Xem mẫu

  1. 7 nguyên tắc mới về lãnh đạo (p1) Các tổ chức đang chuyển đổi giờ đây đòi hỏi phải phát triển lãnh đạo trong từng cá nhân của tổ chức. Lãnh đạo đã trở thành một trạng thái tinh thần, chứ không đơn thuần là một vị trí. Trong thời đại phụ thuộc lẫn nhau cao độ, chúng ta đang ngày càng gặp phải những tình huống đòi hỏi phải có một năng khiếu lãnh đạo bẩm sinh. Quan trọng là mỗi chúng ta phải có tố chất lãnh đạo trong người. Tất cả chúng ta phải phát triển khả năng lãnh đạo đến mức cao nhất, phục vụ cho sự chuyển đổi của tổ chức. Con đường dẫn đến khả năng lãnh đạo là con đường phát triển cá nhân. Có được tố chất lãnh đạo như vậy đòi hỏi chúng ta phải hiểu được bảy nguyên tắc mới về lãnh đạo.
  2. 1. Biết mình là ai "Bạn là ai?", con sâu bướm đã hỏi Alice như vậy khi Alice lạc vào Xứ sở thần tiên. Giờ đây chúng ta đang phải đối mặt với câu hỏi tương tự. Ra quyết định đúng đắn để trả lời câu hỏi này là bước khởi đầu cho hành trình trở thành một nhà lãnh đạo. Chúng ta phải hiểu chúng ta biết gì và không biết gì về chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải có được sức đề kháng – và cả khả năng chịu đựng – trước thay đổi, trước nỗi sợ, trước những ưu tiên, khả năng và kĩ năng của chúng ta 2. Biết từ bỏ Trong thời đại công nghiệp, quy luật đầu tiên của việc "đi như bay" đã được áp dụng: đừng từ bỏ bất cứ cái gì bạn đang có cho đến khi bạn có được một thứ khác. Trong thời đại phụ thuộc lẫn nhau, bạn không thể tiến bộ khi bạn không chịu bỏ cái mà bạn đang có. Chúng
  3. ta phải tìm ra sợi dây trói buộc chúng ta với quá khứ và ngăn cản chúng ta tìm hiểu chúng ta thật sự là ai. Một khi tìm ra sợi dây như vậy, chúng ta phải thả nó đi. Từ bỏ sẽ đưa chúng ta tới những kinh nghiệm mới, từ đó chúng ta hiểu rõ hơn chúng ta là ai. Từ bỏ cho phép chúng ta có trách nhiệm hơn với hành động và tương lai của mình. 3. Có mục đích Mỗi người đều có mục đích riêng của mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu được mục đích đó. Ngay cả những người vẫn tự cho là hiểu mục đích của họ cũng có thể chỉ hiểu một cách mơ hồ mục đích thật sự của họ là gì. Nhưng nếu chúng ta xác định mục đích quá sớm, chúng ta có thể tự giới hạn những gì chúng ta có thể hòan thành trong cuộc đời. Chúng ta lập ra mục đích thông qua nội tâm trong tương quan với những điều khác. Quan trọng là chúng ta phải
  4. phát triển thói quen bắt bộ não "lọc" để chọn ra những điều tích cực. Thói quen đó xuất phát từ những giá trị mà chúng ta có. Các giá trị lại đưa chúng ta tìm đến với những mục đích mà chúng ta chưa biết. Khi chúng ta phát hiện ra những mục đích mới, chúng ta có thể quyết định có thay đổi các giá trị hay không, để lại một lần nữa thúc đẩy chúng ta tiến bước trên quá trình học tập suốt đời. Long Hoàng Theo Schumann, Paul A., Jr.
nguon tai.lieu . vn