Xem mẫu

  1. 5 Đặc điểm của nhân viên bán hàng thành công Geoffrey James Bạn đang tách mình ra để làm việc bán hàng? Hãy chắc chắn rằng bạn đã có những đặc điểm này, nếu không thì bạn hãy tìm hiểu để phát triển chúng. Mua bán không phải là một bài tập trí tuệ mà còn có cả cảm xúc, vì người mua và người bán là những con người. Điều đó lý giải tại sao các nhân viên bán hàng tuyệt vời luôn là bậc thầy trong quản lý cảm xúc của mình. Dựa trên
  2. quan sát của tôi (và một số nghiên cứu đáng tin cậy về trí tuệ và cảm xúc), các nhân viên bán hàng thành công nhờ năm đặc điểm cảm xúc sau đây: 1. Sự quyết đoán Đ iều này cho phép bạn xoay chuyển tình thế mà không mắc phải sai lầm hoặc gây bực bội cho khách hàng. Hãy suy nghĩ về nó như bạn đang nằm ở giữa thụ động và tích cực. Ví dụ, một khách hàng đang trì hoãn việc đưa ra quyết định. Có ít nhất ba câu trả lời cơ bản: Thụ động: “Bạn có thể cho tôi một cuộc gọi sau khi quyết định không?”. Tích cực: “Nếu bạn không mua ngay bây giờ, bạn (hoặc tôi) có thể rời khỏi đây”. Q uả quyết: “Bạn có thể cho tôi thời gian cụ thể để đưa ra quyết định cuối cùng không?” Các phản ứng thụ động làm cho việc kết thúc thành công m ột giao dịch bán hàng trở nên xa vời hơn (đồng thời làm cho đối thủ cạnh tranh của bạn có thêm nhiều cơ hội hơn). Các phản ứng tích cực tạo ra áp lực và sự oán giận: Dù nó có mang lại kết quả đi nữa, bạn sẽ được xem như là một người bán hàng tự đề cao điển hình. Cách tiếp cận quyết đoán của bạn thiết lập các điều kiện cụ thể cho buổi kết thúc, mà không buộc tốc độ mua hàng của khách hàng. 2. Tự nhận thức Bạn cần phải có khả năng tự xác định những cảm xúc của riêng mình, hiểu rõ cơ chế hoạt động của chúng và sau đó sử dụng chúng để giúp bạn xây dựng các mối quan hệ với khách hàng gắn bó hơn. Đây là một quá trình gồm bốn bước:
  3. • X ác định các cảm xúc mà bạn đang cảm thấy • D ựa trên kinh nghiệm, dự đoán những cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực bán hàng của bạn. • Bù trừ cho những cảm xúc tiêu cực có thể cản trở việc bán hàng. • Mở rộng những cảm xúc tích cực nào có thể giúp bạn thực hiện việc bán hàng được dễ d àng hơn. V í dụ, bạn cảm thấy bực bội vì một khách hàng quan trọng đứng lên bỏ về. Bạn có thể nghỉ ngơi trước khi cuộc gặp tiếp theo bắt đầu để nhắc nhở bản thân tất cả các lần bạn đã thành công đều đối mặt với những thách thức. Hoặc bạn có thể chủ động nói cho khách hàng thứ hai của bạn biết rằng bạn đang có một ngày khó khăn và giải thích lý do tại sao. 3. Đồng cảm Đ iều này đòi hỏi phải điều chỉnh thái độ của bạn cho phù hợp với tâm trạng và cảm xúc của khách hàng. Nó bắt đầu với việc lắng nghe và quan sát. N hưng nếu chỉ biết những gì khách hàng có thể cảm thấy là không đủ, bạn phải thấu hiểu những gì khách hàng cảm nhận. G iả sử, trong một cuộc chào hàng, bạn phát hiện ra rằng công ty của khách hàng vừa có thông báo sa thải lớn. Bạn có thể bỏ qua những tin tức và tiến hành việc chào hàng nếu không có chuyện gì thay đổi. Hoặc bạn có thể tập trung vào mục tiêu bán hàng của mình và yêu cầu được liên hệ với những người có quyền quyết định mua hàng sau khi công ty có sự sa thải lớn. Cả hai cách ứng xử đều có ý nghĩa nhưng nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ tốt hơn, b ạn hãy đồng cảm và tưởng tượng đến cảm giác sợ hãi và hoang mang. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ thấu hiểu cảm xúc của khách
  4. hàng, ví dụ: động lòng, phàn nàn, (hoặc) không bị chi phối từ tình huống này... để đưa ra tình huống ứng xử thích hợp. 4. Giải quyết vấn đề Mong muốn được giải quyết một vấn đề giúp bạn tạo ra cách thức mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các cảm xúc về nhu cầu của khách hàng phải được thuyết phục rằng bạn và công ty của bạn có uy tín và đáng tin cậy. Giải quyết vấn đề là một quá trình gồm bốn bước: • Phải hiểu rõ vấn đề đang diễn ra với khách hàng (không bao giờ cố gắng để giải quyết một vấn đề khi bạn chưa hiểu hoàn toàn về nó). • Trợ giúp khách hàng hình dung một tình huống tốt đẹp hơn. • Đ ặt ra các tình huống cho khách hàng lựa chọn và có thể chọn thứ mình muốn ngay hôm nay.
  5. • G ợi ý các giải pháp đơn giản hơn đ ể khách hàng lựa chọn và đưa ra quyết định. 5. Lạc quan Lạc quan sẽ giúp bạn duy trì m ột cảm giác cân b ằng khi mọi thứ đi lệch mục tiêu. Nó vận dụng các quy tắc (bất thành văn) mà bạn sử dụng để giải thích các sự kiện hàng ngày. Ví dụ, nếu buổi chào hàng đầu tiên của bạn kém, hiệu suất làm việc của phần còn lại trong ngày có thể vẫn được cải thiện nếu bạn áp dụng quy tắc này... Mỗi lần chào hàng là một giao dịch khác nhau. Do đó, những lần tiếp theo có thể sẽ tốt hơn. ... chứ không phải là quy tắc này: Một cuộc chào hàng không được tốt có nghĩa là tôi và trò chơi của tôi sẽ có một ngày tồi tệ. Lưu ý rằng cùng một sự kiện nhưng hai quy tắc này được áp dụng hiệu bởi hai trạng thái cảm xúc khác nhau và không có nghĩa là đúng đắn hơn những quy tắc khác. Mặc dù vậy, nếu bạn tự động chuyển đến quy tắc thứ hai, chứ không phải là đầu tiên, nó sẽ là khó khăn cho bạn để duy trì sự hài lòng. N guyên tắc này cũng đ ược áp dụng cho những sự kiện lớn. Tôi đã tham khảo ý kiến khoảng mười nhân viên bán hàng hàng đầu, họ thấy nền kinh tế yếu kém như là một cơ hội để bán hàng nhiều hơn và đã làm như vậy, trong khi các đồng nghiệp của họ đang bận rộn với những tranh cãi. Trong tương lai, tôi sẽ giải thích làm thế nào để trau dồi các kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, bạn hãy chờ đợi nhé.
nguon tai.lieu . vn