Xem mẫu

  1. 5 Mẹo Để Trở Thành Tay Viết Blog Cừ Khôi 1. Hãy viết đều tay Hãy luyện tập và luyện tập. Viết thường xuyên, đăng tải nội dung thường xuyên sẽ giúp bộ máy tìm kiếm dành sự ưu ái hơn với blog của bạn, tạo hứng thú cho độc giả, thúc đẩy họ ghé thăm. Tất nhiên, viết đều tay không có nghĩa bạn phải nhọc công viết lách mỗi ngày, từng ngày nếu như điều kiện công việc, thời gian không cho phép. Trên thực tế, tốt hơn hết là bạn mỗi lần viết bài dành sự quan tâm, nỗ lực tìm kiếm thông tin để bài viết có được chất lượng. Điều đó khiến cho độc giả háo hức hơn để chờ những bài viết sâu sắc kế tiếp của bạn, thay vì ngó ngang lướt qua dăm bài mấy chục, trăm chữ đăng mỗi ngày. Để có được có thói quen blogging hàng ngày, bạn hãy lên lịch viết lách và kế hoạch xuất bản nội dung. Mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn và tránh được ít nhiều sức ép.
  2. 2. Học nữa học mãi Chỉ chăm chú vào chuyện rèn rũa thói quen viết lách thường xuyên thôi chưa đủ. Bạn phải chủ động trong việc học tập kinh nghiệm, tìm kiếm và nghiên cứu tổng hợp thông tin theo cách riêng của mình và ở lĩnh vực mà bạn quan tâm, bloggin về. Bạn cần phải bình tĩnh, chậm rãi mỗi khi cầm bút, gõ phím. Hãy nghĩ về những gì bạn đang viết, chú ý chọn từ ngữ, cách diễn đạt gây được sự chú ý, ấn tượng với độc giả. Luôn luôn trau dồi để trải nghiệm và phát triển các kĩ năng diễn đạt nhằm có được hiệu quả tối đa mỗi khi dành tâm sức để blogging. Nên nhớ, càng viết dễ đọc, dễ nhớ càng tốt. Bạn có thể đăng kí đọc bài viết mới trên các blog chuyên về viết lách, blogging như EblogViet (Tiếng Việt) hoặc DailyWritingTips, Copyblogger v.v… Ngoài ra, quan trọng là khi chọn viết về chủ đề (niche) nào, bạn hãy đăng kí làm độc giả của các blog chuyên sâu về chủ đề đó, càng nhiều càng tốt.
  3. Nên nhớ rằng bạn không thể là chuyên gia trong mọi vấn đề và, bất cứ bài viết, vấn đề nào đã được người khác viết về, vẫn có thể có những “khoảng trống” để bạn tìm ra điều gì đó thú vị bắt tay soạn thảo. Trong trường hợp bạn rủng rỉnh, có thể thuê các tay viết thuê, nhờ những người văn vẻ tốt để chỉnh sửa bài viết, ý tưởng hoặc thậm chí là là những người trực tiếp triển khai nội dung do bạn soạn thảo vài dòng. (Nếu viết tiếng Việt, bạn đừng ngại liên hệ với tớ nhé, edit miễn phí ). 3. Đọc nhiều Đừng bỏ qua cộng đồng blog với hàng loạt địa chỉ nổi tiếng thu hút các blogger. Sách chuyên về blogging do Problogger viết cũng là tài liệu hữu ích dành cho các tay chân ướt chân giáo mới bước vào nghề. Trong số 3 cuốn của Problogger, mình thấy cuốn Secret for Blogging Your Way to a Six – Figure Income là cuốn có chất lượng rất tốt, công phu và chi tiết.
  4. Học hỏi những bài học từ giản đơn tới phức tạp, ngay từ chính các trang bướm quảng cáo, những tiêu đề blogging hấp dẫn người đọc và có sức cuốn hút từ chính các báo chính thống. Vượng: Điều này hơi cá nhân, nhưng theo tớ, các blogger vẫn có thể rèn luyện kĩ năng viết lách bằng cách đọc sách tiểu luận, sách kinh tế học và tất nhiên cả sách văn học. Bản thân tớ dạo này ít dạo sách văn chương, chủ yếu đọc sách kinh tế học, khoa học phổ thông. Âu cũng là…điểm lùi! 4. Viết một cách sáng tạo Hãy tạo phong cách viết lách riêng. Bạn có thể trở thành một tay ma quái chữ nghĩa, viết từ chính những vấn đề ai đó từng đề cập nhưng bằng văn phong, giọng điệu, từ ngữ cách diễn đạt riêng. Thương hiệu cũng là ở đó. Tất nhiên, bạn không thể mơ một ngày trở thành Rowling, tác giả của Harry P, nhưng cách diễn đạt, dấu ấn của người cầm bút, gõ phím chắc chắn sẽ có khả năng gây chú ý tới độc giả.
  5. Một điểm rất được các blogger chú ý là loạt bài viết killer/pillar article – bài viết gây sự chú ý đặc biệt có khả năng giành được traffic cao. Dạng bài viết phân tích sâu một chủ đề đang “hot” nào đó, bài viết hướng dẫn dạng how to chi tiết…đều là những bài viết nên đăng tải vào thứ 5-6, giờ cao điểm của một tuần làm việc. Đương nhiên, không phải ngày nào bạn cũng đăng tải dạng bài viết này. Nên một tuần một đến hai bài là tốt nhất. Trong bài viết đăng trên Problogger tớ thấy có nhắc đến chuyện viết thơ để luyện tập kĩ năng sáng tạo…thấy có vẻ hơi khó khăn. Nhưng không vì thế mà bạn ngại thử cách này! Bản thân tớ không giỏi thơ nhưng văn vẻ gì cũng… chém tạm. (Viết thơ sẽ có sức ép về việc lựa chọn từ ngữ, đó là một cách để bạn có thêm được một thói quen tốt khi viết blog). 5. Lấy cảm hứng từ phản hồi/comments của độc giả Những gợi ý, phản hồi/comment hoặc câu hỏi của độc giả là một nguồn cảm hững rất hữu ích. Thông tin từ Tweet, nhận xét, email…đều sẽ tiếp
  6. thêm năng lượng để bạn tiếp tục công việc viết lách đầy nặng nhọc mỗi ngày. Vì sao? Thông thường, các thông tin này có khả năng tạo ra các trường thảo luận đối chiều nhau về cùng một vấn đề. Đừng bao giờ quên rằng, blog hướng tới ý tưởng, ý định cá nhân. Và, bạn đừng ngại ngùng bày tỏ điều ấy. Chúc các bạn blogger thành công!
nguon tai.lieu . vn