Xem mẫu

  1. 4 "đúng" khi cho trẻ dùng thuốc Trẻ em là đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc, vì thế, khi trẻ bệnh, cần đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh để được chỉ định dùng thuốc và điều quan trọng là phải cho trẻ dùng thuốc theo đơn thuốc. Tức là phải thực hiện 4 đúng: đúng thuốc, đúng cách sử dụng, đúng liều và đúng thời gian sử dụng thuốc cả về số lần dùng thuốc trong ngày và thời gian dùng thuốc. Khi trẻ bị rối loạn nhẹ Nếu trẻ bị một số rối loạn nhẹ, có thể cho trẻ dùng thuốc tại nhà nhưng cần lưu ý là chỉ dùng các thuốc thông thường và đã có hiểu biết về cách sử dụng. Ví dụ, khi trẻ bị sốt, có thể cho dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamon; khi trẻ bị ho, nôn ói, có thể cho dùng thuốc si rô chứa dược chất kháng histamin làm giảm ho và trị nôn ói.
  2. Ảnh minh họa Tuy nhiên, dùng thuốc trị các rối loạn nhẹ cho trẻ trong vòng 3 ngày mà không khỏi, cần đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh Chọn dạng thuốc phù hợp Trước hết, ta cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. Có thể là thuốc giọt, sirô hòa vào nước để uống hoặc các dạng hỗn dịch, nhũ dịch - những dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống cần được lắc kỹ để thuốc trộn đều. Các thuốc dạng lỏng này thường được bào chế thơm, ngọt nên trẻ rất thích uống.
  3. Ngoài ra còn có những dạng thuốc khác như thuốc bột, thuốc cốm cũng có mùi thơm, vị ngọt, khi hòa với nước thành dạng lỏng cũng dễ uống đối với trẻ em. Với trẻ nhỏ đã nhai nuốt giỏi, có thể cho trẻ nhâm nhi thuốc cốm, vừa “luyện” nhai cho trẻ vừa giúp trẻ thưởng thức mùi vị hấp dẫn của thuốc. Riêng thuốc dạng viên uống, chỉ nên dùng cho trẻ lớn, có khả năng nuốt được viên thuốc. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc hoặc mở viên nang cho trẻ em uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ rất sợ việc uống thuốc. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục cho trẻ uống thuốc. Cách cho trẻ uống thuốc
  4. Ảnh minh họa Đối với trẻ còn quá nhỏ, nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng qua một bên để tránh sặc thuốc. Dùng ngón tay cái của bàn tay đang ôm trẻ ấn vào cằm để mở miệng trẻ, bàn tay kia dùng muỗng để đổ thuốc vào. Ở nước ngoài, người ta dùng ống nhỏ giọt hay bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm dùng một lần) thay cho muỗng lấy thuốc lỏng và lấy thể tích chính xác dùng cho trẻ, rồi nhỏ từ từ vào miệng trẻ, khi ấy, việc cho trẻ uống thuốc sẽ dễ dàng và tốt hơn.
  5. Đối với trẻ lớn hơn, nên để trẻ đứng hoặc cho uống thuốc với đầu hơi nghiêng ra sau chứ không ngửa hẳn. Nếu được, nên hòa thuốc dạng lỏng vào ly nước và khuyến khích trẻ tự cầm ly uống. Cách nhỏ mũi cho trẻ Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, nên rửa tay thật sạch. Ở một số nước, người ta còn khuyên nên đeo găng tay khi nhỏ mũi cho trẻ. Đối với trẻ còn nhỏ, trước khi nhỏ mũi, nên nhúng lọ thuốc vào nước ấm để dung dịch có độ ấm nhất định. Ở những vùng có khí hậu lạnh, làm điều này sẽ giúp niêm mạc mũi của trẻ không bị kích thích. Cách nhỏ thuốc: Ẳm ngửa trẻ. Lấy thuốc vào ống nhỏ giọt và nhỏ vào lỗ mũi đúng số giọt quy định. Nhỏ thuốc xong nên để đầu trẻ ngửa khoảng 5 phút. Lưu ý: Khi nhỏ mũi, nếu trẻ bị ho, phải dựng trẻ ngồi thẳng, lấy tay vỗ nhẹ vào lưng để giúp tống thuốc ra khỏi đường hô hấp. Đối với trẻ lớn hơn, nên cho trẻ nằm ngửa, đặt gối dưới vai và cổ, đầu ngửa ra. Phụ huynh ngồi ở phía sau đầu trẻ, một
  6. tay vịn đầu, và tay còn lại nhỏ thuốc vào mũi. Nhỏ thuốc xong nên để trẻ nằm trong 5 phút để giữ thuốc trong mũi. Không cho thuốc vào thức uống, thức ăn Không nên trộn thuốc vào sữa, bột hay thức ăn, thức uống, dù đó là những thứ trẻ rất ưa thích. Mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi lạ của thuốc; nếu trẻ kén ăn hay nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc. Hơn nữa, với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế sẽ khiến trẻ nghĩ là bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ. Lưu ý khi trẻ không "chịu" thuốc Một số trẻ có thể quá mẫn cảm (thường gọi là không “chịu” thuốc) với một số thành phần của thuốc và có dấu hiệu dị ứng, Vì vậy, cần theo dõi trẻ trong và sau khi uống thuốc. Trẻ bị dị ứng thuốc thường có các triệu chứng như: dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, vật vã, kích thích, nôn, rối loạn tiêu hóa, khó thở..
  7. Khi phát hiện hiện trẻ có những triệu chứng vừa nêu, cần phải ngừng dùng thuốc ngay và đứa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và có biện pháp điều trị kịp thời. PGS –TS Nguyễn Hữu Đức (Theo Người lao động)
nguon tai.lieu . vn