Xem mẫu

  1. 5 bài thuốc đơn giản chữa ho cho trẻ Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho trẻ. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.
  2. Khi bé bắt đầu bị ho mà chưa có điều kiện đưa bé đến bệnh viện ngay thì bạn có thể làm một số món ăn dưới đây để chữa ho cho bé mà không cần đến sự can thiệp của y tế. 1. Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc. 2. Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho. 3. Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc. Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé. Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan. Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.
  3. Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày. Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua. 4. Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm. 5. Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi. Trẻ hay bị ho về đêm có nguy hiểm không? Con trai tôi năm nay gần 4 tuổi. Cháu bị ho từ lâu, thường hay bị ho vào ban đêm ban ngày thì cháu ít ho hơn. Ban đêm nếu ho thì ho nặng, kéo dài khoảng 30 phút kèm theo đau bụng. Xin hỏi các bác sỹ, trẻ hay bị ho như con tôi như vậy có nguy hiểm không?
  4. Ho ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hô hấp như viêm nhiễm đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa…. Trường hợp con trai của bạn không ho vào ban ngày vì thời điểm này cháu đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng (vì cháu đã 4 tuổi, có thể ho và khạc đờm). Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất tiết ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm thường là do viêm mũi xoang.
  5. Cháu kêu đau bụng, vì khi ho các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Cơn ho kéo dài tới 30 phút nên cháu bị đau bụng. Nên hút đờm nhớt và xịt nước biển cho bé. Nếu không, đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở. Khi đó,bạn có thể cho bé ăn thức ăn đặc, cho bé ăn nhiều lần trong ngày. Nếu cháu bé bị nôn thì ngay sau đó nên cho ăn tiếp, cháu sẽ không bị nôn nữa. Bạn nên giữ ấm cho cháu. Ðề phòng những cơn lạnh đột ngột. Cho cháu nằm sấp hay nằm nghiêng hẳn sang một bên vào buổi đêm để cho chất dịch không chảy vào họng gây ho. Có thể cho bé uống một thìa mật ong nhỏ trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm dịu các cơn ho đêm, giúp trẻ có được giấc ngủ ngon. Cần nhắc lại, ho là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng có khi là phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ. Điều trị ho cho trẻ không đơn giản, phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu ho kéo dài không giảm hoặc có gì bất thường, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng đắn, kịp thời.
nguon tai.lieu . vn