Xem mẫu

6 kiểu chiếu sáng (lighting pattern) trong chụp ảnh chân dung Trong chụp ảnh chân dung, có một vài điều bạn cần lưu ý và suy nghĩ để làm cho bức chân dung tăng thêm vẻ đẹp cho đối tượng của bạn. Đó là: tỉ lệ chiếu sáng, kiểu chiếu sáng, hướng xoay của gương mặt, góc nhìn vào gương mặt (góc chụp). Nếu nắm được các nguyên tắc này, bạn sẽ có được những bức ảnh chân dung đẹp. Trong bài viết dưới đây do VnReview tổng hợp từ trang Digital Photography School, bạn sẽ được giới thiệu các các kiểu chiếu sáng - thuật ngữ nhiếp ảnh gọi là lighting pattern, để hiểu lighting pattern là gì, tại sao nó quan trọng, và làm thế nào để sử dụng nó khi chụp ảnh chân dung. Lighting pattern (tạm dịch là kiểu chiếu sáng hoặc định dạng ánh sáng) được định nghĩa là cách mà ánh sáng thể hiện và đổ bóng trên khuôn mặt đối tượng chụp để tạo ra hiệu ứng ánh sáng theo các hình dạng (pattern) khác nhau. Nói một cách đơn giản, nó là các dạng bóng đổ thể hiện trên khuôn mặt nhân vật khi chụp ảnh chân dung. Có 4 dạng ánh sáng thường thấy trong chụp ảnh chân dung, đó là: Split lighting, Loop lighting, Rembrandt lighting, Butterfly lighting. Ngoài ra còn có Broad lighting và Short lighting được sử dụng kết hợp với 4 dạng trên. Chúng ta sẽ cùng xem xét các dạng ánh sáng này. 1. Split lighting Split lighting có thể dịch nghĩa là kiểu ánh sáng chia tách, nó chia tách khuôn mặt một cách chính xác thành hai nửa bằng nhau với một bên mặt được chiếu sáng còn bên kia thì tối. Nó thường được sử dụng để tạo ra hình ảnh ấn tượng cho những nhân vật như là một nhạc sĩ hay một nghệ sĩ. Kiểu chiếu sáng tách có xu hướng phù hợp với nhân vật nam hơn là nhân vật nữ. Mặc dù vậy, không có quy tắc cứng nhắc nào trong việc này. Để đạt được hiệu ứng ánh sáng tách, bạn chỉ đơn giản là đặt nguồn sáng nằm ở góc 90 độ phía bên trái hoặc bên phải của chủ thể, và thậm chí có thể để phía sau đầu một chút. Nơi bạn đặt nguồn sáng phụ thuộc vào khuôn mặt của người được chụp. Hãy thử xem ánh sáng chiếu trên mặt họ thể hiện như thế nào và điều chỉnh cho phù hợp. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật ánh sáng tách thì chỉ có mắt của đối tượng ở bên phần tối bắt được ánh sáng, còn toàn bộ các phần khác của nửa khuôn mặt đó sẽ tối. Nếu gương mặt của đối tượng chỉ hơi xoay nhẹ mà ánh sáng đã rơi trên má của người đó thì có lẽ khuôn mặt của nhân vật không phải lý tưởng cho kiểu chụp với ánh sáng tách. Chú ý: bất kỳ kiểu ánh sáng nào cũng có thể tạo ra trên bất kỳ hướng xoay nào của gương mặt (facial view), như là hướng nhìn thẳng thấy rõ cả hai tai hay hướng nhìn thấy ¾ mặt. Chỉ cần ghi nhớ rằng nguồn sáng của bạn phải tùy biến theo khuôn mặt nhân vật để duy trì các kiểu chiếu sáng. Nếu nhân vật xoay đầu thì kiểu chiếu sáng sẽ thay đổi. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu đối tượng xoay đầu của họ một chút để tìm được kiểu chiếu sáng mong muốn. Một chú ý khác về khả năng bắt sáng (catchlight) trong mắt của nhân vật. Trong bức ảnh chụp em bé trên đây, đôi mắt của em bé đã phản chiếu nguồn ánh sáng trong thực tế. Bạn có thể thấy một điểm nhỏ màu trắng trong mỗi bên mắt, nhưng nếu nhìn gần hơn một chút, bạn có thể thấy hình dạng của ánh sáng được sử dụng trong bức chân dung này. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn