung nhưng trong hai nội dung đầu tiên cụ đã phá kỷ lục thế giới (lứa tuổi 90) với thành tích đẩy tạ 5,64m và chạy 100m trong 23”95. Thật bất ngờ khi biết mãi đến năm 77 tuổi, cụ Kotelko mới bắt đầu thi đấu thể thao. “Usain Bolt phải ngả mũ chào”. Usain Bolt đang là người chạy nhanh nhất hành tinh hiện nay. Nhưng nếu anh chứng kiến những màn nước rút thần tốc của cụ Earl Fee (thứ ba từ trái qua) cũng phải ngả mũ chào kính nể. Ở tuổi 80, cụ Fee đã lập tổng cộng 50 KLTG trên đường chạy và đang giữ KLTG ở nội dung 400 và 800m - Ảnh: Getty Images Ở lứa tuổi của mình, cụ Kotelko không có đối thủ nên phải thi đấu với những người trẻ hơn. Cụ nói: “Dù không có đối thủ nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui và hài lòng. Tôi thậm chí đã đánh bại được người 80 tuổi. Tôi đến
  4. đây chỉ với mục đích là được làm quen thêm nhiều bạn và thi đấu thể thao. Điều đó giúp tôi cảm thấy rất khỏe khoắn, tươi vui”. Cụ bà đại diện của New Zealand Marcia Petley, 80 tuổi, đã giành HCV nội dung chạy 100m lứa tuổi 80 với thành tích 21”09 bất chấp sự khuyên can của bác sĩ vì lý do sức khỏe. Cụ nói: “Tôi đã tập luyện 6 ngày/tuần từ khi phải thay khớp gối. Bác sĩ không cho phép tôi chạy nhưng tôi sẽ chứng minh ông ấy đã sai”. `99 tuổi vẫn bơi tốt”!. Cụ bà Margo Bates đoạt HCV ở nội dung 100m bơi ngửa - chiếc huy chương thứ 180 của bà - Ảnh: Getty Imgaes
  5. “Tiên ông trên đường chạy”. Ông Claus tham gia cuộc thi chạy 100m nam dành cho nhóm tuổi 80-84 - Ảnh: Getty Imgaes VĐV bơi 800m tự do người Nam Phi Damon Kendrick, 50 tuổi, lại có hoàn cảnh khá đặc biệt khi bà bị mất một chân vì cá mập cắn 35 năm trước. Trong khi đó, cụ bà người Úc Ruth Frith dự giải chỉ muốn dạy con cháu bí quyết giúp bà sống được đến tuổi 100 là nhờ không uống rượu, không hút thuốc và thường xuyên ăn rau cải. Và Ruth Frith - nữ VĐV lớn tuổi nhất giải, đã làm nhiều người choáng váng khi đoạt HCV đẩy tạ với thành tích 4,07m. Nhưng đáng nể nhất là VĐV 69 tuổi Carl Heberl. Ông đã lội bộ vượt quãng đường 1.100km từ nhà mình ở Queensland đến Sydney để dự giải. Đơn giản với Heberl, đó là cách giúp ông vừa di chuyển vừa luyện tập để chuẩn bị thi đấu bốn nội dung điền kinh của mình, trong đó có chạy bán marathon.
  6. Khoa học 'dừng tuổi ở 50' Michelle Roberts Phóng viên y tế, BBC News GS Ingham tạo ra qui trình cấy ghép không bị sốc phản vệ Chuyện sống trăm tuổi trong thân thể của một người 50 một ngày nọ sẽ có thể trở thành sự thật, các khoa học gia nói. Một nửa số trẻ em đẻ ở Anh hiện nay sẽ sống được đến 100 tuổi, nhờ điều kiện sống cao hơn, nhưng cơ thể người cũng phải gánh chịu tỷ lệ đó. Để mà có được "50 năm hoạt động sau tuổi 50", giới chuyên gia từ Đại học Leeds đang chi 50 triệu cho công trình nghiên cứu kéo dài 5 năm để tìm giải pháp sáng tạo. Họ có kế hoạch vận hành các khu dưỡng lão có trang bị khu sản xuất tế bào và cấy ghép. Xương hông mới, đầu khối và các van tim sẽ là những điểm khởi đầu, nhưng họ muốn tái tạo đa số các bộ phận trên cơ thể bị lão hóa. Viện y khoa và kỹ sư sinh học hiện đã cấy ghép hông có thể dùng suốt đời, hơn là loại hông giả hiện có thể dùng tối đa là 20 năm. Phối hợp giữa ổ xương hông b̀ằng hợp kim cobalt-chrome và đầu sụn bằng ceramic sẽ giúp cho khớp xương này có thể chịu được 100 triệu bước chân, tức là người 50 tuổi có thể đi đến ngày sinh nhật 100 tuổi, theo giải thích của GS John Fisher. Hiện tại, đồng nghiệp của ông là GS Eileen Ingham cùng nhóm của bà đã xây dựng một phương pháp để cơ thể tự tăng cường. Vấn đề là làm cho các tế bào hay thậm chí bộ phận cấy ghép do chính cơ thể người tạo ra không bị phản ứng sốc phản vệ.
  7. Hiện tại thì họ đã kiểm soát được quá trình tiếp nhận hoàn toàn các van tim bằng kỹ thuật này. Nguyên tắc là đưa các van tim chuẩn bị cấy ghép - từ người hoặc từ các loài vật phù hợp như heo - rồi khéo léo bóc lớp tế bào bằng hỗn hợp enzim và thuốc tẩy. Các bộ phận đang được nhắm thay thế Và lớp mô còn lại có thể được cấy ghép vào người bệnh nhân mà không sợ bị cơ thể đẩy ra - lý do chính khiến các ca cấy ghép thông thường bị khó khăn hoặc thất bại. Khi đã cấy lớp khung mô của bộ phận vào rồi thì cơ thể sẽ tiếp nhận và trải tế bào lên đó. Thử nghiệm trên động vật và 40 bệnh nhân ở Brazil cho thấy nhiều kết quả hứa hẹn, GS Ingham nói. Nhóm nghiên cứu đã đăng ký bản quyền với tổ chức Máu quốc gia của NHS và Dịch vụ cấy tế bào và có thể được ứng dụng trên tế bào người được hiến trong tương lai. NHS hiện đang tìm cách sử dụng phương pháp này đối với da được hiến cho bệnh nhân bỏng. Giáo sư Christina Doyle từ Xeno Medical, công ty thiết bị y khoa đang phát triển công nghệ gọi là Tissue Regenix nói phát minh này sẽ gỡ bỏ được sự lệ thuộc nặng nề hiện nay vào các bộ phận được hiến. "Đây là con đường mà kỹ thuật đưa đến."
  8. Nhưng bà nói: "Để thay thế tất cả các tế bào được hiến dùng kỹ thuật này sẽ mất 30-50 năm. Mỗi sản phẩm cần được thiết kế và kiểm tra từng cái một." Giáo sư Dole nói giới chuyên gia ở các nơi khác cũng đang nghiên cứu các biện pháp chữa trị tương tự, nhưng được nuôi cấy hoàn toàn bên ngoài cơ thể, để giúp người ta vẫn tiếp tục hoạt động trong 50 năm sau của đời mình cũng giống như 50 năm trước đó./.
nguon tai.lieu . vn